Những thành tựu đạt được trong quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài ngưyên nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 107)

ngưyên nước

- Tình hình thực hiện các dự án, đề án bảo vệ môi trường và tài nguyên nước đang được tỉnh Khánh Hoà rất quan tâm và đạt được nhiều kết quả, kết quả các dự án, đề án là cơ sở cho các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. - Kinh phí sự nghiệp môi trường hỗ trợ việc mua sắm trang thiết bị thu gom xử lý các nguồn nước thải, xử lý các điểm ô nhiễm môi trường đã góp phần đáng kể trong cải thiện chất lượng các nguồn nước.

- Hoạt động truyền thông, tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ tài nguyên nước được đầu tư từ ngân sách ở cả 3 cấp đã tạo được chuyển biến đáng kể trong nhận thức về bảo vệ tài nguyên nước của các cơ quan, doanh nghiệp và cộng đồng.

- Từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường, các văn bản pháp luật, quyết định quy chuẩn về môi trường, quản lý tài nguyên nước được phổ biến đến cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên nước ở cơ quan quản lý các cấp và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Hầu hết các cơ sở sản xuất trong tỉnh đều có bộ phận quản lý môi trường, tài nguyên nước, việc xử lý chất thải, xả thải dần đi vào nề nếp.

- Tình hình cấp phép xả nước thải vào nguồn nước đã được thực hiện tích cực và đã mang lại kết quả đáng kể so với thời gian trước đấy

- Việc thanh tra, kiểm tra các hoạt động khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của các cơ quan chức năng thường xuyên hơn đã hạn chế nguy cơ mức độ ô nhiễm nước.

- Việc tự thực hiện chương trình giám sát môi trường trong đó việc xả thải theo cam kết của các cơ sở, hàng năm cơ quan quản lý môi trường thực hiện việc lấy mẫu phân tích để đánh giá phân loại các cơ sở theo hướng dẫn của Bộ tài nguyên và Môi trường.

- Việc chấp hành về bảo vệ môi trường trong đo có kiểm tra tình hình nộp phí nước thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh, số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tăng hàng năm.

- Công tác tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp… về khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước được Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thường xuyên.

- Công tác bảo vệ tài nguyên nước trong các lưu vực sông đã và đang được các cấp lãnh đạo từ tỉnh đến huyện các địa phương quan tâm và đang có các hoạt động thiết thực nhằm bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm nước.

- Công tác khắc phục ô nhiễm nguồn nước được cải thiện, nâng cao chất lượng nước trên địa bàn tỉnh.

- Cán bộ hiện đang công tác trong lĩnh vực tài nguyên nước và bảo vệ môi trường nói chung và ở các lưu vực sông trong các cơ quan cấp tỉnh đều có trình độ từ kỹ sư, cử nhân trở lên.

Đánh giá chung: Công tác bảo vệ tài nguyên nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, bảo vệ môi trường trong đó bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và cơ sở của sự phát triển bền vững. Nguồn đầu tư cho công tác bảo vệ tài nguyên nước từ nguồn ngân sách đã phát huy hiệu quả tốt, đặc biệt trong công tác tuyên truyền và cải thiện chất lượng các nguồn nước.

2.5.2. Các vấn đề còn tồn tại trong quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước

- Sự cạn kiệt, suy thoái tài nguyên nước ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, lượng nước mùa kiệt trên các sông có xu hướng giảm, gây rất nhiều khó khăn cho các hoạt động sản xuất của các ngành. Dự báo trong

tương lai xu hướng này còn tiếp tục diễn ra. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự khai thác không đi cùng với các biện pháp khôi phục và bảo vệ rừng. Diện tích đất được che phủ giảm, đặc biệt là diện tích rừng thượng nguồn làm giảm khả năng điều tiết nước của lưu vực. Điều đó dẫn đến mùa cạn thì cạn hơn, mùa lũ thì lũ lụt ác liệt hơn.

Sự gia tăng dân số và các hoạt động của con người sẽ ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường tự nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng. Những hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà chủ yếu là các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ không thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ môi trường, các hoạt động chặt phá rừng, khai khoáng, canh tác nông, lâm, nghiệp, nuôi trồng thủy sản không hợp lý và thải chất thải vào các thuỷ vực... đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng như: làm cho nguồn nước bị nhiễm mặn, cạn kiệt, suy thoái và ô nhiễm ngày càng tăng. Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm trọng, nhất là các tháng mùa khô.

Thêm vào đó tác động của biến đối khí hậu: biến đổi khí hậu, đặc biệt nước biển dâng đã và đang tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước. Lượng mưa trung bình biến đổi theo các tháng cũng khác nhau. Các tháng mùa khô có xu thế giảm, còn các tháng mùa mưa có xu hướng tăng điều đó có thể dẫn đến tình trạng khô hạn, nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn vùng ven biển, ngập lụt, xói lở đất, lũ quét…ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là các hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- Chất lượng nước ngày càng suy giảm

Theo kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng tài nguyên nước cũng như mức độ ô nhiễm, suy thoái nguồn nước ở trên cho thấy chất lượng nước tại thượng nguồn các con sông trên địa bàn tỉnh còn khá tốt, nồng độ các chất ô nhiễm tăng lên dần về hạ lưu các con sông nơi đông dân cư và các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, môi trường nước dưới đất vẫn giữ được hiện trạng tự nhiên, chưa bị phá hủy nhiều bởi các hoạt động kinh tế dân sinh. Đối với mục đích sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt, phần lớn các tầng chứa nước về căn bản đều bảo đảm phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng nước do Nhà nước ban hành. Kết quả phân tích nước đã cho thấy sự biến đổi không nhiều theo thời gian của một số thành phần, khi so sánh hàm lượng của các thành phần trong hai thời kỳ: trước 2000 và từ 2010 đến nay. Tuy nhiên, ở một số nơi, trong nước dưới đất, xuất hiện những dị thường về hàm lượng các chất độc hại như cianur, nitrat, sunphat, mangan, fluor, sắt và vi sinh vật ... ngoài ra, các đặc điểm của nước như nước cứng nước acid, nước có hàm lượng clo cao cũng biểu hiện khá rõ rệt.

+ Khu vực ven biển (phía đông đường Trần Phú, đường Phạm văn Đồng, phía đông quốc lộ 1A ở xã Vĩnh Lương), các cửa sông suối đổ ra biển, các tầng chứa nước đều có nguy nhiễm mặn cao do nước biển xâm nhập vào.

Đối với các khu vực nêu trên giữ nguyên các công trình khai thác hiện tại với lưu lượng không tăng, tức là không được khoan thêm các lỗ khoan khai thác nước ở các khu vực này.

+ Khu vực Bình Tân do khai thác nước nhiều làm hạ thấp mực nước nhạt, tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập vào tầng chứa nước Holocen, nên xu hướng “lưỡi

mặn” ngày càng lấn sâu vào tầng chứa nước này so với trước đây.

Hiện nay khu vực Bình Tân đang khai thác một lượng nước khá lớn (riêng KHATOCO đã khai thác đến 1.500m3/ngày), vì vậy cần thiết phải giảm lưu lượng khai thác xuống (giảm khoảng 500m3/ng) để tránh suy kiệt và nhiễm mặn tầng chứa nước.

+ Một điều cần lưu ý là khi thi công các lỗ khoan cấp nước không được khoan sâu vào tầng chứa nước, vì tầng chứa nước này đã bị nhiễm mặn hoàn toàn. Nếu khoan vào tầng chứa nước này thì nước mặn sẽ xâm nhập từ dưới lên, làm nhiễm mặn tầng chứa nước nhạt phía trên .

- Tình hình thiếu nước ngày càng gia tăng

Tài nguyên nước của Khánh Hòa không dồi dào và thấp so với các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ, trung bình đạt khoảng 167.109m3/năm, tương ứng với lượng mưa bình quân toàn tỉnh khoảng 1.500mm. Tuy nhiên, do sự phân bố không đều theo diện tích, 70 - 80% lượng mưa tập trung vào mùa mưa thường gây lũ lụt, ngược lại về mùa khô lượng mưa chỉ đạt 20 - 30% nên xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, tạo điều kiện xâm nhập mặn nguồn nước mặt và nước dưới đất. Theo tài liệu quan trắc, TNN mặt trên địa bàn tỉnh chủ yếu là nước nội địa nhưng cũng không lớn, tổng lượng dòng chảy của các sông, suối đạt khoảng 297.109m3, tương ứng với lưu lượng trung bình năm khoảng 95m3/s, chiếm khoảng 1,5% của cả nước. Do đặc điểm lượng mưa, TNN mặt phân bố không đều nên vào mùa khô, dòng chảy của các sông trên địa bàn tỉnh bị cạn kiệt. Đây là nguyên nhân gây nên hạn hán nghiêm trọng, khoảng gần một nửa diện tích gieo trồng cây hàng năm vẫn chưa được đáp ứng đủ nước; một phần dân cư nông thôn vẫn chưa có nước sạch dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, các con sông lớn như sông Cái (Ninh Hòa), đặc biệt là sông Cái

(Nha Trang) bị xâm nhập mặn sâu vào đất liền hơn 10km, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước cấp sinh hoạt cho TP. Nha Trang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác quy hoạch phát triển nguồn nước mang tính đơn ngành

Trên địa bàn tỉnh đã có các quy hoạch sử dụng nước của các ngành như quy hoạch thủy điện, quy hoạch cấp nước sinh hoạt đô thị và nông thôn,... Các quy hoạch này chỉ là quy hoạch đơn ngành do từng ngành lập nên chưa giải quyết được vấn đề sử dụng tổng hợp TNN và chưa đề cập đến giải quyết phân bổ TNN. Việc đề xuất những giải pháp khai thác nguồn nước các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản vẫn còn riêng rẽ nên việc quản lý và thực hiện quy hoạch các ngành trong toàn tỉnh gặp khó khăn và chồng chéo. Cùng với đó, các công trình hồ, đập, trạm bơm cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp phần lớn đã được xây dựng từ 15 - 20 năm và quy mô nhỏ, nhiều công trình đã xuống cấp, hiệu quả phục vụ tưới thấp và chưa phải là công trình đa mục tiêu. Như vậy, so với yêu cầu hiện tại, các hệ thống công trình này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Vấn đề về khai thác, sử dụng tài nguyên nước còn mang tính đơn ngành

Các ngành dùng nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà hiện nay đang khai thác TNN một cách riêng rẽ theo yêu cầu của mỗi ngành mà chưa có sự phối hợp với nhau nên hiệu quả sử dụng nước chưa cao.

Trong mùa khô, đặc biệt là những năm thiếu nước hạn hán, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành để điều phối, chia sẻ nguồn nước chống hạn và tăng hiệu quả sử dụng nước. Điều này dẫn đến mâu thuẫn sử dụng nước giữa các ngành có khả năng tăng cao trong tương lai khi nhu cầu dùng nước tăng lên mà nguồn nước ngày bị thiếu hụt.

- Chưa có sự phân bổ hợp lý trong khai thác nguồn nước

Khánh Hoà đã khai thác các nước mặt và nước dưới đất phục vụ cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên hiện nay lượng nước khai thác từ nước mặt vẫn chiếm ưu thế, lượng nước dưới đất được khai thác còn rất khiêm tốn so với tiềm năng của tỉnh, trong khi đó nguồn nước mặt rất biến động, không đáp ứng đủ nhu cầu trong những năm hạn hán, ngay cả nhu cầu nước sinh hoạt do NDĐ chưa được khai thác.

Do đặc điểm lượng mưa, TNN mặt phân bố không đều nên vào mùa khô, dòng chảy của các sông trên địa bàn tỉnh bị cạn kiệt. Đây là nguyên nhân gây nên hạn hán nghiêm trọng, khoảng gần một nửa diện tích gieo trồng cây hàng năm vẫn chưa được đáp ứng đủ nước; một phần dân cư nông thôn vẫn chưa có nước sạch dùng trong sinh

hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, các con sông lớn như sông Cái (Ninh Hòa), đặc biệt là sông Cái (Nha Trang) bị xâm nhập mặn sâu vào đất liền hơn 10km, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước cấp sinh hoạt cho TP. Nha Trang.

- Hiệu quả sử dụng nước thấp

Hiệu quả sử dụng nước còn thấp do công trình hạ tầng cơ sở, hệ thống khai thác nước trong khu vực còn thiếu, không đồng bộ và đang bị xuống cấp.

Trong những năm qua các công trình thuỷ lợi được xây dựng trên thực tế còn tồn tại những khuyết điểm cần được khắc phục. Hệ thống thuỷ nông thực sự còn rất yếu kém, thực tế chỉ có khoảng 25% công trình thuỷ nông được đầu tư hoàn chỉnh. Công trình không đảm bảo được yêu cầu thiết kế, trung bình chỉ đạt từ 50 - 75% năng lực tưới thiết kế, đặc biệt trong vụ chiêm nhiều công trình không vận hành nổi do mực nước sông xuống thấp. Hiện nay các công trình thủy lợi mới đảm bảo tưới cho 30 - 40% diện tích cần tưới.

Công tác quản lý, khai thác công trình còn nhiều hạn chế, đặc biệt là các hồ chứa, trạm bơm điện, hầu hết các đơn vị còn lúng túng trong việc quản lý và vận hành công trình.

- Ý thức bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh chưa cao

Khánh Hoà có ngành du lịch, công nghiệp khai thác và chế biến thuỷ sản và nông sản thực phẩm là thế mạnh của tỉnh đồng thời là ngành công nghiệp sử dụng nhiều nước cũng như có lượng nước thải lớn nhất so với các ngành công nghiệp khác. Tuy nhiên ý thức bảo vệ nguồn nước của các cơ sở này chưa cao, việc xây dựng bể xử lý nước thải chỉ mang tính đối phó, làm cho có, không đảm bảo tích trữ bùn thải, nước thải khi thải ra nguồn nước vẫn chưa đạt quy chuẩn đề ra.

Ngoài ra, việc quản lý xả thải vào nguồn nước của các cấp chính quyền cũng chưa được chặt chẽ, cơ sở pháp lý chưa đủ mạnh để kiểm soát được các nguồn thải trước khi xả ra môi trường. Ý thức tự giác của người dân trong việc bảo vệ chất lượng nguồn nước chưa cao. Đó cũng là những nguyên nhân tác động gây ra các sự cố về môi trường nước.

- Công tác bảo vệ nguồn nước chưa được đề cập đầy đủ và toàn diện

Công tác bảo về nguồn nước hiện nay trên địa bàn tỉnh chủ yếu được lồng ghép trong các hoạt động như bảo vệ môi trường, quy hoạch trồng rừng... mà chưa được đề cập một các đầy đủ, đặc biệt đối với nguồn nước ngầm đã có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa đưa ra biện pháp bảo vệ thích hợp. Trong thời gian tới cần có một số dự án điều

tra, đánh giá và đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh nói chung và trong các lưu vực sông nội tỉnh nói riêng.

- Công tác cấp phép và kiểm tra, thanh tra tài nguyên nước chưa đáp ứng yêu cầu

Công tác cấp giấy phép khai thác, sử dụng TNN và xả nước thải vào nguồn nước là một lĩnh vực mới được triển khai thực hiện, nhân lực còn thiếu nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế:

Hiện nay các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và chất thải gây ảnh hưởng tới nguồn nước đang diễn ra hết sức phức tạp, đòi hỏi công tác thanh tra, kiểm tra phải được tổ chức thường xuyên bên cạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân, các doanh nghiệp nâng cáo ý thức trong các hoạt động khai thác, sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên nước và môi trường.

- Thông tin, dữ liệu TNN còn thiếu và phân tán, sự tham gia của cộng đồng vào

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 107)