Quản lý tổng hợp nguồn nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 32)

1.2.2.1. Quản lý tổng hợp nguồn nước

Quản lý tổng hợp nguồn nước là giải pháp tích cực do Liên Hợp Quốc đưa ra để quản lý và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên nước. Quản lý tổng hợp nguồn nước được định nghĩa là quá trình đẩy mạnh sự hợp tác phát triển và quản lý nước, đất cùng các nguồn tài nguyên khác có liên quan, nhằm tối đa hoá phúc lợi xã hội - kinh tế một

cách công bằng mà không phải hy sinh tính bền vững của các hệ sinh thái. Nó có thể bao gồm cả việc giảm một số lợi ích kinh tế nào đó để bảo vệ tự nhiên cho thế hệ tương lai, hoặc duy trì và phát triển giá trị của nước đối với xã hội. Quản lý tổng hợp nguồn nước dựa trên quan điểm cho rằng nước là một phần nội tại của hệ sinh thái, một nguồn tài nguyên thiên nhiên và một hàng hoá kinh tế xã hội mà số lượng cũng như chất lượng của nó quyết định bản chất của việc sử dụng. Như vậy nguồn nước phải được bảo vệ, có tính đến chức năng của hệ sinh thái nước và mức độ sẵn có của nguồn lực, nhằm thoả mãn những nhu cầu về nước cho các hoạt động của con người. Nước là một trong những yếu tố sống còn cho sự sống, tăng trưởng và phát triển. Việc quản lý một cách bền vững nguồn lực có hạn này cần phải tính đến một diện rộng các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường sinh thái.

Quản lý tổng hợp nguồn nước là một quá trình thông qua đó các yếu tố này được kết hợp lại với nhau, cho phép ra quyết định ở tất cả các cấp trong khuôn khổ của việc lập kế hoạch tổng thể và điều phối chung giữa tất cả các ngành, các lĩnh vực trong xã hội. Nguyên tắc Dublin - Rio quản lý tổng hợp nguồn nước: Nguyên tắc sinh thái: nước sạch là nguồn tài nguyên hữu hạn, dễ bị tổn thương, cần cho sự sống, phát triển và môi trường. Do đó tiếp cận sử dụng tổng hợp phải tính đến các thành phần cán cân nước, hoạt động phát triển và tác động tại mỗi vùng thượng hạ lưu, sử dụng đa mục đích, liên kết đa ngành, gắn kết xã hội loài người và thiên nhiên.

Quản lý tổng hợp có đặc điểm là: cấp đa dạng, đối tượng đa dạng, công cụ đa dạng. Quản lý tổng hợp nguồn nước có thể áp dụng được ở mọi cấp độ ra quyết định: địa phương, lưu vực sông, quốc gia, quốc tế. Tuy nhiên, mức độ phức tạp về chính trị và pháp lý của việc ra quyết định cũng tăng theo sự tăng cấp độ quyết định. Xét cho cùng, các phương án chiến lược phát triển và quyết định có liên quan đến việc sử dụng nguồn nước phải được biến thành chính sách cụ thể về quy hoạch, phân bổ và quản lý nguồn nước. Những chính sách này hướng đến quản lý tổng hợp nguồn nước tại một quốc gia hay lưu vực sông theo một tầm trung và dài hạn, bằng cách: 1- Gắn chính sách nguồn nước với tổng thể phát triển kinh tế xã hội (ví dụ: vấn đề đô thị hoá...); 2- Tạo nền tảng cho sự tham gia và hành động của tất cả các bên có liên quan (ví dụ: các tổ chức lưu vực, sự tham gia của người sử dụng và mức phí mà họ phải trả, hợp đồng, các biện pháp khuyến khích bảo tồn và sử dụng hiệu quả nguồn nước...).

Quản lý tổng hợp nguồn nước phụ thuộc vào quan hệ hợp tác và đối tác ở tất cả các cấp, từ cá nhân đến các tổ chức xã hội và quốc tế, dựa trên những cam kết cũng như nhận thức rộng rãi hơn của xã hội đối với nhu cầu về an ninh nước và quản lý bền vững nguồn nước. Để đạt được quản lý tổng hợp nguồn nước cần phải có những chính sách nhất quán cấp quốc gia, vùng để vượt qua được tình trạng phân lẻ, manh mún, có được thể chế tổ chức minh bạch, có trách nhiệm cao tại tất cả các cấp. Phạm vi quản lý tổng hợp nguồn nước và các yếu tố môi trường liên quan đến nước bao gồm:

Quản lý tổng hợp tất cả các nguồn nước. Quản lý tổng hợp tất cả các ngành dùng nước.

Quản lý cả lượng và chất, kiểm soát và hạn chế ô nhiễm. Quản lý cả cung và cầu một cách tiết kiệm, hiệu quả.

Quản lý sử dụng nước trong mối liên quan đến sử dụng đất và hệ sinh thái lưu vực. Quản lý tổng hợp việc khai thác và sử dụng nước ở cả thượng và hạ lưu, hạn chế mâu thuẫn sử dụng nước giữa các vùng này.

Những thành tố cơ bản của quản lý tổng hợp nguồn nước là:

Những chính sách tốt về nước (dựa trên các mục tiêu phát triển tổng thể, đóng góp đầu vào của các bên có liên quan và các nhà tài trợ...). Khuôn khổ pháp lý, thể chế, điều tiết thích hợp. Sự tham gia của các bên có liên quan, nhất là phụ nữ. Quan điểm truyền thống về nước (văn hoá, tôn giáo...). Giá trị của nước (kinh tế, xã hội và môi trường).

Phân bổ công bằng nguồn nước. Ra quyết định ở cấp thấp nhất có thể. Phân cấp trách nhiệm quản lý và phân phối nước cũng như các dịch vụ khác về hệ sinh thái.

Phương thức tiếp cận khoa học kỹ thuật công nghệ tốt. Hệ thống dữ liệu thông tin và cơ sở tri thức.

Công cụ phân tích đánh giá giá trị kinh tế của nước. Khuôn khổ giám sát và thực thi.

Năng lực của tổ chức và cán bộ. Quản lý xung đột.

Công cụ quản lý tài nguyên nước bao gồm:

Các văn bản luật pháp quốc tế và quốc gia, quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên nước khác nhau, kể cả các văn bản pháp luật liên quan đến những thành tố khác của môi trường và tài nguyên, có quan hệ mật thiết với tài nguyên nước. Hệ

thống đo đạc, dữ liệu cơ sở về mạng lưới thuỷ văn, chế độ nước và kết quả nghiên cứu của thuỷ văn học, hồ học, hồ chứa học, khí tượng học, địa chất thuỷ văn... Thiết chế giám sát và cơ sở dữ liệu về chất lượng nước. Tiêu chuẩn chất lượng nước và tiêu chuẩn dùng nước. Công cụ kinh tế quản lý nguồn nước. Chiến lược và các chương trình kế hoạch phát triển.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)