2.1.1. Vị trí địa lý
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta, có phần lãnh thổ trên đất liền nhô ra xa nhất về phía biển Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, điểm cực bắc: 12052'15'' vĩ độ Bắc. Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, điểm cực nam: 11042' 50'' vĩ độ Bắc. Phía Tây giáp tỉnh Đăk Lắk, Lâm Đồng, điểm cực tây: 108040’33'' kinh độ Đông. Phía Đông giáp Biển Đông, điểm cực đông: 109027’55'' kinh độ Đông; tại mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm, huyện Vạn Ninh, cũng chính là điểm cực đông trên đất liền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài phần lãnh thổ trên đất liền, tỉnh Khánh Hòa còn có vùng biển, vùng thềm lục địa, các đảo ven bờ và huyện đảo Trường Sa. Bên trên phần đất liền và vùng lãnh hải là không phận của tỉnh Khánh Hòa.
Các lưu vực sông nội tỉnh độc lập tỉnh Khánh Hòa có phạm vi phân bố thuộc phần diện tích phía đông của tỉnh. Phía bắc giáp tỉnh Phú Yên; phía tây giáp tỉnh Đăk Lăk (phần huyện Vạn Ninh), các huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và Khánh Sơn; phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận và phía đông giáp biển đông. Các lưu vực sông, suối nội tỉnh Khánh Hòa, với tổng diện tích 1.374 km2. Bao gồm các lưu vực của sông suối được phân bố theo đơn vị hành chính như sau:
- Huyện Vạn Ninh: bao gồm sông Tân Phước (sông Cạn), sông Đồng Điền (sông Bình Trung), sông Hiền Lương và suối Đồng Công. Tổng diện tích các lưu vực sông là 531 km2.
- Thị xã Ninh Hòa: suối Tiên Du, sông Tam Ích (sông Giang), suối Ba Hồ (suối Ngang). Tổng diện tích các lưu vực sông là 242 km2.
- Thành phố Nha Trang, huyện Diên Khánh: sông Lư Cẩm (Quán Trường) và sông Đồng Bò. Tổng diện tích các lưu vực sông là 305 km2.
- Huyện Cam Lâm: suối Cốc và suối Nước Ngọt (suối Cát). Tổng diện tích các lưu vực sông là 311 km2.
- Thành phố Cam Ranh: sông Lạch Cầu 1 (sông Tà Rục), suối Hành và sông Cạn. Tổng diện tích các lưu vực sông là 471 km2 [7].
2.1.2. Đặc điểm địa hình,
Trên phạm vi toàn tỉnh có thể phân biệt 3 loại địa hình:
- Địa hình núi thấp đến trung bình: phân bố ở phía tây trong phạm vi các huyện
Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Ninh Hòa, Vạn Ninh; độ cao tuyệt đối các đỉnh thường gặp từ 400- 600 m, có nơi đạt tới trên 2000 m (đỉnh Chư Mư 2.021m - tây Ninh Hòa ); địa hình bị phân cắt phức tạp, bề mặt lởm chởm, đỉnh núi nhọn và sườn dốc.
- Địa hình đồi: phân bố tập trung ở ven quốc lộ IA và chung quanh thành phố
Nha Trang; độ cao tuyệt đối các đỉnh thường gặp từ 50 - 250m, có đặc điểm sườn thoải, đỉnh tròn, gò đồi, núi thấp xen kẽ với các thung lũng sông suối nhỏ, khá bằng phẳng, nghiêng về phía biển.
- Địa hình đồng bằng và cồn cát ven biển: phân bố thành một dải kéo dài theo
bờ biển, độ cao tuyệt đối dưới 50m. Do bị một số dãy núi phân cắt, đã hình thành ba đồng bằng riêng biệt:
* Đồng bằng Vạn Ninh - Ninh Hòa: diện tích khoảng 833 km2, độ cao tuyệt đối 5 - 15m , bề mặt địa hình nghiêng về phía đông nam.
* Đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang: diện tích khoảng 377 km2, phần phía tây dọc sông Chò từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc mòn, độ cao tuyệt đối 10 - 20m; phần phía đông là địa hình tích tụ độ cao tuyệt đối dưới 10m, bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi các dòng chảy.
* Đồng bằng Cam Ranh: diện tích khoảng 300 km2 bằng phẳng, ít phân cắt, độ cao tăng dần về phía tây từ 2 - 30m
Ngoài ra, trên các bán đảo Cam Ranh, Hòn Gốm còn có những cồn cát, đụn cát trắng, cát vàng, độ cao 10 - 20m.
Các lưu vực sông nội tỉnh có thể phân biệt 3 loại địa hình:
- Địa hình núi thấp đến trung bình: phân bố ở phía tây trong phạm vi các thành phố Nha Trang, Cam Ranh và các huyện Vạn Ninh, Cam Lâm, Ninh Hòa; độ cao tuyệt đối các đỉnh thường gặp từ 700 - 850m, có nơi đạt tới 1.200m (tây Vạn Ninh); địa hình bị phân cắt phức tạp, bề mặt lởm chởm, đỉnh núi nhọn và sườn dốc.
- Địa hình đồi: phân bố tập trung ở ven quốc lộ IA. Độ cao tuyệt đối các đỉnh thường gặp từ 50 - 250m, có đặc điểm sườn thoải, đỉnh tròn, gò đồi, núi thấp xen kẽ với các thung lũng sông nhỏ, khá bằng phẳng, nghiêng về phía biển.
- Địa hình đồng bằng và cồn cát ven biển: phân bố thành một dải kéo dài theo bờ biển, độ cao tuyệt đối dưới 50m. Do bị một số dãy núi phân cắt, đã hình thành các đồng bằng riêng biệt:
+ Đồng bằng Vạn Ninh, Ninh Hòa: độ cao tuyệt đối thay đổi từ 5 đến 10m, bề mặt địa hình nghiêng về phía đông nam.
+ Đồng bằng Cam Ranh - Cam Lâm: ít phân cắt, độ cao tăng dần về phía tây và dao động từ 2 đến 30m [7].
2.1.3. Đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng 2.1.3.1. Đặc điểm địa chất 2.1.3.1. Đặc điểm địa chất
Cấu tạo địa chất của Khánh Hòa chủ yếu là đá granit và ryolit, đaxit có nguồn gốc macma xâm nhập hoặc phun trào kiểu mới. Ngoài ra còn có các loại đá cát, đá trầm tích ở một số nơi.
Về kiến tạo, địa chất tỉnh Khánh Hòa đã được hình thành từ rất sớm, là một bộ phận thuộc rìa phía Đông - Nam của địa khối cổ Kon Tum, được nổi lên khỏi mặt nước biển từ đại Cổ sinh, cách đây khoảng 570 triệu năm. Trong đại Trung sinh có 2 chu kỳ tạo sản inđôxi và kimêri có ảnh hưởng một phần đến Khánh Hòa. Do quá trình phong hóa vật lý, hóa học diễn ra trên nền đá granit, ryolit đã tạo thành những hình dáng độc đáo, rất đa dạng, phong phú. Địa chất Khánh Hòa cơ bản thuộc các nhóm:
- Nhóm đá macma phân bố phần lớn phía Tây của tỉnh.
- Nhóm đá phiến phân bố chủ yếu ở Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.
- Nhóm trầm tích đệ tứ phân bố vùng ven sông, suối, sườn núi đến chân núi với thành phần bở rời.
2.1.3.2. Đặc điểm thổ nhưỡng
Ở Khánh Hòa có nhiều loại đất khác nhau, chủ yếu là:
- Nhóm đất đỏ vàng: chiếm tỷ lệ lớn và phân bố rộng, nhất là những vùng đồi núi có Feralit xẩy ra mạnh. Đất đỏ vàng phát triển trên đá macma axít (Ninh Hòa, Cam Ranh), trên đá mẹ phiến thạch (Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và phía Tây Ninh Hòa. Đất vàng phát triển trên sa thạch (Ninh Hòa, Vạn Ninh, Cam Ranh).
- Đất xám bạc màu phân bố ở Vạn Ninh, Ninh Hòa, Cam Ranh. - Đất mùn vàng trên núi cao 900 -1000m.
- Đất thung lũng có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình và đất phù sa phân bố dọc các sông suối trong tỉnh.
- Đất cát thành phần cơ giới nhẹ và thô, kết cấu rời rạc, phân bố phần lớn vùng ven biển phía Đông.
- Đất mặn và phèn mặn phân bố ở vùng trũng ven biển. [8].
2.1.4. Đặc điểm khí hậu
Khánh Hoà chịu sự chi phối chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất khí hậu Đại dương nên có những nét độc đáo, riêng biệt. Tuy nhiên, vẫn nhận rõ sự phân mùa trong một năm như sau :
- Từ tháng 1 đến tháng 8 là mùa khô, thời tiết thay đổi dần. Những tháng đầu mùa trời mát, nhiệt độ từ 170 - 250C, nhưng từ tháng 5 đến tháng 8 trời nóng nực, nhiệt độ có thể lên tới 340C (ở Nha Trang ) và 370 - 380C (ở Cam Ranh).
- Từ tháng 9 đến tháng 12 là mùa mưa, nhiệt độ không khí thay đổi từ 20 đến 270C (ở Nha Trang) và 20-36 0C (ở Cam Ranh), mưa lớn tập trung vào tháng 11, tháng 12 gây lũ lụt ở nhiều nơi trong tỉnh.
Tỉnh Khánh Hòa nói chung và diện tích các lưu vực sông nội tỉnh nói riêng mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng “Nhiệt đới gió mùa cận xích đạo” nóng và ẩm kèm theo mưa nhiều và phân bố thành 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa nắng, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Khánh Hòa cao khoảng 27°C.
Khi phân tích diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trung bình hàng năm cho thấy chúng đều có xu hướng tăng rõ rệt, đặc biệt là tổng lượng mưa năm từ năm 2006 đến nay. Chính vì vậy, hầu như năm nào cũng xẩy ra lũ lớn, tình trạng nắng nóng, hạn hán liên tục xẩy ra trong các tháng mùa khô.
Khánh Hòa là vùng ít gió bão, tần số bão đổ bộ vào Khánh Hòa thấp chỉ có khoảng 0,82 cơn bão/năm so với 3,74 cơn bão/năm đổ bộ vào bờ biển nước ta, các trận bão được dự đoán sẽ đổ bộ vào Khánh Hòa trong những năm gần đây thường lệch hướng vào Nam hoặc tan ngay khi gần vào bờ. Tuy vậy, do địa hình sông suối có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và triều dâng lại cản đường nước rút ra biển, nên thường gây ra lũ lụt, tác hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân [7].
Chế độ mưa:
Trong tỉnh Khánh Hoà, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12 hàng năm với lượng mưa trong mùa mưa chiếm 80% lượng mưa của cả năm và số ngày có mưa trong mùa mưa cũng chiếm 60% - 80% số ngày có mưa trong năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất thường rơi vào tháng 11.
Biến động của lượng mưa năm cũng tương đối lớn, năm có lượng mưa lớn có thể gấp 3 - 4 lần năm có lượng mưa nhỏ. Tại Nha Trang năm 1981 có lượng mưa là 2.552mm, năm 1982 có lượng mưa năm là 948mm. Tại Ninh Hoà năm 1998 có lượng mưa năm là 2.554 mm nhưng năm 1982 chỉ có 542mm.
Theo không gian lượng mưa năm trên lưu vực bị chi phối bởi yếu tố địa hình, lượng mưa có sự tăng nhanh theo độ cao cứ lên 100m thì lượng mưa tăng từ 50 đến 80mm. Như ở vùng núi Tây nam Nha Trang ở độ cao trên 1.000m, lượng mưa mùa mưa thường vượt quá 2.000mm trong khi đó tại thành phố Nha Trang chỉ khoảng trên dưới 1.000mm.
Trong những trường hợp địa hình có dạng phễu như các đèo thấp, thung lũng sông, vòng cung núi tạo nên các trường hợp gọi là mưa trước núi, phản ánh tác dụng của những dòng thăng cưỡng bức xuất hiện trong luồng gió từ biển thổi vào như vùng Suối Dầu, vùng Tây nam Nha Trang. Sự khác biệt về số ngày mưa trong mùa mưa giữa các vùng địa hình khác nhau trên lưu vực cũng rất lớn, chẳng hạn tại Nha Trang số ngày có mưa trong mùa mưa thường khoảng 60 - 70 ngày nhưng ở Ninh Hoà chỉ có từ 35 - 45 ngày có mưa trong mùa mưa.
Tóm lại, trên lưu vực chế độ mưa bị phân hoá theo địa hình rất rõ nét cả về mùa mưa, lượng mưa và số ngày có mưa.
Bảng 2.1: Phân phối lượng mưa tháng trung bình nhiều năm các trạm (mm) Trạm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm Nha Trang 38,4 14,4 30,1 36 76,8 52,9 38,8 49,2 169,2 317,4 343,9 156,5 1.323,8 Cam Ranh 16,4 5,7 37,1 28,4 81,5 64,2 53,6 50,9 158,9 282,9 288,1 129,2 1.196,9 Suối Dầu 40 11,9 40,9 37,9 86,4 88,1 72,5 79,6 231 336,9 384,7 133,2 1.543,1 Đá Bàn 16,7 5,8 18 29,4 108,7 103,2 70,7 101,3 244,9 345,4 320,1 114,4 1.478,3 Ninh Hoà 19,9 7,7 26,6 24,6 99 84,6 51,8 71,3 208,8 320,8 352,3 145,8 1.413,3 Hòn Khói 14,2 5,8 18 27,3 75,9 70,5 37,7 52,7 156,1 325,5 300,6 120,3 1.204,5
Nguồn: Quy hoạch các lưu vực sông nội tỉnh độc lập tỉnh Khánh Hòa
Chế độ nhiệt và bức xạ:
Nhiệt độ không khí bình quân hàng năm trên lưu vực khá cao từ 26 - 27oC và có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Tháng có nhiệt độ cao nhất thường là tháng 5, 6 và 7 có thể đạt 28 - 29oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đã quan trắc được trên lưu vực là 39,5oC tại Nha Trang và 39,0oC tại Cam Ranh. Tháng có nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 1 tại Nha Trang là 23,9oC, tại Cam Ranh là 2403C. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đã quan trắc được trên lưu vực là 14,6oC tại Nha Trang và 14,4oC tại Cam Ranh. Có thể thấy diễn biến tình hình nhiệt độ không khí trên các lưu vực trong các (bảng 2.2) như sau:
Bảng 2.2: Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (0C)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Nha Trang
23,9 24,5 25,7 27,3 28,4 28,6 28,4 28,4 27,6 26,6 25,6 24,4 26,6
Cam Ranh
24,3 24,9 26,4 27,9 28,8 28,9 28,7 28,6 27,7 26,6 25,7 24,5 26,9
Nằm sâu trong khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên vùng nghiên cứu hàng năm nhận lượng bức xạ tổng cộng khoảng gần 200 cal/cm2; lượng mây ít, thời gian quang mây kéo dài, có số giờ nắng cao. Tháng có giờ nắng trung bình thấp nhất là 122 giờ (tháng 1) và cao nhất là 265 giờ (tháng 6). Trung bình số giờ nắng trong năm là 2.493 giờ.
Chế độ ẩm:
Độ ẩm không khí có quan hệ chặt chẽ với lượng mưa và nhiệt độ không khí trên lưu vực. Vào các tháng mùa mưa, độ ẩm không khí đạt lớn nhất nhưng nhìn chung độ ẩm không khí trong tỉnh giữa các tháng trong năm không có sự biến động lớn. Chênh lệch giữa tháng có độ ẩm lớn nhất với tháng có độ ẩm nhỏ nhất trong năm là rất nhỏ chỉ từ 5 - 6%. Tại Nha Trang và Cam Ranh, độ ẩm lớn nhất rơi vào tháng 10 với trị số độ ẩm đạt 83% tại Nha Trang và 82% tại Cam Ranh, tháng có độ ẩm nhỏ nhất rơi vào tháng VII với trị số là 77,2% và 74,0%. Độ ẩm thấp nhất trên lưu vực xuống tới 14-17%.
Bảng 2.3: Độ ẩm tương đối của không khí trung bình tháng, năm trên (%)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Nha Trang 78,0 78,8 79,7 80,5 79,3 77,8 77,2 77,4 80,4 83,2 81,8 79,5 79,5
Cam Ranh 75,5 76,0 76,3 76,9 76,3 74,4 74,0 74,3 79,7 81,6 79,5 76,3 76,7
Bốc hơi:
Lượng bốc hơi trong tỉnh phụ thuộc vào các yếu tố khí hậu như mưa, độ ẩm, nắng, gió. Lượng bốc hơi tỉ lệ nghịch với độ ẩm và mưa, tỉ lệ thuận với nắng và gió. Tại Nha Trang và Cam Ranh lượng bốc hơi hàng năm vào khoảng 1.444mm và 1.861mm. Tháng có lượng bốc hơi lớn là các tháng mùa khô, lượng bốc hơi tháng lớn nhất tại Nha Trang và Cam Ranh là 134,4mm và 190,2mm xảy ra vào tháng 1. Tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 10 với trị số là 94,5mm và 106,2mm tại Nha Trang và Cam Ranh.
Bảng 2.4: Bốc hơi trung bình tháng năm nhiều năm trên lưu vực (mm)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Nha Trang 134,4 116,6 124,2 118,1 126,4 119,2 129,5 129,7 103,3 94,5 112,8 135,3 1.444,0
Cam Ranh 190,2 160,1 167,3 151,5 157,7 158,7 174,2 163,9 113,7 106,2 138,8 178,5 1.860,8
Chế độ gió:
Tỉnh Khánh Hoà nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa hằng năm cơ bản có 2 loại gió. Vào mùa đông từ tháng 10, 11 đến tháng 3, 5 năm sau có gió Đông Bắc và Bắc là chủ yếu. Vào mùa hạ từ tháng 4, 5 đến tháng 9, 10 có gió Tây và Tây Nam là chủ yếu. Về tốc độ gió thì trong tỉnh không phải là nơi thường có gió lớn, xác suất lớn nhất trong cả 2 mùa thuộc về cấp gió từ 2 - 5 m/s. Tại Nha Trang khả năng có gió trong phạm vi tốc độ 2 - 5 m/s trong các tháng mùa đông thường vượt quá 65% số trường hợp còn các tháng mùa hạ khoảng 55% số trường hợp. Gió với tốc độ trên 5 m/s là rất