Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 38)

1.3.1. Kinh nghiệm các nước phát triển

- Kinh nghiệm của Pháp

Cộng hoà Pháp quản lý tài nguyên nước theo nguyên tắc người sử dụng nước và người gây ô nhiễm nguồn nước phải trả tiền. Nguyên tắc được đề ra là “mỗi giọt nước được cung cấp, mỗi giọt nước thải ra đều phải đóng tiền” để sử dụng vào việc cấp nước và xử lý ô nhiễm nguồn nước. Giá thành của một mét khối nước được tính chi tiết gồm:

(1) Giá cơ bản để sản xuất một mét khối nước sạch, giá này do đơn vị sản xuất nước sạch quyết định trên cơ sở giá thành sản xuất;

(2) Chi phí đầu tư cho việc thoát nước, xử lý nước thải sau khi sử dụng, giá này do đơn vị thoát nước quy định trên cơ sở chi phí đầu tư;

(3) Thuế tài nguyên nước do Nhà nước (Bộ Tài chính) quy định;

(4) Phí ô nhiễm nguồn nước do Uỷ ban từng lưu vực sông quy định hàng năm căn cứ trên mức độ ô nhiễm tính trên cơ sở số lượng dân cư, mật độ khu công nghiệp, làng nghề… Giá nước ở Cộng hoà Pháp được tính đầy đủ cả 4 khoản chi phí trên nhằm có đủ nguồn kinh phí để xử lý ô nhiễm, cung cấp nước sạch cho nhân dân.

Cơ quan luu vực sông được Nhà nước giao thu phí ô nhiễm nước và thuế tài nguyên nước và được sử dụng số kinh phí này để phục vụ cho quản lý, xử lý ô nhiễm nước và hỗ trợ các địa phương xây dựng các công trình công cộng về tài nguyên nước. Uỷ ban lưu vực sông là cơ quan quyết định mức phí ô nhiễm nước hàng năm cho nên giá nước hàng năm có thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ ô nhiễm của từng lưu vực sông và lưu vực sông nào càng ô nhiễm thì giá nước càng cao.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực về nước ở Pháp được coi trọng và đã được đầu tư thoả đáng về cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật, vì vậy, chất lượng đào tạo cao. Người học được thực hành trên hệ thống công nghệ hiện đại, vừa nắm được lý thuyết, vừa có tay nghề thực tế, sau khi ra trường có thể làm việc ngay tại các cơ sở quản lý, sản xuất, kinh doanh về ngành nước.

Lưu vực sông Seine- Normandie nằm ở phía Tây Bắc nước Pháp, gồm khoảng 97.000km2. Việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông bắt đầu từ năm 1968, áp dụng hoàn toàn luật nước của Pháp năm 1964 với mục đích:

- Đảm bảo cung cấp đủ nước cho dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực;

- Đảm bảo an toàn và khả năng phát triển của nguồn cung cấp nước; - Bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên có trên lưu vực sông;

- Nâng cao hiệu quả các công trình trên sông;

- Xử lý ô nhiễm và phục hồi các vùng đất ngập nước.

Từ năm 1966, Pháp tổ chức các cơ quan quản lý Tài nguyên môi trường cho 6 lưu vực sông trên toàn lãnh thổ với mỗi lưu vực sông có Cục lưu vực có vai trò:

- Định hướng và khuyến khích các hộ dùng nước sử dụng hợp lý tài nguyên nước thông qua các công cụ kinh tế.

- Khởi xướng và cung cấp thông tin cho các dự án (nhưng không phải là chủ đầu tư hoặc làm thay cho hộ dùng nước), chăm lo cho việc thống nhất các lợi ích địa phương, lợi ích cá biệt với lợi ích chung trong việc khai thác tài nguyên nước. [28].

- Kinh nghiệm của Australia

Quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên lưu vực sông dựa theo đạo luật nước của Australia cùng sự góp sức của các bên tham vấn với mục đích:

Quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông sẽ là tiền đề cho việc thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Murray - Darling nhằm bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông và sự phát triển kinh tế xã hội phù hợp với lợi ích quốc gia;

Sông Muray - Darling là con sông dài thứ 4 trên thế giới (3.780 km) với diện tích lưu vực khoảng 1 triệu km2.

Cơ cấu tổ chức: năm 1986, Austalia đã thành lập Hội đồng liên bộ lưu vực sông Muray - Darling gồm các bộ trưởng phụ trách tài nguyên đất, nước và môi trường của liên bang và các bang New South Weles, South Austalia, Victoria và Queensland (mỗi bang 3 người).

Chức năng của Hội đồng là: xem xét vấn đề về chính sách sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước, đất và môi trường của lưu vực Muray - Darling; đề xuất và xem xét các biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững các tài nguyên đó. Hội đồng có quyền đưa ra các quyết định liên quan đến toàn bộ lưu vực thông qua nguyên tắc đồng thuận. Hội đồng dựa vào chính quyền liên bang để thi hành các quyết định đó.

Hiện nay, Hội đồng liên bộ lưu vực sông Muray - Darling đang hoạt động có hiệu quả và được nhiều nước tham khảo [28].

1.3.2. Kinh nghiệm của các nước đang phát triển

- Kinh nghiệm của Brazil

Năm 1934 Luật tài nguyên nước đầu tiên của Brazil ra đời, sau khi sửa đổi một số trong dự thảo năm 1907, Luật tài nguyên nước của Brazil là văn bản pháp quy đầu tiên để thực hiện quản lý Nhà nước về tài nguyên nước và nó được áp dụng trong hơn 60 năm. Luật tài nguyên nước của Brazil đưa ra đảm bảo việc sử dụng miễn phí của nước cho những nhu cầu cuộc sống cơ bản và phát triển kinh tế - xã hội. Ví dụ điển hình trong quản lý tài nguyên nước ở Brazil là việc thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên lưu vực sông São Francisco.

Việc thực hiện các hành động khắc phục hậu quả chiến lược thống nhất theo SAP - São Francisco và vùng ven biển của nó là một cột mốc quan trọng và thiết yếu trong việc thực hiện Luật tài nguyên nước ở Brazil. Không chỉ thực hiện, dự án đã tạo thành một trường hợp nghiên cứu thành công và sẽ được nhân rộng ở tất cả các lưu vực sông chính ở Brazil.

Các hệ thống sông São Francisco bao gồm các sông, cửa sông và ven biển. Hệ thống này là điển hình của nhiều hệ thống sông quan trọng nhất và quan trọng trên thế giới, về quy mô và sự phức tạp của nó và chia sẻ nhiều vấn đề nghiêm trọng đối mặt bởi hệ thống sông khác, chẳng hạn như ô nhiễm nguồn nước ở cửa sông, cũng như các xung đột về nước. Một cách tiếp cận tích hợp với quy hoạch và quản lý lưu vực sông São Francisco đã cung cấp một trường hợp nghiên cứu cơ bản liên tục phù hợp với cách tiếp cận đến nguồn nước quốc tế của nó bao gồm các hoạt động liên ngành, tích hợp các nhu cầu sinh thái và phát triển và áp dụng một phân tích toàn diện về năng lực thực của môi trường nước.

Thúc đẩy việc tăng cường của một cơ quan lưu vực sông là cơ chế hoạt động cho tài nguyên nước và quy định bảo đảm tính bền vững kinh tế phát triển tài nguyên nước; [28].

- Kinh nghiệm của Trung Quốc

Ở Trung Quốc, trách nhiệm quản lý tài nguyên nước thuộc về các ban ngành ở cấp độ địa phương và quốc gia. Ở cấp độ quốc gia:

- Bộ Tài nguyên nước chịu trách nhiệm quản lý nước mặt, tập trung vào định lượng nguồn nước.

- Bộ Bảo vệ môi trường (trước kia là cơ quan bảo vệ môi trường quốc gia, SEPA) chịu trách nhiệm quản lý chất lượng nước.

- Bộ Tài nguyên và đất đai quản lý nước ngầm. Hiện nay, các quy hoạch tài nguyên nước ở Trung Quốc được thực hiện hầu hết là quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông và trên mỗi lưu vực sông lại có một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Căn cứ vào hệ thống sông ngòi và điều kiện phát triển kinh tế xã hội, hệ thống sông ở Trung Quốc được chia làm 9 lưu vực sông lớn gồm và 7 ban quan lý chịu trách nhiệm thực hiện các quy hoạch trên 9 lưu vực sông.

Các ban quản lý 9 lưu vực sông dưới sự quản lý của Bộ tài nguyên nước Trung Quốc (MWR) với nhiệm vụ thực hiện, khảo sát, đánh giá về tài nguyên nước trên từng lưu vực quản lý. Lập các quy hoạch và thực hiện các quy hoạch trên từng lưu vực sao cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của các vùng nằm trên lưu vực sông, đảm bảo việc khai thác sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông một cách hợp lý đi đôi với việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước trên lưu vực.

Ví dụ: Ủy ban bảo tồn sông Hoàng Hà (Trung Quốc)

Sông Hoàng Hà là con sông lớn thứ 2 của Trung Quốc với diện tích lưu vực khoảng 795.000 km2, số dân khoảng 100 triệu người.

Uỷ ban bảo tồn sông Hoàng Hà (UBSHH) là một cơ quan của Bộ Thuỷ lợi Trung Quốc, được thành lập nhằm quản lý khu vực thung lũng sông Hoàng Hà và một số sông nội địa thuộc một số tỉnh phía Tây Bắc Trung Quốc (Tân Cương, Nội Mông, Cam Túc và Thanh Hải).

Chức năng của UBSHH là: quản lý thống nhất tài nguyên nước và dòng sông, quản lý tổng hợp lưu vực sông, phát triển và quản lý các công trình thuỷ lợi quan trọng; thực hiện quy hoạch quản lý, điều phối, hướng dẫn và hỗ trợ.

Nhiệm vụ của UBSHH là:

+ Thực thi, hướng dẫn và giám sát việc thi hành các luật định như Luật Nước, Luật Bảo vệ đất và nước trong phạm vi lưu vực.

+ Xây dựng chính sách, kế hoạch chiến lược, các chương trình trung và dài hạn về phát triển tài nguyên nước trên lưu vực.

+ Cùng với các cơ quan và chính quyền địa phương, xây dựng quy hoạch tổng thể và các quy hoạch ngành có liên quan nhằm quản lý thống nhất tài nguyên nước, quan trắc và đánh giá tài nguyên nước trên lưu vực.

+ Hướng dẫn và điều phối các lĩnh vực bảo vệ tài nguyên nước, quản lý sông hồ và vùng cửa sông, phòng chống lũ lụt; điều phối giải quyết tranh chấp về nước giữa

các ngành và địa phương; hướng dẫn và quản lý tổng thể các lưu vực bị xói mòn nặng, chỉ đạo công tác bảo vệ đất, chống xói mòn của các địa phương; kiểm tra các dự án kỹ thuật do trung ương và địa phương đầu tư[26].

- Kinh nghiệm của Nam Phi

Bộ Tài nguyên nước của Nam Phi coi trách nhiệm quản lý tài nguyên nước là quản lý tài sản công cộng. Đảm bảo rằng tài nguyên nước của quốc gia được quy hoạch vì lợi ích của tất cả, được phân bổ một cách công bằng và giá trị môi trường được đẩy mạnh.

Bộ Tài nguyên nước giữ các chức năng của các quy hoạch và quản lý về tài nguyên nước dựa vào các cam kết quốc tế, lập kế hoạch dự phòng cho các nhu cầu trong tương lai và cho phép các lưu vực thực hiện các quy hoạch về sử dụng nước hiệu quả và có tầm quan trọng chiến lược. Các chức năng khác được giao cho các Ủy ban về nước (DWA). DWA có trách nhiệm thực hiện hai công cụ chính trong quy phạm pháp luật liên quan đến nước, các quy phạm về cấp nước số 108 năm 1997 và điều 36 trong Luật tài nguyên nước quốc gia năm 1998.

Điển hình là việc thực hiện quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Olifants. Olifants là lưu vực sông lớn nằm về phía Đông bắc Nam Phi và miền nam Mozambique. Phần lớn lưu vực nằm ở Limpopo, tỉnh Mpumalaga và một phần nhỏ của tỉnh Gauteng. Olifants là một lưu vực sông lớn với chiều dài lên đến 770km được chia ra làm 3 khu vực là thượng Olifants, trung Olifants và hạ Olifants.

Việc thực hiện quản lý Nhà Nước về tài nguyên nước tại lưu vực sông Olifants được dựa trên luật tài nguyên nước của Nam Phi năm 1998 với mục đích:

Đáp ứng được nhu cầu dùng nước trong toàn vùng, bảo vệ và duy trì sự phát triển nguồn nước.

Việc khai thác, phân bổ nguồn tài nguyên nước phải hợp lý và vì lợi ích công cộng; Bảo vệ và phát triển nguồn nước cũng như môi trường nước trên lưu vực và môi trường cho động, thực vật sinh sống;

Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải hiệu quả; việc thu phí nước phải đảm bảo công bằng giữa các ngành cũng như người dân.[28].

- Kinh nghiệm của Indonesia

Indonesia là quốc gia với hơn 17.500 đảo lớn nhỏ với một bờ biển dài, có nguồn tài nguyên nước phong phú với hơn 5000 con sông. Mặc dù là một quốc gia có

nguồn tài nguyên nước phong phú nhưng Indonesia vẫn gặp nhiều vấn đề trong việc cung cấp, phát triển về bảo vệ nguồn nước, do đó để giải quyết vẫn đề về tài nguyên nước, chính phủ Indonesia đã thực hiện quản lý Nhà nước về tài nguyên nguyên nước trên lưu vực sông nhằm đáp ứng cho việc cung cấp nước với mục đích phát triển kinh tế - xã hội mà vẫn đảm bảo sự phát triển của nguồn nước.

Quản lý tài nguyên nước ở Indonesia được chia thành 90 đơn vị quản lý lưu vực sông. Để tăng cường quản lý tài nguyên nước ở các lưu vực kém phát triển, chính quyền các tỉnh đã thiết lập một Ban quản lý lưu vực (Balai PSDA) để thực hiện quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông. Balai PSDA được thành lập theo Sở tài nguyên nước của tỉnh, quản lý các lưu vực sông đi qua huyện. Ở các lưu vực sông chiến lược và đã phát triển, Chính phủ Indonesia sẽ tăng cường quản lý tài nguyên nước lưu vực sông bằng cách thiết lập các công ty quản lý lưu vực sông tự trị và tự chủ về tài chính. Hai công ty lưu vực sông đã được thành lập trên cơ sở pháp luật hiện hành, đó là công ty Perum Jasa Tirta I trên sông Brantas và Perum Jasa Tirta II trên sông Citarum, cả hai đều là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Trung ương quản lý.

Chính Phủ Indonesia thực hiện công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên nước theo lưu vực sông bằng không theo địa giới hành chính đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, ví dụ như lưu vực sông Brantas:

- Lưu vực sông Brantas nằm phía đông Java, Indonesia, với số dân hơn 16 triệu người và hầu hết đều dựa vào nguồn nước để sinh hoạt và làm kinh tế. Kể từ năm 1961, trên lưu vực sông Brantas một quy hoạch tổng thể đã được thực hiện với nguyên tắc “một con sông, một quy hoạch” với bốn giai đoạn kéo dài cho đến nay với tổng kinh phí thực hiện lên đến gần 3 tỉ USD.

Dự án được bắt đầu từ năm 1961 với nguyên tắc “một con sông, một quy hoạch” và được thực hiện dưới sự quan tâm sát sao của chính phủ cùng với sự giúp đỡ của Nhật Bản và các chuyên gia trong việc thực hiện quy hoạch.

Việc thực hiện quy hoạch được chia làm 4 bước kéo dài từ năm 1961 đến hiện nay, trình tự thực hiện quy hoạch được miêu tả như sau:

Quy hoạch tổng thể (1961): Đề cao mục tiêu là kiểm soát lũ bằng các đập ở trên thượng nguồn lưu vực và nâng cao khả năng thoát nước trong khả năng có thể thực hiện của các sông nhánh.

Quy hoạch II (1973): Sau khi đã thực hiện được hầu hết các mục tiêu của quy hoạch đầu tiên trog việc kiểm soát lũ, quy hoạch II tập trung đi vào phát triển thủy lợi để đáp ứng được nhu cầu về an ninh, lương thực cho quốc gia.

Quy hoạch III (1985): Được thực hiện với mục tiêu phát triển toàn diện các công trình thủy lợi nhằm cung cấp nước cho công nghiệp và xã hội trong bối cảnh đất nước đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Quy hoạch IV (1998): Quy hoạch bảo vệ và phát triển tài nguyên nước lưu vực sông một cách hiệu quả.

Sau mỗi giai đoạn dài thực hiện, dự án quy hoạch lưu vực sông đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp, thành công của dự án có được là do:

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)