- Tình hình xả thải vào nguồn nước của các khu công nghiệp tập trung
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có Khu Kinh tế Vân Phong và 5 khu công nghiệp được lập theo quyết định của Chính phủ, gồm: khu công nghiệp (KCN) Suối Dầu (136 ha), KCN Ninh Thủy (207,9 ha), KCN Vạn Thắng (144,42 ha), KCN Nam Cam Ranh (233 ha), KCN Bắc Cam Ranh (140 ha).
Công nghiệp phát triển, hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ làm gia tăng chất thải vào nguồn nước mà nếu không được xử lý tốt sẽ gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến chính cuộc sống, sức khoẻ của con người.
Bảng 2.20: Lĩnh vực hoạt động của các KCN, khu kinh tế ở Khánh Hoà Khu
công nghiệp Ngành nghề khuyến khích
Nguồn tiếp nhận nước thải
Suối Hiệp Chế biến thực phẩm Kênh Cầu Đôi,
sông Quán Trường
Suối Dầu
Chế biến thuỷ sản kỹ thuật cao
Chế biến rau quả, hạt điều, sản phẩm sữa, thịt Quần áo, dày dép, nhựa GD và đồ chơi
Hàng điện, điện tử, cơ khí chính xác cao Lắp ráp xe gắn máy Văn phòng phẩm, nhạc cụ, dụng cụ thể thao và y khoa
Vài Cỏ, Cống Ông Của
Đắc Lộc Các loại hình công nghiệp vừa và nhỏ Sông Cái Nha Trang
Diên phú Các loại hình công nghiệp vừa và nhỏ Sông Cái Nha Trang
Khu kinh tế Vân Phong
Đa ngành , đa lĩnh vực: Công nghiệp, dịch vụ, du lịch và các ngành khác
Vịnh Vân Phong, bến gỏi và lân cận
Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Khánh Hoà
Về nước thải: KCN Suối Dầu đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thu gom nước thải và hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất thiết kế là 5.000 m3/ngđ. Tuy nhiên, lượng nước thải thực tế hiện nay của toàn KCN chỉ khoảng 1.600 m3/ng.đ (bằng 32% so với công suất thiết kế). Kết quả giám sát nước thải định kỳ của KCN Suối Dầu cho thấy chất lượng nước thải sau xử lý đều đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường QCVN 40:2011/BTNMT trước khi thải ra nguồn tiếp nhận (khu vực Suối Cạn thông qua hệ thống mương thủy lợi) KCN Suối Dầu tập trung nhiều doanh nghiệp
có vốn đầu tư trong và ngoài nước hoạt động nên lượng nước thải và nước thải thải ra môi trường rất lớn.
Nước thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: chế biến thuỷ sản, sản xuất giấy, dệt nhuộm, sản xuất bia và nước giải khát, chế biến khoáng sản,…
+ Hoạt động chế biến thủy sản
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có trên 50 cơ sở chế biến thủy sản, gồm các ngành chủ yếu: ngành chế biến thủy sản đông lạnh, chế biến thủy sản khô, chế biến phụ phẩm hải sản, chế biến nước mắm. Các cơ sở chế biến thủy sản chủ yếu tập trung tại khu vực Bình Tân, Nha Trang, Cam Ranh và khu công nghiệp Suối Dầu.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hoà kết quả lấy mẫu nước thải tại 17 nhà máy, xí nghiệp chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cho thấy: giá trị BOD tại 17 cơ sở dao động từ 38,5 - 1.927 mg/l, trong đó 16/17 cơ sở đều vượt ngưỡng cho phép đối với nguồn loại B QCVN 11:2008/BTNMT. Trong đó có Công ty Hồng Thịnh giá trị BOD lên đến 1.927 mg/l vượt 38,5 lần so với quy chuẩn cho phép, kế đến là Công ty Hồng Phi giá trị BOD lên đến 1.598 mg/l vượt 32 lần, các cơ sở còn lại đều có giá trị thấp hơn nhưng cũng vượt ngưỡng cho phép nhiều lần.
Tương tự giá trị COD tại 17 cơ sở cũng dao động trong khoảng 50,1 – 2.685 mg/l, trong đó có 2/17 cơ sở đạt quy chuẩn nguồn loại B QCVN 11:2008/BTNMT, 15 cơ sở còn lại đều vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần đối với chất lượng nước thải của ngành chế biến thủy sản [22].
+ Hoạt động chế biến giấy và dệt nhuộm
Nước thải từ các cơ sở chế biến giấy, dệt nhuộm thường khá lớn và có nhiều yếu tố độc hại. Các cơ sở quy mô tương đối lớn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện nay như: Công ty Cổ phần Rạng Đông, Công ty Cổ phần Dệt may Nha Trang đều có đầu tư hệ thống xử lý. Tuy nhiên, tại các cơ sở sản xuất giấy quy mô nhỏ (cơ sở giấy Hoa Hồng), nước thải chỉ xử lý sơ bộ qua lắng trước khi xả thải ra môi trường.
Đối với lĩnh vực sản xuất giấy, tại 3 cơ sở lấy mẫu chất lượng nước thải cho thấy có đến 2 cơ sở là Công ty Cổ phần giấy Rạng Đông có nồng độ COD lên đến 415,5 mg/l vượt quy chuẩn đến 2,3 lần; Cơ sở sản xuất giấy Hoa Hồng có nồng độ COD là 478 mg/l vượt quy chuẩn 2,65 lần. Duy nhất chỉ có Công ty Cổ phần Đông Á, giá trị COD 38,7 mg/l thấp hơn QCVN 12:2008/BTNMT 4,6 lần.
Đối với lĩnh vực đệt nhuộm, cả 03 cơ sở lấy mẫu đều có giá trị COD dao động từ: 68,7 - 87,0 mg/l thấp hơn quy chuẩn QCVN 13:2008/BTNMT [22].
+ Hoạt động chế biến tinh bột mì
Tại Khánh Hòa, hoạt động chế biến tinh bột mì tập trung chủ yếu tại huyện Cam Lâm. 5 xã có số cơ sở chế biến tinh bột mì nhiều là: Cam Hòa, Cam An Bắc, Cam An Nam, Cam Hiệp Nam và Cam Hải Tây, với khoảng gần 100 cơ sở. Trong đó, phần lớn là quy mô sản xuất hộ cá thể, chỉ có 1 cơ sở với quy mô 10 tấn nguyên liệu/ngày. Tổng lưu lượng nước thải do hoạt động chế biến tinh bột mì ước tính khoảng 885 m3/ngày. Đặc trưng nước thải chế biến tinh bột mì có mức ô nhiễm COD, BOD, coliform rất cao và còn có cả chất độc hại. Nước thải từ các cơ sở xả thải đã có thời điểm gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường nước suối tại khu vực.
+ Hoạt động tuyển rửa cát
Đây là hoạt động phát sinh khối lượng lớn nước thải. Đặc trưng nước thải có chứa rất nhiều chất rắn lơ lửng, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, đất (Cam Thành Bắc, Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm).
+ Nước thải từ hoạt động y tế
Toàn tỉnh có 217 cơ sở y tế, với tổng số giường bệnh là 2.507 giường. Nếu tính cả bệnh viện thuộc quân đội, giao thông vận tải, toàn tỉnh lên đến 2.737 giường.
Sự gia tăng giường bệnh gắn liền với áp lực về nước thải của ngành y tế cần được xử lý. Kết quả phân tích của các bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện lao và các bệnh về phổi, cho thấy nguy cơ ô nhiễm nước thải y tế tác động đến môi trường.
Trong nước thải bệnh viện có 20% chất thải nguy hại nếu không được xử lý triệt để sẽ là mối nguy hiểm rất lớn cho môi trường. Đặc biệt, đối với các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc các sản phẩm chuyên hóa của chúng, … nếu xả thải ra bên ngoài không qua xử lý sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư cho những người tiếp xúc với chúng (các công nhân nạo vét cống thoát nước là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm độc các chất thải này nhất).
Ngoài ra, những chất thải như máu, dịch, nước tiểu có hàm lượng hữu cơ cao, phân hủy nhanh nếu không được xử lý đúng mức, không chỉ gây bệnh mà còn gây mùi hôi thối nồng nặc, làm ô nhiễm không khí trong các khu dân cư.
Nếu mức sử dụng nước sinh hoạt khoảng 200 lít/ngày/giường bệnh, đối với lượng nước thải bằng 80% nước cấp thì hàng ngày lượng nước thải của các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa là: 437,9 m3/ngày. Lượng nước thải này chưa tính đến thân nhân thăm nuôi, cán bộ y tế … nên lượng nước thải y tế trên địa bàn hàng ngày thải vào môi trường là khá lớn.
Với lưu lượng khá lớn như trên, việc xử lý nước thải của các bệnh viện cũng là vấn đề cần quan tâm. Một số bệnh viện tuy có hệ thống xử lý nước thải nhưng đã trở nên quá tải. Trong một số trường hợp, việc xử lý nước thải có thể chỉ được thực hiện một cách đơn giản qua việc cho hóa chất khử trùng vào nước thải cuối hệ thống. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn về hệ thống thì việc làm này là thụ động và thiếu đi việc giám sát đến các vấn đề cần thiết khác như tải lượng, nồng độ chất thải … và có thể sẽ dẫn đến thải ra môi trường lượng nước thải không đạt tiêu chuẩn.
Ngoài Bệnh viện Đa khoa tỉnh, nước thải sau xử lý được thu gom theo hệ thống thoát nước của thành phố Nha Trang và thải ra sông Quán Trường, tại các bệnh viện còn lại, nước thải sau xử lý được cho thấm đất tại các khu vực hoặc thải ra kênh mương [22].
+ Hoạt động chăn nuôi giết mổ gia súc, gia cầm:
Chuồng trại chăn nuôi tuỳ thuộc vào từng loại gia súc và từng vùng. Ở vùng núi, chuồng trại còn rất sơ sài và chủ yếu thả rông từng đàn, vùng đồng bằng có chuồng trại kiên cố hơn, nhưng chưa đảm bảo vệ sinh về xả thải. Tại các vùng nông thôn, chất thải từ các chuồng trại chăn nuôi thường được gom đống trong vườn ủ làm phân bón ruộng. Tất cả lượng nước thải sinh hoạt, chăn nuôi đều chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường. Lượng chất thải này sau đó chảy ra sông suối, ao hồ và ngấm xuống tầng ngầm. Các nguồn chất thải nói trên chính là nguồn gây ô nhiễm nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng đặc biệt là các bệnh về tả, đau mắt, đường ruột.
Về giết mổ gia súc gia cầm: Qua thống kê của Chi cục Thú y Khánh Hoà, toàn tỉnh Khánh Hoà có 173 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm. Đa số các điểm giết mổ đều được xây dựng từ lâu, nằm trong khu dân cư và không có hệ thống xử lý nước thải theo quy định và xả nước thải trực tiếp ra sông.
- Tình hình xả thải vào nguồn nước của các cơ sở sản xuất, khu khai khoáng, khu làng nghề.
Sự phát triển làng nghề và các làng nghề truyền thống ở Khánh Hòa trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thôn. Hiện nay, toàn tỉnh có
hơn chục làng nghề truyền thống, với khoảng 3.550 cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề nông thôn, tạo việc làm thường xuyên cho trên 12.000 lao động, tập trung chủ yếu trong các nhóm ngành nghề như: chế biến nông, lâm, thủy sản, muối hạt; khai thác đá, cát; sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất đồ gỗ; mây tre đan; thủ công mỹ nghệ; cơ khí; dệt, da; may mặc… Trong đó, có các ngành nghề truyền thống ra đời từ hàng trăm năm nay như đúc đồng, làm bánh bún (huyện Diên Khánh), dệt chiếu cói (Tp. Nha Trang, thị xã Ninh Hòa), làm gốm (tp. Nha Trang, huyện Vạn Ninh), đan lát (thị xã Ninh Hòa),…
Khả năng gây ô nhiễm môi trường nước tại các làng du lịch sinh thái, khu resort… lệ thuộc không chỉ vào việc kiểm soát và quản lý các nguồn nước thải sinh hoạt tại chỗ mà còn lệ thuộc vào những yếu tố khác bên ngoài hoạt động du lịch. Với quy mô phục vụ 1.760.000 khách du lịch, nếu tính lượng nước thải bằng 80% lượng nước cấp thì năm 2012 thì Khánh Hoà sẽ có 358.176m3/năm, trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 981m3 nước thải sinh hoạt đổ ra biển. Nếu không được thu gom xử lý và xử lý tốt, lượng nước thải này sẽ gây ô nhiễm môi trường nước ven bờ và từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước tại các khu bãi tắm.
Hiện nay, hầu hết các làng nghề có công nghệ lạc hậu, chủ yếu phân tán, xen kẽ trong các khu dân cư đông đúc, hoặc gần các đô thị, dọc theo bờ sông hay gần đường giao thông, dẫn đến chưa bố trí hệ thống nước thải. Chất thải hầu như không được thu gom, xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm không khí, nước và đất, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cộng đồng trong chính các làng nghề.
Tóm lại: Bên cạnh những thành tích về phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trên các lưu vực sông nội tỉnh, trong những năm gần đây đã mang lại hiệu quả cao cho kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội đã mang lại hậu quả xấu cho tài nguyên nước và môi trường trong các lưu vực sông. Nguồn nước bị nhiễm và nhu cầu sử dụng nước cho các ngành kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường tăng nhanh đã tạo ra áp lực cho tài nguyên nước trên các lưu vực sông. Để nguồn nước trên các lưu vực không bị suy thoái, cạn kiệt cần có các biện pháp quản lý chặt chẽ các hoạt động khi thác, sử dụng nước, xả nước thải, chất thải vào nguồn nước và môi trường lưu vực sông.