Khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong nông thôn

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 31)

Cải thiện điều kiện cấp nước nông thôn đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, có vai trò quan trọng hàng đầu trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo. Cấp nước sinh hoạt nông thôn nay đã trở thành hạng mục trong kế hoạch quốc gia và phát triển như một phong trào mang tính xã hội.

Cả nước hiện có khoảng 36,7 triệu trên tổng số 60,44 triệu người dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt, bằng 60,7% so với tổng số dân nông thôn. Nguồn nước để cấp nước sinh hoạt nông thôn chủ yếu được khai thác từ nguồn nước dưới đất. Ước

tính hiện nay cả nước có hàng chục vạn giếng khoan đang khai thác nguồn nước dưới đất để cấp nước sinh hoạt cho nhân dân ở khu vực nông thôn.

Tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt lớn nhất là ở vùng Đông Nam Bộ (66,7%), đồng bằng sông Hồng (65,1%), đồng bằng sông Cửu Long (62,1%), thấp nhất là ở vùng Tây Nguyên (48,5%) và vùng Tây Bắc (46,1%). Hiện còn nhiều vùng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng, đặc biệt là trong mùa khô như: vùng núi cao phía Bắc, Tây Nguyên, vùng núi khu vực các tỉnh Miền Trung, trong đó các tỉnh Nam Trung Bộ là những địa phương khó khăn nhất về nguồn nước trong mùa khô [8].

Gia tăng dân số, gia tăng khoảng cách giàu nghèo, công nghiệp hoá nông thôn... đang đặt ra những yêu cầu lớn hơn đối với khai thác, sử dụng tài nguyên nước ở khu vực nông thôn nhằm bảo đảm: tỷ lệ cấp nước sinh hoạt theo mục tiêu đề ra; giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt, khan hiếm nước, ô nhiễm nguồn nước mặt, nước dưới đất ở khu dân cư tập trung; thực hiện chính sách ưu tiên cấp nước sinh hoạt, xoá đói, giảm nghèo....

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)