Phương hướng khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước mặt

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 115)

Có thể thấy rằng, yếu tố chủ yếu đã và đang đe dọa các nguồn nước tỉnh Khánh Hòa là sắt (Fe) và Ni-tơ-rát (NO3). Khi nguồn nước bị ô nhiễm sắt (Fe), không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất hàng ngày mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Khi dùng nước chứa Fe chưa qua xử lý, Fe sẽ tích tụ lại trong cơ thể, đặc biệt là tích tụ tại gan, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh về gan như xơ gan, ung thư

gan… Hơn nữa khi nước nhiễm Fe sẽ làm cho da có màu sạm hơn. Thông thường, chỉ có các nguồn nước ngầm mới chứa sắt cần phải xử lý, do vậy khi trong nước mặt đã có nhiễm sắt với nồng độ vượt tiêu chuẩn chứng tỏ đã có nguyên nhân nhân tạo.

Căn cứ vào mục tiêu sử dụng nước (cho nông nghiệp, cho công nghiệp, cho sinh hoạt...) sẽ tiến hành xử lý nguồn nước mặt đảm bảo tiêu chuẩn tương ứng. Phương án xử lý đối với ô nhiễm sắt nói chung là đơn giản, chủ yếu là tìm cách ôxy hóa biến sắt ở dạng hòa tan thành sắt kết tủa và sau đó sử dụng các hệ thống lắng, lọc để loại bỏ sắt kết tủa. Để làm thoáng có thể sử dụng phương pháp làm thoáng tự nhiên, xây các giàn mưa trên bể lắng, tận dụng hiện tượng nước rơi gây va đập và tự hòa trộn với oxy trong không khí để oxy hóa ion sắt. Trong trường hợp cần xử lý một lượng nước lớn thì cần có các biện pháp làm thoáng cưỡng bức bằng tháp làm thoáng, trong tháp bố trí thêm các khe gió hay quạt thổi để tăng cường quá trình oxy hóa.

Tóm lại, khi đối chiếu với quy chuẩn cho phép thì nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhìn chung đảm bảo chất lượng cho ăn uống, sinh hoạt. Một số chỉ

tiêu chưa đạt như Fe, NO3 thì cần chú ý và xử lý, tuy nhiên cũng chưa tới mức độ

nghiêm trọng.

3.1.2.2. Phương hướng phục hồi và bảo vệ các nguồn nước suy thoái và cạn kiệt

Các tính toán đã cho thấy, vấn đề suy thoái và cạn kiệt các nguồn nước tỉnh Khánh Hòa đã không còn là viễn cảnh xa vời mà đã và đang trở thành những nguy cơ thực tiễn đặc biệt trong bối cảnh các tác động xấu của biến đổi khí hậu. Do vậy, việc đề xuất và thực hiện các giải pháp phòng chống suy thoái và cạn kiệt nguồn nước trở nên vấn đề hết sức cấp bách và mang tính thời sự đặc biệt đối với hai vùng Nam Vạn Ninh và Nam Ninh Hòa.

Theo truyền thống, các biện pháp phòng chống nguy cơ suy thoái và cạn kiệt nguồn nước có thể chia thành các nhóm giải pháp chính bao gồm các giải pháp công trình và phi công trình. Tuy nhiên, căn cứ vào các luận điểm đã sử dụng để đánh giá nguy cơ suy thoái và cạn kiệt nguồn nước trong khuôn khổ của luận văn này, đồng thời nhằm nâng cao tính ứng dụng của các đề xuất, có thể phân loại các biện pháp, giải pháp phòng chống nguy cơ suy thoái và cạn kiệt nguồn nước thành các nhóm giải pháp như sau:

- Giải pháp tổng hợp (áp dụng cho toàn bộ các lưu vực và các cấp quản lý tỉnh/huyện)

vi toàn tỉnh, đặc biệt chú trọng tại các khu vực đang bị cạn kiệt và khuyến khích tại các khu vực có nguy cơ cạn kiệt)

- Giải pháp tăng cường nguồn nước (ứng dụng chủ yếu tại các khu vực được xác định là cạn kiệt và có nguy cơ cạn kiệt)

3.1.2.3. Phương hướng khai thác sử dụng bền vững tài nguyên nước dưới đất

Khánh Hòa không nằm trong khu vực có lượng mưa lớn, nên để quản lý khai thác, sử dụng NDĐ hợp lý và bền vững cần tuân thủ một loại hình quản lý được lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực.

Ở Khánh Hòa, loại hình quản lý phù hợp nhất là “khai thác, sử dụng nguồn bổ cập cho tầng chứa nước kết hợp với khai thác, sử dụng một phần trữ lượng tĩnh”. Cơ sở khoa học của loại hình quản lý này là sau khi bị khai thác hơi quá mức một chút trong mùa khô, trữ lượng NDĐ có thể được bù đắp một cách tự nhiên bởi sự gia tăng lượng nước thấm xuống trong mùa mưa tiếp theo và mực nước tĩnh lại được hồi phục hoàn toàn như năm trước.

Xuất phát từ nội dung căn bản của loại hình quản lý nói trên, có thể xác định thứ tự ưu tiên cho việc sử dụng NDĐ ở vùng này như sau: ưu tiên hàng đầu là “nước uống”, sau đó là “nước công nghiệp”, “nước dùng cho nông nghiệp, chăn nuôi”, “nước tưới” và nước dùng vào các mục đích khác.

Về phương pháp khai thác NDĐ, cần dựa vào điều kiện về địa hình, bề dày tầng chứa nước, độ sâu mực nước tĩnh, tính chất áp lực, nguồn năng lượng.... để có thể áp dụng cho phù hợp như sau:

- Đối với các tầng chứa nước lộ trên mặt đất hay nằm gần sát mặt đất, đất đá bở rời, mực NDĐ nông, có thể đào giếng khơi, hay khoan nông, lấy nước bằng các biện pháp thủ công (dùng gàu múc, cần vọt, bơm lắc tay...) hoặc dùng bơm ly tâm trục ngang hay bơm điện chìm loại nhỏ;

- Đối với tầng chứa nước nằm sâu hơn, là tầng chứa nước có áp, khi mực nước nông, thì khoan giếng lắp bơm lắc tay hay bơm ly tâm, bơm điện chìm, có thể đặt giếng khoan bên trong một giếng đào đường kính lớn, trong trường hợp lưu lượng giếng khoan nhỏ; nếu NDĐ dâng cao trên mặt đất, thì có thể lắp đường ống cho nước tự chảy về bồn chứa, để dùng;

- Ở vùng chân núi, nên đào hào, hoặc khoan giếng, đào giếng ở ven chân núi, gom nước về một bồn chứa, rồi dẫn về nơi sử dụng; nếu có các mạch lộ thì cũng khai rộng và dẫn nước về nơi sử dụng;

- Ở các bãi bồi ven sông, nên đào hào hoặc khoan giếng theo những tuyến dọc theo bờ sông nhằm thu nước thấm lọc từ sông; đối với những sông nhỏ, suối có thể khoan ngay tại lòng sông, suối, chống ống cao, vượt khỏi mặt nước để bơm hút nước từ giếng;

- Đối với các tiểu vùng NDĐ bị nhiễm bẩn, cần có biện pháp xử lý nước cho phù hợp trước khi sử dụng nước hoặc khai dẫn nước từ ngoài đưa vào để sử dụng cho sinh hoạt của cộng đồng hay cho các mục đích khác.

3.2. Các nhiệm vụ và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác và sử dụng bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà

3.2.1. Những nhiệm vụ chủ yếu

3.2.1.1. Tăng cường bảo vệ nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh, bảo đảm chất lượng nguồn nước đáp ứng các nhu cầu cấp nước khác nhau, đặc biệt là nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt.

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất; bảo đảm dòng chảy sinh thái trong các con sông; ngăn chặn và xử lý tình trạng khai thác tài nguyên nước quá mức làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái thủy sinh, các vùng đất ngập nước, vùng cửa sông, ven biển.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ, khôi phục chất lượng nước đối với các con sông và các tầng chứa nước theo mục tiêu chất lượng nước phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.

- Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong việc ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm tài nguyên nước; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khoan thăm dò nước dưới đất, các hoạt động xả thải vào nguồn nước; ngăn chặn và từng bước nghiêm cấm việc sử dụng các loại hoá chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản... gây ô nhiễm nguồn nước.

3.2.1.2. Bảo đảm tính bền vững, hiệu quả trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước

- Cụ thể hóa chính sách ưu tiên sử dụng nước cho sinh hoạt trong việc cung cấp nước, xây dựng và vận hành các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Trước mắt, ưu tiên bảo đảm nguồn nước cho cấp nước sinh hoạt, các đô thị lớn, khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung và các lĩnh vực sản xuất có giá trị kinh tế cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lập quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch tài nguyên nước các vùng lãnh thổ và quản lý việc thực hiện quy hoạch bảo đảm chia sẻ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp lý giữa các ngành trong tỉnh. Xây dựng và thực hiện cơ chế gắn kết quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng.

- Tăng cường kiểm soát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Đẩy mạnh phối hợp trong việc xây dựng và vận hành các công trình khai thác tài nguyên nước trên lưu vực sông theo hướng khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu. Thực hiện điều hoà và phân phối nguồn nước trên các lưu vực sông bảo đảm khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, theo thứ tự ưu tiên.

- Đẩy mạnh sử dụng các công cụ kinh tế trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xã hội hóa trong cung ứng và sử dụng các dịch vụ nước.

- Quản lý nhu cầu sử dụng nước, khuyến khích tái sử dụng nước và sử dụng tiết kiệm nước. Tạo lập cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển thị trường chuyển nhượng, trao đổi giấy phép tài nguyên nước.

- Kết hợp khai thác, sử dụng hợp lý giữa nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất; chú trọng bảo vệ, dự trữ nguồn nước dưới đất; hạn chế tối đa việc khai thác nước dưới đất ở những nơi có thể khai thác được nước mặt.

- Tăng cường hợp tác với các nước có chung nguồn nước trong điều tra cơ bản, quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước, bảo đảm chủ quyền, lợi ích quốc gia và an ninh nguồn nước.

- Tăng cường nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước, đặc biệt cán bộ, công chức chuyên môn cấp huyện, xã.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra xử lý các tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước gây ô nhiễm môi trường, hành nghề khoan nước dưới đất.

- Sớm hoàn thành công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, lập quy hoạch phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt, nước dưới đất, khoanh định vùng

cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; lập quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo kịch bản quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tăng cường, khuyến khích nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ theo hướng phát triển, phục hồi các nguồn nước có nguy cơ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, đặc biệt là nguồn nước dưới đất; khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến để xử lý, tái sử dụng nước phục vụ trong các dây chuyền sản xuất.

3.2.1.3. Phát triển bền vững tài nguyên nước

- Tăng cường công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn và các loại rừng khác. Duy trì và phát triển nguồn sinh thủy của các con sông, các hồ chứa nước.

- Nâng cao mức bảo đảm an toàn công trình và tăng khả năng trữ nước của các hồ chứa hiện có.

- Đẩy mạnh quy hoạch phát triển tài nguyên nước ở các lưu vực sông trên cơ sở gắn kết với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

- Phát triển nguồn nước trong nước trên cơ sở nâng cao giá trị của tài nguyên nước kết hợp với việc tăng cường xây dựng đập dâng, các công trình ngăn mặn giữ ngọt, các hồ chứa nước để tăng khả năng điều tiết dòng chảy, ưu tiên phát triển các công trình khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu.

- Tăng cường các biện pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất, chú trọng ở những khu vực, vùng thiếu nước. Đẩy mạnh việc chuyển nước tới các lưu vực sông khan hiếm nước.

3.2.1.4. Giảm thiểu tác hại do nước gây ra

- Tăng cường khả năng dự báo lũ, lụt, cảnh báo lũ quét; kết hợp hài hoà giữa các biện pháp công trình và phi công trình nhằm bảo đảm an toàn cho người và tài sản, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đánh giá tổng hợp mặt hại và mặt lợi của lũ, từ đó có giải pháp khai thác nguồn lợi do lũ mang lại. Xây dựng tiêu chuẩn chống lũ đối với các vùng ngập lụt.

- Tiếp tục rà soát quy hoạch phát triển và tiêu chuẩn xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng ngập lũ cho phù hợp với tiêu chuẩn chống lũ của vùng.

- Nâng cao chất lượng cảnh báo, dự báo hạn và tăng cường nghiên cứu các giải pháp tổng hợp để khắc phục tình trạng hạn hán ở các khu vực thường xuyên bị hạn.

3.2.1.5. Nâng cao tri thức, tăng cường năng lực trong lĩnh vực tài nguyên nước

- Tăng cường điều tra cơ bản tài nguyên nước; điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng nước, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước, các yếu tố ảnh hưởng tới tài nguyên nước.

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, phát triển công nghệ phần mềm và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra.

- Tăng cường đầu tư xây dựng và từng bước hiện đại hóa các hệ thống hỗ trợ kỹ thuật, quan trắc, giám sát tài nguyên nước; khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.

- Định kỳ kiểm kê tài nguyên nước; kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Đẩy mạnh việc xây dựng và khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin, dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.

- Nâng cao nhận thức, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên nước từ Trung ương đến các cấp ở địa phương.

- Tăng cường hội nhập khu vực, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2. Các giải pháp thực hiện

3.2.2.1. Hoàn thiện năng lực quản lý - giám sát a. Căn cứ của giải pháp

Theo kết quả khảo sát, điểm của các yếu tố liên quan đến năng lực quản lý - giám sát là trung bình và dưới trung bình. Cụ thể, chỉ tiêu thấp nhất là ‘’Khả năng thẩm định các công trình sử dụng, khai thác tài nguyên nước của Sở Tài nguyên Môi trường (về tiến độ và hiệu quả)’’ với 2,11; còn chỉ tiêu cao nhất là ‘’Năng lực quản lý của Sở tài nguyên và môi trường trong quản lý, sử dụng, khai thác, phục hồi, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa’’ với 2,70.

b. Nội dung của giải pháp

Tăng cường hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước

- Tăng cường điều tra, đánh giá, quan trắc, giám sát, dự báo để cung cấp đầy đủ dữ liệu, thông tin về nguồn nước phục vụ công tác quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước:

+ Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, ưu tiên thực hiện trước

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 115)