Hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 74)

2.3.1.1. Hiện trạng khai thác nước cho sinh hoạt

Hiện nay nước mặt và nước ngầm đều được sử dụng trong các hoạt động dân sinh kinh tế của tỉnh. Nước mặt, bao gồm 2 nhà máy nước là Xuân Phong và Võ Cạnh, đều được khai thác từ nguồn nước sông Cái Nha Trang. Đối với nước dưới đất trong nhiều năm qua cũng đã được nhiều doanh nghiệp, tư nhân khai thác sử dụng cho ăn

uống sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất,... nhưng chưa được chú ý quy hoạch khai thác và quản lý như một phần nguồn cấp nước cho Tỉnh Khánh Hoà.

Nhà máy nước Xuân Phong lấy nước trong bãi bồi sông Cái ở bến đò Xuân Phong (hiện nay là Cầu Xuân Phong), cao độ xây dựng +5,0m. Công suất làm việc hiện tại của nhà máy là 10.000 m3/ngày - đêm.

Nhà máy nước Võ Cạnh lấy nước sông Cái, cách Cầu Dứa 4km, công suất 58.000 m3/ngày - đêm.

Theo đánh giá của Công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa, hiện tại các công trình khai thác và xử lý nước của tỉnh Khánh Hoà đang vận hành tốt. Hệ thống cấp nước hoạt động liên tục 24 giờ trong ngày, đảm bảo cấp nước liên tục cho tỉnh Khánh Hoà.

Khai thác nước mặt

Theo số liệu thống kê, tổng hợp từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hoà thì tình hình khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt của tỉnh như sau:

- Cấp nước cho tưới tiêu phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản: hiện nay trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà có 159 công trình thuỷ lợi, trong đó có 24 hồ chứa, 73 đập dâng, 62 trạm bơm. Tổng công suất tưới thiết kế 29.408 ha, thực tế tưới được 16.384 ha (lúa 14.681 ha, màu 1703 ha) đạt 56% diện tích tưới thiết kế.

- Cấp nước cho các khu công nghiệp: lượng nước sử dụng cho công nghiệp hiện nay lấy từ các nguồn chủ yếu như: Sử dụng kết hợp với các công trình thuỷ nông, xây dựng công trình riêng phục vụ cho ngành (xi măng Hòn Khói), kết hợp với hệ thống nước sinh hoạt. Lấy trực tiếp từ sông suối, hoặc giếng khoan.

- Cấp nước cho sinh hoạt, dịch vụ: sử dụng nguồn nước tại nhà máy nước Võ Cạnh và Xuân Phong và các trạm cấp nước hiện đã đáp ứng được 85% dân số thành phố Nha Trang với tiêu chuẩn cấp nước khoảng 80 - 90 lít/người/ngày đêm.

Các nhà máy nước Ninh Hoà và Vạn Giả đều mới được xây dựng nên chất lượng rất tốt, công suất đảm bảo cho nhu cầu nước lâu dài.

Cung cấp nước cho sinh hoạt các thành phố, thị xã, thị trấn hầu hết được khai thác từ nguồn nước sông (bảng 2.12).

Bảng 2.12: Hiện trạng sử dụng nước của đô thị và thị xã, thị trấn TT Tên đô thị hoặc

điểm dân cư Tình hình sử dụng nước Nguồn nước

1 Thành phố Nha Trang

- Nhà máy nước Võ Cạnh khoảng 70.000 m3/ngày đêm.

- Trạm Xuân Phong khoảng 15.000 m3/ngày đêm

Sông Cái Nha Trang Nước ngầm mạch

nông 2 Thị xã Cam Ranh Nhà máy nước CS 3000 m3/ngày đêm Sông Tà Dục 3 Thị xã Ninh Hoà Nhà máy nước CS:2500 m3/ngày đêm Sông Cái 4 Thị trấn Vạn Giã Nhà máy nước CS:2000 m3/ngày đêm Sông Hữu 5 Thị trấn Diên

Khánh 58% số dân được dùng nước

Từ S. Cái Nha Trang 6 Thị trấn Tô Hạp Nhà máy nước CS: 1.000 m3/ng đêm Từ sông Tô Hạp

Nguồn: Công ty cấp thoát nước Khánh Hoà

Bảng 2.13: Số lượng các công trình cấp nước cho các điểm dân cư nông thôn

STT Địa điểm Số công trình cấp nước tập trung Công suất (m3/ngày đêm) Số dân cấp nước (người) 1 Thành phố Nha Trang 2 336 9.200 2 Huyện Vạn Ninh 5 1499 31.461

3 Huyện Ninh Hoà 16 2797 59.963

4 Huyện Diên Khánh 7 890 16.150

5 Huyện Khánh Vĩnh 7 758 13.060

6 Thị xã Cam Ranh 9 997 22.511

7 Huyện Khánh Sơn 5 731 12.621

Nguồn: Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh Môi trường nông thôn

Bảng 2.14: Số lượng các công trình cấp nước cho các điểm dân cư nông thôn

Loại hình cấp nước Đơn vị Số lượng

Giếng khoan máy Giếng 335

Giếng khoan tay Giếng 625

Giếng cải tạo Giếng 79

Giếng đào mới Giếng 318

Bể lọc chậm Bể 16

Lu chứa nước mưa 2 m3 Lu 1513

Bể chứa nước mưa 4 m3 Bể 705

Bể lọc sắt Bể 132

Hệ thống cấp nước tập trung Hệ 14

Trong những năm qua Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn cùng nhân dân và một tổ chức khác, đã xây dựng các loại hình cấp nước cho nhân dân trên 7 huyện, thị xã, thành phố của Tỉnh và giải quyết cấp nước sinh hoạt cho trên 70% dân số nông thôn với tiêu chuẩn 50 - 70 lít/người-ngày đêm. Tỷ lệ hộ dân nông thôn dùng nước sạnh qua lắng lọc đạt khoảng 94% dân cư được dùng nước sạch qua lắng lọc.

Hiện nay, để ổn định đời sống, khôi phục phát triển kinh tế, chống lũ lụt cho vùng đồng bằng, các công trình lớn đã được xây dựng như: hồ Đá Bàn, hồ Suối Trầu, hồ Suối Sim, hồ Am Chúa, trạm bơm Cầu Đôi, trạm bơm Hòn Tháp, hồ Suối Hành, hồ Cam Ranh Đến nay các công trình này đều phát huy tương đối tốt nhiệm vụ thiết kế. Bên cạnh đó còn có 1 số công trình thuỷ điện phục vụ phát điện cho tỉnh như công trình thủy điện EaKrôngrou. Ngoài nhiệm vụ phát điện công trình còn kết hợp cấp nước tưới cho 3.100 ha đất canh tác của xã Ninh Tây, Ninh Sim, Ninh Thượng và Ninh Xuân thuộc thị xã Ninh Hoà. Hạ thấp mực nước lũ cho hạ du sông Dinh Ninh Hoà và cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 20.000 dân trong vùng [8].

Khai thác nước dưới đất

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có các trạm cấp nước tập trung và một số nguồn khai thác tự phát của các hộ gia đình, khai thác nguồn nước ngầm phục vụ nhu cầu sử dụng nước của các đô thị và khu dân cư. Sử dụng nước dưới đất làm nguồn nước sạch cho mục đích sinh hoạt và ăn uống trên địa bàn vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa đã và đang được chính quyền địa phương, các cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm. Theo kết

quả điều tra của Dự án: Điều tra, đánh giá sơ bộ tài nguyên nước dưới đất tại các vùng ven biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, có khoảng 570.000 dân (60,3% số này là dân vùng nông thôn) đã được dùng nước sạch, với mức bình quân 100 l/ngày/ người và lượng nước được khai thác để cấp nước sinh hoạt là 57.000m3/ngày. Trong đó, khoảng 14.000 m3/ ngày được cấp từ các giếng (khoan/đào) xây lắp trong chương trình nước sạch và vệ sinh Môi trường Nông thôn. Nước dưới đất ở khu vực nông thôn đã được khai thác với qui mô nhỏ, rải rác trên diện rộng, chủ yếu bằng các giếng khoan (hay giếng đào) cách biệt với nhau, hay bằng việc khai dẫn các mạch nước tự chảy. Ngoài ra, còn có các giếng khoan khai thác nước dưới đất đơn lẻ, cách biệt được xây lắp do các cơ quan, xí nghiệp hay tư nhân có nhu cầu sử dụng nước. Từ năm 1990, Chương trình nước sạch nông thôn Khánh Hòa (với nguồn tài trợ chính của tổ chức quốc tế

UNICEF) đã được triển khai thực hiện, mang lại những lợi ích thiết thực, đáp ứng các nhu cầu sử dụng nước sạch của các làng, xã cũng như các nông, lâm trường quốc doanh ở những nơi xa xôi, hẻo lánh nhất của vùng. Tổng số các giếng khai thác biệt lập vào khoảng 3000 giếng, năng suất khai thác bình quân ∼ 40 m3/ngày /giếng. Đó là chưa kể đến các giếng do dân tự đào và sử dụng từ trước đến nay, có những giếng đã sử dụng trên 50 năm.

Bảng 2.15: Tình hình khai thác sử dụng nước dưới đất

Mục đích sử dụng Số lượng giếng khai thác nước Mức tiêu thụ (m3/ngày) Lượng tiêu thụ (m3/ngày)

Ăn uống- sinh hoạt 1955 1 1955

Tưới cây 1696 40 67840

Dịch vụ, sản xuất 135 100 13500

Cộng 3786 141 83295

Nguồn: Điều tra, đánh giá sơ bộ tài nguyên nước dưới đấttại các vùng ven biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

2.3.1.2. Hiện trạng khai thác nước cho công nghiệp

Lượng nước sử dụng cho công nghiệp hiện nay khoảng 10 x 106 m3 từ các nguồn chủ yếu như: sử dụng kết hợp với các công trình thuỷ nông, xây dựng công trình riêng phục vụ cho ngành (xi măng Hòn Khói), kết hợp với hệ thống nước sinh hoạt. Nguồn được lấy trực tiếp từ các sông suối. Những năm gần đây, công nghiệp ở vùng này bắt đầu phát triển, bao gồm: công nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến nông sản thành phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng từ nguồn nguyên liệu địa phương, công nghiệp cảng phục vụ kinh tế biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền ..v..v… Theo con số thống kê có trên 135 giếng khoan sâu từ 50 đến 100m, cấp nước cho công nghiệp, tổng lưu lượng khai thác đạt khoảng 27.000 m3/ngày. Nhu cầu khai thác nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bản tỉnh chủ yếu là nước mặt từ các sông, suối lân cận.

Vùng Vạn Ninh

- Khu vực Vân phong - Tu Bông. Sử dụng nước từ hồ Hoa Sơn và hồ Đồng Điền. - Khu vực Tân Dân Vạn Giả hiện tại đang sử dụng nước từ đập Vĩnh Huề sau này sẽ lấy nước từ hồ Đồng Điền. Kết hợp khai thác nguồn nước ngầm của Thị trấn Vạn Giả và xã Vạn Phú.

- Khu vực Xuân Sơn lấy nước từ hồ Đá Đen khoảng 0,5.106 m3/năm. - Khu vực xã Vạn Hưng được lấy từ kênh Đá Bàn: 0,5.106 m3/năm.

- Các khu vực công nghiệp phân tán khác được lấy từ nguồn nước ngầm khoảng 1,2.106 m3/năm.

Vùng Sông Cái Ninh Hoà

- Nhà máy đóng tàu Huyndai - Vinashin, nhà máy xi măng Hòn Khói hiện do hồ Hòn Khói cấp với công suất 18.000 m3/ngày đêm.

- Khu công nghiệp Ninh Thủy: Cấp cho khu công nghiệp và khu dân cư trong khu công nghiệp: 20.000 m3/ngày đêm. Nguồn từ Hồ Tiên Du.

- Các cơ sở sản xuất công nghiệp khác lấy nước từ sông Lốt hoặc từ nguồn nước ngầm.

Vùng Sông Cái Nha Trang

- Khu công nghiệp Suối Dầu, khu liên hiệp xí nghiệp chế biến thực phẩm, Nhà máy bia Sanmiguel: Lấy nước từ hồ Suối Dầu: 9,5.106 m3/năm

- Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Đăk Lộc: Sử dụng nước từ hồ Đăk Lộc: 1,46. 106 m3/năm.

- Cụm công nghiệp vừa và nhỏ Diên Phú: Cấp 1,76.106 m3/năm. Nguồn từ sông Cái Nha Trang.

- Cụm công nghiệp chế biến thủy sản Bắc Hòn Ông: Sử dụng nước từ hồ Đất Lành: 1,2.106 m3/năm

- Các cơ sở công nghiệp (6.481 cơ sở) của Thành phố Nha Trang sử dụng nước thông qua hệ thống cấp nước Thành phố hoặc nguồn nước ngầm.

Vùng Cam Ranh

- Khu công nghiệp Bắc Cam Ranh: Nguồn từ hồ Cam Ranh. Lượng nước cấp: 15.000 m3/ngày đêm.

- Khu công nghiệp Nam Cam Ranh: Nguồn từ hồ Sông Cạn. Lượng nước cấp 8.500 m3/ngày đêm.

- Trung tâm nhiệt điện Cam Ranh: Sử dụng nước từ hồ Suối Dầu sau khi hồ Suối Dầu được nâng cấp hoặc xây dựng mới hồ Suối Dầu 2.

- Các cơ sở công nghiệp nhỏ của Thị xã Cam Ranh được lấy từ nguồn nước ngầm hoặc thông qua hệ thống cấp nước sinh hoạt.

2.3.1.3. Hiện trạng khai thác nước cho thuỷ điện

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Khánh hoà là 5.197 km2 chủ yếu nằm trong lưu vực của 2 sông chính là Sông Cái Nha Trang và Sông Cái Ninh Hoà. Do địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng nên tiềm năng thủy điện của tỉnh Khánh hoà không lớn. Tổng trữ năng thủy điện của toàn tỉnh Khánh Hoà khoảng 85 MW với tổng điện lượng khoảng 320 triệu KWh.

Bảng 2.16: Hiện trạng khai thác nước của công trình thủy điện

STT Công trình Vị trí Sông/suối Công suất

lắp máy

1 Thủy điện Ea Krông rou Xã Ninh Tây Ninh Hoà Ea Krông rou 28MW 2 Thủy điện Sông Giang 2 Huyện Khánh Vĩnh Sông Cái 37MW 3 Thủy điện Sông Chò 2 Huyện Khánh Vĩnh Lảng Thông 5,6 MW 4 Đa mục tiêu Sông Chò 1 Xã Khánh Bình, huyện

Khánh Vĩnh Ea Krông Trang 7 MW

5 Thủy điện Sông Cái Khánh Vĩnh Sông Cái 2 MW.

6 Thủy điện sông Trang Xã Sơn Thái, huyện

Khánh Vĩnh 1,08 MW

Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Khánh Hoà

Hiện nay, Khánh Hòa có 2 công trình thủy điện đã đi vào hoạt động, đó là Eakrongru - công suất 28 MW tại địa bàn thị xã Ninh Hòa và Thủy điện Sông Giang 2 - công suất 37MW tại địa bàn huyện Khánh Vĩnh. Trong đó, Thủy điện Sông Giang 2 được đánh giá là một công trình sạch thân thiện với môi trường. Các dự án thủy điện được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và cấp giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên nước theo đúng quy định của Luật Tài nguyên nước nhằm đảo bảo được dòng chảy tối thiểu của các nguồn nước được khai thác, duy trì được hệ sinh thái và đảm bảo nguồn nước cho vùng hạ du.

Việc phát triển nguồn năng lượng nước luôn được chú trọng phát triển và đặt yếu tố phát triển bền vững và cải thiện môi trường; đảm bảo an toàn nguồn nước cho vùng hạ du cả về mặt chất lượng nguồn nước, lưu lượng nguồn nước và mục tiêu xây dựng năng lượng thủy điện song song với phát triển và bảo vệ rừng.

2.3.1.4. Hiện trạng khai thác nước cho Nông nghiệp

Với địa hình khá đa dạng do bị chia cắt bởi nhiều đồi núi nên hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh Khánh Hoà cũng rất đa dạng các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp phần lớn đã được xây dựng từ 15 - 20 năm và quy mô nhỏ. Đến nay, nhiều công trình đã xuống cấp, hiệu quả phục vụ thấp và chưa mang đặc thù của ngành đa mục tiêu. Như vậy, so với yêu cầu hiện tại các hệ thống thuỷ lợi vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 9 hồ thuỷ lợi lớn và 1 hồ thuỷ điện có tổng dung tích thiết kế là 218,2 triệu m3, hiện lượng nước trong các hồ chỉ còn 101 triệu m3 nước, trong đó hồ Đá Bàn có dung tích thiết kế 75 triệu m3 chỉ còn 37 triệu m3, hồ Suối Hành có dung tích 9,49 triệu m3 chỉ còn 2,99 triệu m3, hồ Suối Trầu 9,81 triệu m3 chỉ còn 2,44 triệu m3

Bảng 2.17: Tổng hợp diện tích tưới sau quy hoạch

ĐVT: ha

Diện tích được tưới

Hạng mục Công trình Tổng Lúa Màu Toàn ti»nh 209 40.831 21.863 18.968 I. Vùng V n Ninh 17 3.870 3.380 490 1. B c V n Ninh 9 1.215 975 240 2. Nam V n Ninh 8 2.655 2.405 250

II. Vùng Sông Cái

Ninh Hòa 45 17.142 9.151 7.991

1. Th ng Sông Cái 9 6.658 1.548 5.110

2. á Bàn 7 6.080 4.300 1.780

3. Nam Ninh Hoà 24 3.964 2.978 986

4. Bán o 3 220 155 65

5. R T ng 2 220 170 50

III. Sông cái Nha

Trang 100 12.415 7.358 5.057

1. Th ng Sông Cái 44 4.115 1.785 2.330

2. B c Sông Cái 28 3.971 2.629 1.342

3. Nam Sông Cái 28 4.329 2.944 1.385

IV. Vùng Cam Ranh 16 6.925 1.760 5.165

Diện tích được tưới

Hạng mục Công trình

Tổng Lúa Màu

2. Nam Cam Ranh 7 3.140 930 2.210

V. Tô H p 31 479 214 265

Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển tỉnh Khánh Hoà

Toàn tỉnh có 159 công trình thuỷ lợi, trong đó có 24 hồ chứa, 73 đập dâng, 62 trạm bơm. Tổng công suất tưới thiết kế 31.938 ha, thực tế tưới được 17.734 ha (lúa 15.701 ha, màu 2033 ha) đạt 55,5% diện tích tưới thiết kế.

Đại đa số công trình thuỷ lợi là đập dâng, trạm bơm sử dụng dòng chảy cơ bản của sông, suối để điều tiết, vì vậy luôn xảy ra tình trạng hạn do không đủ nguồn nước tưới trong mùa khô. Nhiều công trình xuống cấp, kênh mương chưa được hoàn chỉnh

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)