0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Các giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 121 -121 )

3.2.2.1. Hoàn thiện năng lực quản lý - giám sát a. Căn cứ của giải pháp

Theo kết quả khảo sát, điểm của các yếu tố liên quan đến năng lực quản lý - giám sát là trung bình và dưới trung bình. Cụ thể, chỉ tiêu thấp nhất là ‘’Khả năng thẩm định các công trình sử dụng, khai thác tài nguyên nước của Sở Tài nguyên Môi trường (về tiến độ và hiệu quả)’’ với 2,11; còn chỉ tiêu cao nhất là ‘’Năng lực quản lý của Sở tài nguyên và môi trường trong quản lý, sử dụng, khai thác, phục hồi, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa’’ với 2,70.

b. Nội dung của giải pháp

Tăng cường hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước

- Tăng cường điều tra, đánh giá, quan trắc, giám sát, dự báo để cung cấp đầy đủ dữ liệu, thông tin về nguồn nước phục vụ công tác quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước:

+ Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, ưu tiên thực hiện trước đối với những vùng, những khu vực có nguy cơ ô nhiễm, khu vực có nhu cầu khai thác đang tăng mạnh

+ Định kỳ thực hiện chương trình kiểm kê hiện trạng khai thác nguồn nước kết hợp với rà soát, thống kê lập danh mục các công trình thuộc diện cấp phép, các giếng khoan phải xử lý trám lấp; xây dựng kế hoạch xử lý, trám lấp các giếng hằng năm

+ Thường xuyên cập nhật thông tin điều tra nhu cầu sử dụng nước dưới đất cho các lĩnh vực, để kiểm soát đảm bảo đúng ngường khai thác cho phép tiến hành đánh giá tỷ mỷ nước dưới đất khu vực khai thác nước mạnh, những khu vực có nguy cơ ô nhiễm, nhiễm mặn cao (phần trung tâm kéo xuống phường Vĩnh Nguyên và dải ven bờ biển); + Thực hiện kiểm kê hiện trạng khai thác nước dưới đất theo định kỳ, kết hợp với rà soát, thống kê lập danh mục các giếng khoan phải xử lý trám lấp; xây dựng kế hoạch xử lý, trám lấp hàng năm

+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất cụ thể đối với khu vực khai thác nước mạnh, khu vực có nguy cơ ô nhiễm, nhiễm mặn cao. Căn cứ vào diễn biến nguồn nước dưới đất, tình hình thực tế về số lượng, chất lượng các nguồn nước dưới đất và việc khai thác, sử dụng chúng, định kỳ rà soát, điều chỉnh quy hoạch khai thác sử dụng cho phù hợp với tình hình thực tế;

+ Từng bước, xây dựng, quản lý, khai thác mạng quan trắc, giám sát diễn biến về số lượng, chất lượng nguồn nước, kết hợp với mạng quan trắc tài nguyên nước của Trung ương trên địa bàn tỉnh, ưu tiên thực hiện trước đối với các khu vực có nguy cơ ô nhiễm, suy giảm nguồn nước cao, các khu vực khai thác nước dưới đất tập trung; thực hiện việc ra thông báo tình hình diễn biến số lượng, chất lượng tài nguyên nước hằng năm;

+ Thực hiện việc công bố, điều chỉnh bảo vệ nguồn nước mặt, vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất đối với từng khu vực và từng địa bàn hành chính; đồng thời, căn cứ diễn biến nguồn nước, tình hình thực tế về số lượng, chất lượng các nguồn nước và khai thác, sử dụng nước, định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với yêu cầu thực tế;

+ Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, gắn với cơ sở dữ liệu về môi trường, đất đai và các lĩnh vực khác thuộc phạm vi quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường, bảo đảm tích hợp với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước, cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường của Trung ương.

Tăng cường quản lý, cấp phép

- Đẩy mạnh công tác cấp phép khai thác, sử dụng và xả nước thải vào nguồn nước; kiểm tra việc chấp hành các quy định trước và sau khi được cấp giấy phép; việc thực hiện các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước:

+ Thực hiện việc rà soát, kiểm tra thường xuyên, phát hiện các tổ chức, cá nhân khai thác nước mặt, xả nước thải vào nguồn nước, khoan, thăm dò, khai thác nước dưới đất chưa có giấy phép hoặc chưa đăng ký, trên cơ sở phát huy vai trò của nhân dân, cộng đồng và chính quyền địa phương cấp cơ sở, nhất là cán bộ địa chính xã; định kỳ lập danh sách các tổ chức, cá nhân chưa có giấy phép, thông báo và công bố trên các phương tiện thông tin; giải quyết dứt điểm việc đăng ký, cấp phép đối với các công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước đã có để đưa vào quản lý theo quy định

+ Xây dựng và thực hiện chương trình thanh tra, kiểm tra hằng năm, kết hợp với công tác kiểm tra đột xuất, chú trọng đối với các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước lớn, các công trình có quy mô khai thác, chiều sâu giếng lớn và đối với các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao; kiên quyết xử lý vi phạm, nhất là các vi phạm về việc không thực hiện xử lý trám lấp các giếng khoan hư hỏng không sử dụng, các vi phạm về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ nguồn nước mặt, nước dưới đất theo quy định

+ Xây dựng và thực hiện chương trình kiểm soát việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ xử lý, trám lấp các giếng hư hỏng không sử dụng đối với tất cả các hoạt động theo quy định để hạn chế, phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm các tầng chứa nước, chú trọng phát hiện từ cấp cơ sở để kiểm soát ngay từ đầu, nhất là đối với các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao, khu vực khai thác nước dưới đất tập trung hoặc khu vực tầng chứa nước có trữ lượng lớn, đóng vai trò quan trọng.

+ Hàng năm phải tiến hành kiểm tra giám sát thực hiện quy hoạch, sau từng giai đoạn phải có tổng kết đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch để có thể điều chỉnh quy hoạch nếu các nội dung quy hoạch không còn phù hợp nữa.

- Rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, trong đó tập trung vào cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, bền vững dự trữ lâu dài; nâng cao kỹ năng quản lý, kỹ năng thẩm định. đánh giá hồ sơ cấp phép và hướng dẫn, kiểm tra của cán

bộ quản lý tài nguyên nước ở cấp ngành; tăng cường trang thiết bị, công cụ phục vụ xử lý thông tin, đánh giá trong quá trình thẩm định, cấp phép và trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra:

+ Rà soát và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh, trong đó tập trung vào cơ chế, chính sách trong việc khai thác, sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, bền vững dự trữ lâu dài, ưu tiên sử dụng nước dưới đất để cấp cho sinh hoạt và các lĩnh vực sản xuất quan trọng của tỉnh tại những vùng ít có điều kiện tiếp cận nguồn nước mặt; cơ chế chính sách cụ thể trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính của các đối tượng khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước; các quy định cụ thể về khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước trên phạm vi tỉnh, mối quan hệ với các địa phương lân cận;

+ Có chương trình, kế hoạch cụ thể để bổ sung biên chế, tuyển dụng cán bộ có trình độ, năng lực và chuyên môn phù hợp, kết hợp với công tác đào tạo, tập huấn hoặc đào tạo lại để tăng cường năng lực của cán bộ quản lý tài nguyên nước ở các cấp, nhất là kỹ năng quản lý và giải quyết các vấn đề thực tiễn;

+ Xây dựng và thực hiện chương trình tăng cường trang thiết bị, công cụ phục vụ xử lý thông tin, đánh giá trong quá trình thẩm định, cấp phép và trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra, trong đó chú trọng tới việc áp dụng và sử dụng các công cụ kỹ thuật số, các mô hình số phục vụ việc đánh giá, dự báo, xử lý, phân tích ảnh viễn thám và các thiết bị phục vụ kiểm tra tại hiện trường.

Khai thác phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước

- Bảo đảm cân đối, đáp ứng hài hoà nhu cầu khai thác nguồn cấp nước cho sinh hoạt và các nhu cầu khác trên phạm vi từng địa phương. Bảo đảm thực hiện đồng bộ, hiệu quả các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước cụ thể đối với từng khu vực để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm các tầng chứa nước và đáp ứng tiêu chuẩn nguồn nước cấp cho sinh hoạt

- Thực hiện các quy định, biện pháp bảo vệ nguồn NDĐ trong các hoạt động khoan, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn NDĐ, xử lý trám lấp các giếng khoan không sử dụng.

- Việc bố trí công trình khai thác, sử dụng nước phải đảm bảo nguyên tắc phân bổ và bảo vệ nguồn nước dưới đất. Đặc biệt bố trí công trình, quy mô công trình phải phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn nước và đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

cao. Nước dưới đất phân bố, thành tạo trong các trầm tích lỗ hổng. Do đó, khi đầu tư công trình khai thác nước dưới đất trong tầng chứa nước trầm tích lỗ hổng cần phải thăm dò nước dưới đất trước khi đầu tư khai thác.

Tăng cường năng lực cho các đơn vị cấp tỉnh và huyện trong công tác bảo vệ nguồn nước và phòng chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước

Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường:

+ Tham mưu, tư vấn cho UBND tỉnh để hoàn thiện thể chế và hệ thống các văn bản pháp luật nhằm cụ thể hóa các công tác quản lý về tài nguyên nước bao gồm việc thực hiện Luật Tài nguyên nước sửa đổi, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan quản lý địa phương thi hành chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước.

+ Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát các cơ sở gây ô nhiễm, các nguồn xả thải, chú trọng kiểm tra, thanh tra xử lý các tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước gây ô nhiễm môi trường, hành nghề khoan nước dưới đất. Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước, trước hết là thực hiện tốt việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước. Đây là một công cụ hữu hiệu để quản lý tổng hợp nguồn nước vì lợi ích chung của toàn xã hội.

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm về quản lý, khai thác và sử dụng nguồn nước, các hành vi xả thải gây ô nhiễm nguồn nước. Trước mắt, cần kiến nghị sửa đổi, điều chỉnh Nghị định về xử lý vi phạm hành chính, chế tài trong lĩnh vực tài nguyên nước theo hướng tăng nặng để đủ mức răn đe.

+ Tham mưu, tư vấn cho UBND tỉnh hình thành cơ chế khuyến khích các biện pháp/dự án phòng và chống nguy cơ ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt các nguồn nước trên lãnh thổ tỉnh Khánh Hòa. Xây dựng cơ chế, bộ máy làm công tác quản lý thiếu nước nói riêng và quản lý thiên tai hạn hán nói chung.

+ Xây dựng các chiến lược và quy hoạch sử dụng nước dài hạn, các kế hoạch cụ thể trong việc thực hiện các chiến lược và quy hoạch hướng đến bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước và môi trường.

+ Sớm hoàn thành công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, lập quy hoạch phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt, nước dưới đất, khoanh định vùng

cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; lập quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đối với UBND tỉnh:

+ Tổ chức xây dựng chính sách, cơ chế quản lý, vận hành, điều hoà phân phối nguồn nước các hồ chứa lớn đa mục tiêu trên địa bàn tỉnh để tạo một nguồn cung cấp an toàn và hiệu quả cao nhất phục vụ các nhu cầu khai thác, sử dụng của các ngành, địa phương trong mùa cạn kết hợp với phòng chống lũ, bảo đảm duy trì chế độ dòng chảy tối thiểu trên các sông chính trong vùng;

+ Ban hành các quy định về dòng chảy môi trường, dòng chảy tối thiểu. Xây dựng chính sách quy định thứ tự ưu tiên chia sẻ nguồn nước theo đối tượng sử dụng nhằm bảo đảm lợi ích chung (sinh hoạt, chăn nuôi, thuỷ sản, nông nghiệp, công nghiệp…) và theo mức độ hạn hán thiếu nước.

- Đối với một số các khu vực gặp khó khăn về tài nguyên nước như Nam Vạn Ninh, Nam Ninh Hòa cần xây dựng mục tiêu sử dụng nước tiết kiệm trong tất cả các đối tượng sử dụng nước nông nghiệp, công nghiệp, đô thị, dịch vụ... sao cho có hiệu quả hơn, trong đó chú trọng đến:

+ Di dời các xí nghiệp công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi khu vực nội thành hiện hữu; hạn chế phát triển công nghiệp tại khu vực nội thành mới phát triển.

+ Sắp xếp công nghiệp theo chuyên ngành và thu thút đầu tư các xí nghiệp công nghiệp sạch, hiện đại có hàm lượng khoa học cao, giá trị gia tăng lớn, sử dụng ít lao động phổ thông và không gây ô nhiễm môi trường theo quy hoạch chung của thành phố.

+ Xây dựng các quy trình vận hành hồ chứa/liên hồ chứa (các hồ chứa trên thượng nguồn sông Cái Ninh Hòa như Ea Krông Rou, Suối Trầu, Suối Sim,... các hồ trên sông Bộ đội, Cẩm Xe...) nhằm tận dụng các nguồn nước hồi quy sau tưới, nước sau nhà máy thủy điện,... đáp ứng tính đa mục tiêu của các công trình hồ chứa hiện có và trong tương lai, nâng cao hiệu quả công trình.

+ Đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp (vốn chiếm trên 60% tổng nhu cầu sử dụng nước tại Nam Vạn Ninh và Nam Ninh Hòa) cần ứng dụng công nghệ mới trong quản lý và vận hành hệ thống tưới.

- Giảm tổn thất trong tưới phục vụ nông nghiệp bằng việc cứng hóa kênh mương, nâng cấp công trình đầu mối, tăng cường quản lý và vận hành công trình, chống thất thoát xây dựng/nâng cấp các đập/cống ngăn mặn, đập cao su ở một số các

cửa sông như Hiền Lương, Đồng Điền nhằm giữ ngọt ngăn mặn, bổ sung nguồn nước ngọt trong mùa cạn.

- Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng ngập mặn nhằm bảo vệ nguồn nước mặt và nước dưới đất. Trong đó chú trọng đến phát triển rừng tại các khu vực Vạn Long, Vạn Phước, Ninh Tây. Cần triển khai việc tăng diện tích các loại rừng có khả năng sinh thủy và giữ nước trong mùa khô thông qua các chương trình, dự án đồng thời cần xây dựng các cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến khích trồng các loại rừng có khả năng giữ nước ở khu vực đầu nguồn, đặc biệt là thượng nguồn các hồ chứa thủy lợi, thủy điện hiện có như Ea Krong Rou, Suối Trầu, Đồng Điền,...

b. Hiệu quả do giải pháp mang lại

Áp dụng giải pháp nêu trên sẽ giúp cho công tác quản lý - giám sát nguồn tài nguyên nước tại tỉnh Khánh Hòa cải thiện được các tồn tại và nguyên nhân của kết quả khảo sát, giúp hoàn thiện công tác quản lý nguồn tài nguyên nước một cách tốt hơn; cũng như từng bước cải thiện các bộ phận chức năng nhằm khắc phục tình trạng yếu kém trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

3.2.2.2. Hoàn thiện yếu tố liên quan đến kỹ thuật - vật tư - tài chính a. Căn cứ của giải pháp

Theo kết quả khảo sát, điểm của các yếu tố liên quan đến vật tư - kỹ thuật - tài

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 121 -121 )

×