Hiệu quả sử dụng tài nguyên nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 87)

- Các tiêu chí cơ bản để đánh giá được hiệu quả của công tác quản lý nguồn tài nguyên nước:

+ Quản lý cấp phép khai thác nước dưới đất, khai thác nước mặt, xả thải vào nguồn nước: Bất kỳ hoạt động khai thác NDĐ, khai thác nước mặt, xả nước thải vào nguồn nước phải được quản lý, cấp phép. Thẩm quyền cấp phép theo quy định trong Luật tài nguyên nước (ví dụ Tỉnh cấp phép cho công trình khai thác NDĐ có lưu lượng

< 3000m3/ngày; Bộ TNMT cấp cho công trình có lưu lượng khai thác NDĐ lớn hơn 3000 m3/ngày…);

+ Tài nguyên nước ở một lưu vực sông/ địa phương phải được quy hoạch: Tài nguyên nước (nước mặt, NDĐ) phải được quy hoạch, gồm 5 quy hoạch thành phần

Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước dưới đất ; Quy hoạch phân bổ tài nguyên nước mặt Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước dưới đất Quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt

Quy hoạch phòng chống tác hại do nước gây ra.

+ Có bộ máy quản lý về tài nguyên nước: cấp tỉnh có Phòng tài nguyên nước thuộc Sở TNMT; cấp huyện có phòng TNMT; bộ máy có đủ nhân lực, nhân lực đủ trình độ để làm công tác quản lý;

- Những tiêu chí đó để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài nguyên nước tại Khánh Hoà

Trên cơ sở tài liệu thu thập từ các cơ quan chuyên môn đối chiếu, so sánh với các tiêu chí và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn tài nguyên nước tại tỉnh Khánh Hoà như sau:

Về quản lý cấp phép khai thác nước dưới đất, khai thác nước mặt, xả thải vào nguồn nước: Sở TNMT đã tham mưu, tư vấn để UBND tinh Khánh Hòa cấp phép khai thác nước cho một số tổ chức cá nhân theo quy định (cấp phép khai thác NDĐ cho Khu du lịch Dốc lếch, Cát Trắng, nhà máy bia Sanmiguel…; cấp phép khai thác nước mặt cho các khu công nghiệm Suối dầu, Diên Phú…). Tuy nhiên vẫn còn một số cá nhân, tập thể khai thác NDĐ nhưng chưa được cấp phép; bộ máy quản lý của địa phương cần phải tiếp tục kiểm tra để quản lý, cấp phép theo quy định.

Khánh Hòa đang triển khai công tác điều tra, rà soát các công trình khai thác nước dưới đất để lập đề án trám lấp các công trình khai thác cần phải trám lấp để thực hiện việc bảo vệ nguồn nước dưới đất.

Đánh giá: Công tác quản lý hoạt động khai thác tài nguyên nước ở Khánh Hòa còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa thật cao.

Về quy hoạch tài nguyên nước: Khánh Hòa là một trong những tỉnh đã triển khai khá sớm công tác lập quy hoạch tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. Hiện nay,

Khánh Hòa đã hoàn thành công tác lập đề án quy hoạch tài nguyên nước các lưu vực sông nội tỉnh trên phạm vi toàn tỉnh.

Về bộ máy quản lý: Khánh Hòa có bộ máy và nhân lực quản lý tài nguyên nước đủ đáp ứng công tác chuyên môn về quản lý tài nguyên nước.

Đánh giá chung: Công tác quản lý tài nguyên nước ở Khánh Hòa đã và đang được quản lý tương đối tốt. Những tiêu chí cơ bản để quản lý tài nguyên nước đã được tỉnh Khánh Hòa thực hiện khá đầy đủ. Tài nguyên nước được khai thác, sử dụng khá hợp lý.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh khánh hòa (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)