thải sinh hoạt, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước
- Công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, việc thu phí BVMT đối với nước thải công nghiệp do Sở Tài nguyên và Môi trường Khánh Hoà thu, phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt do Công ty TNHH MTV cấp thoát nước Khánh Hoà thu.
Bảng 2.22. Tổng hợp phí bảo vệ môi trường
Đơn vị tính: đồng
Số TT
Phí BVMT Đối với nước thải Công nghiệp
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Sở TNMT thu 210.109.675 191.615.352 203.556.334
Nguồn: Báo cáo thông tin Môi trường Khánh Hoà
- Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản theo quy định của Nghị định số 74/2011/NĐ-CP ngày 25/8/2011: do Cục thuế tỉnh Khánh Hoà thu.
- Phí BVMT đối với chất thải rắn theo quy định của Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007: Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Nghị quyết số 26/2008/NQ-HĐND ngày 09/12/2008 về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường để thực hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
- Công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt
Việc thu phí nước thải đang được Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện căn cứ vào các Nghị quyết số 19/NQ-HĐND, ngày 21 tháng 12 năm 2007 và số 11/2011/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành để thực hiện quy định của Chính phủ tại các Nghị định ban hành năm 2003, 2007 và nay được thay thế bằng Nghị định số 25/2013/NĐ-CP.
Tại thành phố Nha Trang, Hội đồng nhân dân tỉnh đã quyết định mức thu phí của năm 2013 là 1.350 đồng/m3 và Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao cho Công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa hàng tháng căn cứ số lượng nước sạch mà các hộ gia đình và các cơ quan, đơn vị… đã tiêu thụ, khi thu tiền bán nước sạch tiêu thụ đồng thời thu tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.
Bảng 2.23:Kết quả thu phí đối với nước thải sinh hoạt
Đơn vị tính: đồng
STT Thời gian Tổng số phí thu được trong năm (đồng)
1 Năm 2011 3.537.874.900
2 Năm 2012 3.874.089.500
3 Năm 2013 6.209.151.050
Nguồn: Báo cáo thông tin Môi trường Khánh Hoà
2.3.3.5. Thực trạng công tác cấp phép, kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước
Kể từ năm 2006 đến nay, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã cấp 83 giấy phép hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước. Trong đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh Khánh Hòa cấp 81 giấy phép, 02 giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp. Trong đó:
- Giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt: 15 giấy phép, trong đó có 02 giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp (Công ty cổ phần điện miền Trung - Thủy điện Eakrongru và Công ty cổ phần khai thác Thủy điện Sông Giang);
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất: 41 giấy phép; - Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước: 26 giấy phép; - Giấy phép thăm dò nước dưới đất: 01 giấy phép.
Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước
Công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước được tiến hành theo định kỳ và đột xuất của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan. Qua đó đã phát hiện các sai phạm đề xử lý kịp thời theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước tại địa phương.
Công tác kiểm soát ô nhiễm nhằm ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường nói chung và môi tường nước nói riêng là một trong 5 mục tiêu tổng quát của thực hiện bảo vệ môi trường của tỉnh. Việc kiểm soát ô nhiễm của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đang dần đi vào nề nếp. Hàng năm cơ quan Hoạt động thanh tra, kiểm tra đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 04 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý. Cho đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo, theo dõi và chứng nhận hoàn thành việc thực hiện các biện pháp xử lý triệt để để đưa ra khỏi danh sách gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo 2 cơ sở là: Nhà máy điện Chụt - Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa và Kho than Nha Trang - Xí nghiệp than Nha Trang. Hiện nay, còn 02 cơ sở chưa được xử lý môi trường triệt để là Công ty TNHH Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin và Bãi rác thành phố Nha Trang.
Từ năm 2010 đến nay Thanh tra Sở tiến hành 05 đoàn Thanh tra (trong đó năm 2013 có 01 đoàn đang trong giai đoạn viết báo cáo) và 03 đoàn kiểm tra.
+ Đối với lĩnh vực chế biến thủy sản: từ năm 2010 đến nay đã tiến hành 02 đợt thanh tra, cụ thể như sau: năm 2011 thanh tra 09 cơ sở, xử phạt 05 cơ sở (tổng số tiền là 27.000.000đ); năm 2012 thanh tra 10 cơ sở, xử phạt 03 cơ sở (tổng số tiền là 27.500.000đ).
+ Ngoài ra, từ năm 2010 đến nay, Ban quản lý khi kinh tế Vân Phong đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh Khánh Hòa tổ chức triển khai kiểm tra 71 cơ sở, xử lý vi phạm 11 cơ sở, xử lý hành chính với tổng số tiền phạt là 67.000.000 đồng.
Bảng 2.24: Tình hình kiểm tra, thanh tra và xử phạt tỉnh Khánh Hoà Hình thức xử lý hành chính đã áp dụng Phạt tiền STT Năm Số cơ sở được kiểm tra Số cơ sở được thanh tra Cảnh
cáo Số cơ sở Số tiền phạt (1.000đ) Số cơ sở phải di dời Số cơ sở bị đình chỉ hoạt động Ghi chú 1 Năm 2011 8 0 4 135.250 0 0 đợt 01 18 0 9 159.950 0 0 đợt 05 2 Năm 2012 8 0 4 21.000 0 0 01 đợt 24 0 1 12.500 0 0 đợt 01 3 Năm 2013 13 0 6 46.000 0 0 02 đợt Tổng cộng 42 29 0 24 374.700 0 0
Nguồn: Báo cáo thông tin Môi trường Khánh Hoà
Cũng theo kết quả thanh tra kiểm tra do Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, thành phố thực hiện thực hiện, các cơ sở vi phạm phần lớn là các cơ sở có quy mô nhỏ lẻ trong các lĩnh vực. Các vi phạm chủ yếu là chưa thực hiện đúng các nội dung đăng ký trong báo cáo cam kết bảo vệ môi trường, hoặc chưa có hồ sơ môi trường trước khi hoạt động. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn phần lớn không đạt tiêu chuẩn về xả nước thải.