- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:
b) Về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn
Cần phải đáp ứng đầy đủ tất cả những nhiệm vụ của người công chức văn hóa - xã hội xã phụ trách. Phải được cụ thể hóa trên từng công việc, đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ nhớ. Tài liệu cần ngắn gọn, súc tích, tập trung kỹ năng tác nghiệp những mảng công việc quan trọng. Bên cạnh chức năng nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội xã cần gắn liền với nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới:
- Kỹ năng nắm bắt tình hình, tham mưu tư vấn về các hoạt động văn hoá, thể thao, gia đình và du lịch trên địa bàn xã.
- Kỹ năng xây dựng chương trình kịch bản Hội nghị, chương trình kịch bản các Sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn xã.
- Phương pháp phố biến, tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân xây dựng đời sống văn hoá ở địa phương.
- Phương pháp quản lý và tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội trên địa bàn xã.
- Kỹ năng quản lý và tổ chức các hoạt động thông tin, cổ động, tuyên truyền, trang trí khánh tiết phục vụ đại hội, hội nghị trên địa bàn xã.
- Kỹ năng tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện Luật bình đẳng giới, Lụât Hôn nhân và Gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn xã.
- Kỹ năng quản lý và tổ chức phong trào Thể dục thể thao quần chúng. - Kỹ năng quản lý và tổ chức phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng. - Kỹ năng soạn thảo văn bản, viết báo cáo.
- Kỹ năng thống kê, phân tích, đánh giá, tổng hợp số liệu các hoạt động văn hoá, gia đình, thể thao và du lịch trên địa bàn xã.
- Các kỹ năng, phương pháp quản lý, điều hành trên các hoạt động và lĩnh vực phụ trách cụ thể như: Kỹ năng tham mưu, xây dựng văn bản, chương trình, kế hoạch trong các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình; nghiệp vụ công tác trong các sự kiện, lễ hội, hội thi và tổ chức các giải thể thao; kiến thức quản lý mội trường văn hóa; quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch, quản lý di sản văn hóa, văn hóa tôn giáo, quản lý du lịch và kỹ năng tổ chức các hoạt động văn hóa thông tin miền núi; công tác thông tin cơ sở, quản lý dịch vụ văn hóa, hoạt động văn hóa công cộng …
- Trang bị kỹ năng và phương pháp xây dựng điểm văn hóa tại các cộng đồng dân cư, thôn, buôn, bản, làng, ấp …
- Trang bị kiến thức về công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động và dịch vụ văn hóa trên địa bàn xã; trang bị kiến thức tin học văn phòng và ngoại ngữ; kỹ năng vận hành các thiết bị kỹ thuật tăng âm, ánh sáng.
- Quy trình tổ chức một hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch ở cơ sở; thể lệ tổ chức một cuộc liên hoan hoặc hội diễn văn nghệ, điều lệ chia bảng, sắp xếp lịch thi đấu một giải thể thao tại cơ sở.
- Qui định hoạt động và phương pháp tổ chức đánh giá kết quả phong trào: Gia đình văn hóa, thôn, buôn, bản, làng văn hóa.
5.3. Về hình thức tổ chức đào, bồi dưỡng.
- Bồi dưỡng theo hình thức tập trung liên tục 2 tháng, trong đó có học tập nghiên cứu trên lớp và có phần học tập thực tế.
- Hoặc Bồi dưỡng theo hình thức từ 05 đến 10 ngày cho từng lĩnh vực: Văn hoá, thể thao, gia đình và du lịch (có thể cấp chứng chỉ cho từng lĩnh vực).
***************
Câu hỏi thảo luận
1. Phân tích chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn nghiệp vụ của công chức văn hóa, xã hội xã theo Quyết định số 04/QĐ-BNV, ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ)?
2. Phân tích vai trò, chức trách, nhiệm vụ của công chức văn hóa - xã hội xã trong tình hình hiện nay (áp dụng cụ thể đối với địa phương đang công tác).
3. Mối quan hệ giữa công chức văn hóa - xã hội xã với Ban Văn hóa xã và Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa xã?
4. Trước thực trạng về trình độ, kỹ năng của đội ngũ công chức văn hóa - xã hội xã hiện nay bạn có những kiến nghị và đề xuất gì để đội ngũ cán bộ công chức văn hóa - xã hội xã ngày càng phát triển và thực hiện có hiệu quả các công việc được giao?
Tài liệu tham khảo
1. Luật Cán bộ, Công chức số 22/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
2. Nghị định số 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
3. Quyết định số 04/QĐ-BNVcủa Bộ Nội vụ, ngày 16 tháng 01 năm 2004.
4. Nội dung chương trình khung, chương trình môn học 02 Bộ tài liệu dùng Bồi dưỡng cán bộ công chức văn hoá xã hội xã - Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý văn hoá, thể thao và du lịch (2011).
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬTVỀ VĂN HOÁ, GIA ĐÌNH, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VỀ VĂN HOÁ, GIA ĐÌNH, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TS. HOÀNG MINH THÁI Ths. PHẠM NHƯ QUỲNH Thời lượng: 8 tiết(*)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU1. Mục đích: 1. Mục đích:
- Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về giới thiệu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch.
- Biết vận dụng kiến thức cơ bản về giới thiệu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch.
2. Yêu cầu:
Học viên nắm được kiến thức cơ bản về giới thiệu hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch, đồng thời ứng dụng có hiệu quả trong hoạt động thực tiễn ở địa phương.
B. NỘI DUNG
Trong khuôn khổ chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức văn hóa - xã hội xã, chuyên đề này giới thiệu về một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng và một số quy định pháp luật cần thiết đối với công chức văn hóa - xã hội xã trong từng lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch.