Theo một số nhà nghiên cứu các yếu tố tôn giáo ngoại lai du nhập vào cộng đồng Chăm đã được bản địa hóa Và do đó các yếu tố tôn giáo không hoàn toàn đồng nhất như nơi cội nguồn xuất phát của nó.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 127)

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:

14 Theo một số nhà nghiên cứu các yếu tố tôn giáo ngoại lai du nhập vào cộng đồng Chăm đã được bản địa hóa Và do đó các yếu tố tôn giáo không hoàn toàn đồng nhất như nơi cội nguồn xuất phát của nó.

Kho tàng văn hóa của người Chăm rất phong phú. Hệ thống kiến trúc Chăm thể hiện truyền thống kiến trúc đặc sắc thông qua hệ thống tháp Chăm và thánh địa Mỹ Sơn, được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Bên cạnh đó còn có thể kể đến nền nghệ thuật Chăm đặc sắc trong kho tàng văn hóa Việt Nam.

2.3. Đặc trưng văn hóa Khơ me

Người Khơ me cư trú chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long. Về mặt lịch sử các nhà khoa học thường nhắc đến sự tồn tại của vương quốc cổ Phù Nam và về sau là Chân Lạp mà nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ15.

Người Khơ me còn có các tên gọi khác như: Việt gốc Miên, Khmer Crôm... nhưng Khơ me là tên gọi chính thức (Khơ me bắt nguồn từ tiến Phạn là Khêmara có nghĩa là an vui và hạnh phúc).

Là một trong những cư dân có mặt sớm ở đồng bằng sông Cửu Long, tụ cư thành các Phum và Sóc (các đơn vị xã hội cổ truyền) sống đan xen với các dân tộc khác như Việt, Hoa.

Người Khơ me vốn là cư dân nông nghiệp ở vùng châu thổ đồng thời phát triển các nghề thủ công như gốm Tri Tôn, Sóc Xoài (Kiên Giang).

Điểm nổi bật trong đời sống của người Khơ me là sự hiện diện và vai trò của Phật giáo tiểu thừa. Theo thống kê ban đầu ở đồng bằng sông Cửu Long có trên 400 ngôi chùa của người Khơ me. Trong quan niệm của người Khơ me, mỗi thành viên khi ra đời đã đã trở thành phật tử.16

Chùa không chỉ là trung tâm tôn giáo mà còn là trường học, là nơi tiến hành các sinh hoạt công cộng. Vì thế, chùa được coi là trung tâm của phum, sóc, là biểu tượng của văn hóa Khơ me. Trong xã hội tầng lớp sư sãi được coi trọng và họ thường tham gia hầu hết nghi lễ của cộng đồng, kể cả các tín ngưỡng dân gian.

Chùa Khơ me là công trình kiến trúc đẹp thường được dựng ở vị trí trung tâm của cộng đồng và được coi là biểu tượng kiến trúc của tộc người.

Người Khơ me có kho tàng nghệ thuật dân gian khá phong phú, đặc biệt hệ thống truyền thuyết, truyện cổ dân gian, lễ hội gắn liền với khung cảnh sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Vùng Hà Tiên còn có động Thạch Sơn và sự tích Thạch Sanh giống như của người Việt. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc dân gian Khơ me khá tinh xảo. Âm nhạc và nghệ thuật dân gian gắn liền với sân khấu mang bản sắc tộc người, trong đó múa rất phổ biến và mang tính nghệ thuật cao.

Cùng cộng cư trên vùng đồng bằng sông Cửu Long, người Khơ me, người Việt và người Chăm đã có quá trình giao lưu văn hóa mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w