Nắm vững tình hình, thực trạng cơ sở và củng cố, kiện toàn tổ chức chỉ đạo và nâng cao chất lượng, năng lực quản lý

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 147)

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:

3. Vận dụng nội dung xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trong quản lý và tổ chức các hoạt động trên địa bàn xã

3.1. Nắm vững tình hình, thực trạng cơ sở và củng cố, kiện toàn tổ chức chỉ đạo và nâng cao chất lượng, năng lực quản lý

đạo và nâng cao chất lượng, năng lực quản lý

Bất kỳ hoạt động gì cũng phải biết tổ chức và quản lý mới thành công. Hoạt động văn hóa-thông tin (thể thao, du lịch) nói chung và xây dựng ĐSVH ở cơ sở nói riêng rất cần có sự tổ chức hợp lý và quản lý chặt chẽ, khoa học. Hoạt động văn hóa- thông tin vốn rất phức tạp, có tính chuyên ngành, chuyên môn sâu, phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ từ trên xuống. Hoạt động xây dựng ĐSVH ở cơ sở cũng vậy, thuộc cấp xã, do xã chịu trách nhiệm nhưng đều có sự chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, ngành ở trên, thông qua các tổ chức tương ứng ở địa phương và tập trung vào sự lãnh đạo chặt chẽ, sáng tạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành thuần thục của chính quyền cơ sở và càng cần có sự tham gia hưởng ứng tự giác tích cực của nhân dân mới đảm bảo thắng lợi.

a. Trước hết cán bộ cấp xã cần hiểu rõ cơ cấu tổ chức đơn vị mình và mối quan hệ của chúng theo biểu thống kê

Biểu theo dõi thực trạng hệ thống các tổ chức ở cấp xã Tổ chức lãnh đạo (1) Chính quyền (2) Đoàn thể chính trị (3) Tổ chức xã hội, nghề nghiệp (4) Các tôn giáo, tín ngưỡng (5) Các đơn vị, tổ chức khác (6) Đảng ủy cấp xã - Hội đồng nhân dân. - Ủy ban nhân dân. - Công an. - Bộ đội. - Các ban ngành. - Mặt trận tổ quốc. - Đoàn thanh niên. - Hội Phụ nữ. - Công đoàn. - Hội cựu chiến binh.

- Hội người cao tuổi. - Hội khuyến học. - Hội chữ thập đỏ. - Hội bảo thọ. - Các hội nghề nghiệp. - Các câu lạc bộ, sở - Phật giáo. - Thiên chúa. - Tin lành. - Hồi - Hòa Hảo. - Cao Đài. - Các tín ngưỡng - Tổ chức kinh tế. - Các cơ sở dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, TDTT.… - Lực lượng vũ trang. - Các cơ quan

- Hội nông dân. thích. - Các dòng họ. thờ thành hoàng, thờ Mẫu… hành chính sự nghiệp. - Chi bộ cấp Tổ dân phố thôn/làng - Đảng viên - Trưởng thôn, bản ấp. - Tổ trưởng dân phố. - Các thành viên. - Các tổ chức tương ứng và Hội. viên - Các tổ chức tương ứng và Hội viên. - Các già làng, Trưởng họ Trưởng ban. - Các tổ chức tương ứng, các chức sắc và tín đồ. Người lao động Các thành viên.

Chú ý: - Các hệ thống 1,2,3,4 ở đâu cũng có, Hệ thống 4,5 có nơi có nơi không, mức độ, nội dung có thể khác nhau, nhất là ở cấp thôn, bản.

So với trước đây, vai trò lãnh đạo của Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã đang được tăng cường thông qua việc kiêm nhiệm của các chức danh trên. Nhà nước cũng đang thí điểm việc giảm bớt cơ quan Hội đồng Nhân dân xã mà tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra vào các tổ chức khác. Vai trò, vị trí của đơn vị dưới cấp xã, phường của Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố từng bước được nâng cao, giúp cho việc quản lý ở cấp xã và địa bàn được tăng cường. Vị trí, vai trò của già làng đối với các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số rất quan trọng, được xã hội quan tâm. Nhà nước cũng luôn đề cao vai trò làm chủ của nhân dân thông qua sự hoạt động của các đoàn thể chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, trong đó vai trò của Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Phụ nữ được củng cố và phát huy, đặc biệt là sự tăng trưởng của lực lượng Cựu chiến binh và hội viên Hội nông dân ngày càng khẳng định. Chính sách tôn giáo của Nhà nước ta cũng rất rõ ràng, đảm bảo tự do tín ngưỡng (và không tín ngưỡng) của dân, tạo điều kiện cho giáo dân hành đạo theo tinh thần đạo pháp và tổ quốc dân tộc, “tốt đời đẹp đạo" là rất phù hợp, trong đó vai trò của các chức sắc tôn giáo cực kỳ quan trọng.

Đây là những dấu hiệu mới đòi hỏi sự lãnh đạo, quản lý ở cơ sở cần nắm bắt để vận dụng vào việc xây dựng ĐSVH ở cơ sở, trong đó từng hoạt động như xây dựng làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa ở địa bàn... cần xem xét hết sức cụ thể, thận trọng trong phối kết hợp và xử lý.

Một vấn đề cần quan tâm là ở địa bàn xã, phường, thị trấn ngoài một số các đơn vị lực lượng vũ trang, biên phòng, các cơ quan hành chính sự nghiệp (văn phòng), bệnh viện, trường học hiện có tương đối ổn định, hiện nay đang phát triển nhiều các đơn vị kinh tế (khu công nghiệp, khu chế xuất…), các nhà máy, cơ sở sản xuất mới mọc lên… các khu nhà nghỉ, bãi tắm, resort, sân golf không thuộc quản lý của cấp xã nhưng ở đó không thể không có hoạt động văn hóa.

Các hoạt động ở đó đều có ảnh hưởng, tác động tích cực hoặc cả mặt tiêu cực tới việc xây dựng đời sống văn hóa ở xã, phường sở tại. Việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, đơn vị này trong quản lý và xây dựng đời sống văn hóa cũng rất quan trọng.

Trong kế hoạch triển khai phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa do Ban chỉ đạo Trung ương ban hành trước đây xác định 5 nội dung chủ yếu, 7 phong trào văn hóa chính, đồng thời nhấn mạnh: Tùy vào đặc thù của mỗi loại hình phong trào, các Bộ, ban, ngành đoàn thể, tổ chức xã hội, các địa phương căn cứ nội dung cơ bản của phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa có định hướng cụ thể tiêu chuẩn xây dựng đời sống văn hóa ở từng lĩnh vực, từng cơ sở cho phù hợp. Tôn trọng và biểu dương sự sáng tạo, đổi mới các hình thức hoạt động của quần chúng ở cơ sở nhằm đưa nhanh phong trào vào cuộc sống.

Các hoạt động xây dựng ĐSVH ở cơ sở cũng như thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa thường được kết hợp chặt chẽ và thể hiện mạnh mẽ thành cao trào vào các dịp lễ hội ở địa phương. Bên cạnh các lễ hội truyền thống là những ngày hội cách mạng như 2/9, 30/4, 1/5, 7/5, kỷ niệm ngày sinh của Bác 19/5 hàng năm. Có các ngày hội, kỷ niệm của các ngành, các giới như 8/3, 26/3, 22/12, 27/7…đều thực hiện ở cơ sở. Lại có những ngày hội mới có gần đây như ngày 23/6 là "Ngày Gia đình Việt Nam", hưởng ứng ngày "Quốc tế xóa đói giảm nghèo" 17/10, ngày “Hội Đoàn kết Dân tộc” là 18/11 hàng năm… rất được nhân dân hưởng ứng và thực hiện có ý nghĩa thúc đẩy phong trào xây dựng đời sống văn hóa phát triển.

Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2000- 2010 (ngày 24/2/2011) tại Hà Nội đã nhất trí những nhóm giải pháp chủ yếu để tiếp tục thực hiện phong trào, đó là: 17

- Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp.

- Phát huy vai trò của Ban chỉ đạo các cấp.

- Sửa đổi bổ sung, ban hành và thực hiện các văn bản chỉ đạo hướng dẫn về phong trào.

- Đẩy mạnh thi đua khen thưởng.

- Đa dạng hơn nội dung, phương thức triển khai thực hiện phong trào.

Rõ ràng Ban chỉ đạo các cấp (đặc biệt là cấp xã) đóng vai trò quan trọng, quyết định tới phong trào, cần phát huy vai trò chủ động của các thành viên, cần phối kết hợp với Mặt trận Tổ quốc cùng cấp chỉ đạo thực hiện tốt Chỉ thị 1869/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/10/2010 về việc tăng cường phối hợp đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với thực hiện mọi cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, cuộc vận động “ngày vì người nghèo” và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, con người văn hóa, tổ dân phố văn hóa…

Từ kinh nghiệm thời gian qua, Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cần được kiện toàn đầy đủ, thường xuyên, đồng bộ, có hiệu lực và có bộ phận thường xuyên giúp việc, có các chương trình, biện pháp tổ chức theo dõi phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào xây dựng gia đình văn hóa và có sự phối hợp với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở

các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn. Qua thực tiễn và nghiên cứu ở cấp xã thấy nên thống nhất Ban vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và Ban chỉ đạo phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa làm một, gọi chung là Ban chỉ đạo Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Bí thư Đảng ủy hoặc chủ tịch Uỷ ban nhân dân làm Trưởng ban, chủ tịch Mặt trận Tổ quốc cấp xã làm phó Trưởng ban thường trực.

Ở khu dân cư nên thống nhất các Ban điều hành xây dựng khu phố văn hóa, làng văn hóa, Ban vận động xây dựng nếp sống văn hóa, Ban vận động xây dựng gia đình văn hóa, Ban vận động xây dựng nông thôn mới gọi chung là Ban vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" do Trưởng Ban công tác mặt trận làm Trưởng ban, thành viên của Ban vận động này là Trưởng hoặc phó trưởng thôn (làng, bản, ấp, buôn, khu phố…) có các thành viên của Ban mặt trận trong đó có đại diện cấp ủy, đại diện lãnh đạo của tổ chức thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, người cao tuổi, chi hội khuyến học hoặc những nhân vật tiêu biểu, có uy tín trong cộng đồng tùy theo từng nơi. (xem sơ đồ)

Sơ đồ: Hệ thống chỉ đạo các phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH và xây dựng nông thôn mới

CHÍNH PHỦ

BAN CHỈ ĐẠO BAN VẬN ĐỘNG

Xây dựng nông thôn mới

Trưởng ban, Phó Thủ tướng thường trực (QĐ 800/QĐ.TTg 4/6/2010)

Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDKXDĐSVH)

TB: Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao -Du lịch.

(QĐ 235/1999 QĐ TTg 23/12/1999; QĐ 639 QĐ TTg 5/7/2005; QĐ 1135 QĐ TTg 30/8/2006)

Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. TB: Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Phó Trưởng ban, phó Thủ tướng CP

(Chỉ thị 1869/CT-TTg 10/10/2010)

CÁC BAN CHỈ ĐẠO Cấp tỉnh,cấp Huyện và tương đương. Trưởng ban: Phó Chủ tịch UBND

BAN VẬN ĐỘNG Mặt trận Tổ quốc Phó Tr.ban,Phó chủ tịchUBND CÁC BAN CHỈ ĐẠO cấp xã và tương đương BAN VẬN ĐỘNG Mặt trận Tổ quốc

Phó Tr.ban,Phó chủ tịch UBND Trưởng ban:Phó chủ tịch

UBND Chủ tịch hoặc Bí thư Đảng uỷ

BAN VẬN ĐỘNG

Cấp thôn, ấp, bản, khu phố và tương đương

Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở khu dân cư và xây dựng Nông thôn mới TB- Trưởng ban Mặt trận Tổ quốc.

b. Quản lý là trông coi, giữ gìn theo yêu cầu nhất định, là tổ chức, điều khiển theo những mục tiêu đề ra

Người quản lý được ví như nhạc trưởng chỉ huy trong dàn nhạc. Quản lý các hoạt động văn hóa-thông tin ở cơ sở hay xây dựng ĐSVH ở cơ sở là quản lý một mặt công tác nghiệp vụ ở cơ sở đa dạng và phức tạp, bao gồm cả quản lý con người, công việc, hoạt động chuyên môn thường xuyên, quản lý phương tiện chuyên dùng ngày càng phát triển.... Cũng như quản lý các vấn đề khác, quản lý các hoạt động văn hóa-thông tin ở cơ sở trước hết phải quản lý bằng kế hoạch, thông qua các kế hoạch giàu tính thực tiễn và khả thi. Cơ sở như cái cuống phễu tiếp nhận rất nhiều và giải quyết tất cả các Chỉ thị, Nghị quyết, và sự chỉ đạo, hướng dẫn từ trên xuống, vì thế cần có kế hoạch để tiến hành một cách khoa học. Người làm công tác văn hóa-thông tin ở cơ sở phải là người có tư duy quản lý, biết quản lý theo kế hoạch, công việc được sắp xếp một cách hợp lý theo tình hình thời gian, theo sự thống nhất trong phân công và phối hợp, điều hoà các mối quan hệ ở địa phương và cơ sở.

Người quản lý là người vạch ra các chương trình kế hoạch và chịu trách nhiệm về nội dung kế hoạch ấy, do đó cần thận trọng, tỷ mỷ trước các quyết định đưa ra. Muốn vậy người quản lý tốt công tác văn hóa-thông tin cơ sở phải có nhãn quan chính trị, có trình độ pháp lý, nghiệp vụ, năng lực tổ chức, tâm lý xã hội và nghệ thuật chỉ huy. Người làm công tác văn hoá-thông tin cơ sở là người đứng mũi chịu sào về lĩnh vực đời sống tinh thần của cộng đồng, nên coi đó là lĩnh vực thiêng liêng, rất vinh dự, cần được trân trọng. Họ là nhà quản lý giỏi, và trong công tác thực tiễn họ có nhiều khả năng, điều kiện để thăng tiến, để trưởng thành hơn trong công tác và cuộc sống. Do đó, bất kể ai được phụ trách việc này cần phải tự mình vươn lên đỉnh cao, tự rèn luyện và học tập để hoàn thành nhiệm vụ. Họ cần phải học rất nhiều, học ở nhà trường rất cần thiết nhưng học ở trong quần chúng cực kỳ quan trọng, nhưng không theo đuôi quần chúng để cùng quần chúng nhân dân từng cơ sở xây dựng nền văn hoá mới, con người mới.

Điều này cũng thiết thực, rõ ràng hơn nhất là đối với khu vực đồng bào dân tộc, người làm công tác văn hoá cơ sở cần phải biết tiếng dân tộc, để giao tiếp với đồng bào, để hiểu đồng bào và cùng đồng bào xây dựng ĐSVH ngày càng tốt hơn. Ở Tây Nguyên có phong trào cán bộ người Kinh làm công tác ở cơ sở nhất thiết phải học tiếng dân tộc coi như là một ngoại ngữ, như tiếng Êđê, Gia Rai... đặc biệt là sau thời kỳ có bạo loạn thay vì cán bộ phải biết tiếng Anh, Pháp...Có câu cán bộ nào phong trào ấy. Xây dựng ĐSVH ở cơ sở là công việc nhiều khó khăn, thử thách, vất vả bên

cạnh niềm vui được cống hiến, được gần gũi nhân dân. Phong trào xây dựng ĐSVH ở cơ sở cần có những cán bộ thật tâm huyết theo mô hình, tiêu chí sau:

- Là người tuyên truyền viên, cổ động viên nhiệt thành của Đảng và là người trực tiếp vận động quần chúng tham gia xây dựng nền tảng văn hoá dân tộc theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc.

- Là người biết kế thừa tinh hoa văn hoá của làng quê, của dân tộc bản địa và phát triển các giá trị tốt đẹp ở từng cơ sở trong hoàn cảnh điều kiện cụ thể.

- Là nhà sư phạm-người làm công tác văn hoá giáo dục ngoài nhà trường vừa là người chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng văn hoá, đồng thời là một nghệ sỹ không chuyên ở cơ sở.

- Là người biết làm kinh tế trong hoạt động văn hoá và biết làm văn hoá trong phát triển kinh tế, đồng thời là người chỉ huy trên mặt trận văn hoá dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền.

Để thực hiện xây dựng ĐSVH ở cơ sở, yêu cầu cần phải:

- Bám sát tình hình nhiệm vụ chính trị của Trung ương và địa phương. Nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tranh thủ sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và chính quyền, của các ngành, các cấp với văn hoá- thông tin cơ sở. Đó là thực hiện 3 bám: Bám trên, bám chức năng, nhiệm vụ, bám cơ sở và

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 147)