Lê Bá Thảo: Thiên nhiên Việt Nam NXB Giáo Dục, HN,

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 118)

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:

4 Lê Bá Thảo: Thiên nhiên Việt Nam NXB Giáo Dục, HN,

châu thổ và nền văn minh rực rỡ trong thời đại dựng nước của dân tộc ta. Tuy nhiên, gắn liền với quá trình chinh phục khai thác vùng đồng bằng này cũng không tránh khỏi những thách đố quyết liệt trong điều kiện 2 mùa nóng lạnh điển hình, nắng lắm, mưa nhiều, dư thừa dông bão. Vì thế hệ thống đê sông và sau này là đê biển với hàng ngàn km được coi là công trình công cộng vĩ đại nhất đã được nhiều thế hệ người Việt dựng nên trên vùng đất này.

Vùng đồng bằng sông Hồng với tổng diện tích khoảng 15.000 cây số vuông, được các nhà địa lý phân chia thành các tiểu vùng. Trên đại thể, có thể thấy các dạng không gian chính như vùng đồng bằng trung tâm cái nôi đầu tiên của châu thổ, vùng hạ châu thổ-duyên hải, nơi được hình thành cùng với quá trình biển lùi và quá trình cư dân tiến dần ra biển.Vùng đồng bằng trung tâm tập trung các đô thị lớn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế văn hóa của toàn bộ vùng đồng bằng châu thổ.

1.2 2. Các đồng bằng ven biển Trung Bộ

Trải dài trên quốc lộ 1 từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận với trên 1300 km là các đồng bằng ven biển miền Trung: Thanh-Nghệ- Tĩnh, Bình-Trị-Thiên, Nam-Ngãi-Bình-Phú và Khánh Hòa-Ninh Thuận-Bình Thuận. Điểm đặc biệt của các đồng bằng ở đây là rìa phía đông đồng bằng cũng là bờ biển và núi nhoài ra biển, khác với đồng bằng sông Hồng và do đó do các mạch núi đâm ngang theo hướng tây, đông đã làm cho đồng bằng bị chia cắt thành các ngăn nhỏ. Thêm nữa ở nhiều nơi dãy Trường Sơn vươn ra đến sát biển làm cho nhiều dải đồng bằng bị thu hẹp như ở Quảng Bình, Quảng Trị, Phan Rang, Phan Thiết. Tuy nhiên, sườn của bờ biển vẫn lan ra rất xa ra phía đông đặc biệt là từ Đà Nẵng trở vào. Cuộc sống và hoạt động của các đồng bằng miền Trung không tách rời khỏi ảnh hưởng của dãy Trường Sơn ở phía Tây và biển ở phía Đông và do đó đất đai thường trộn lẫn phù sa từ núi và cát của biển cả, tạo nên những cồn cát nổi tiếng trải dọc miền Trung.

Phần lớn các đồng bằng đều có diện tích vừa phải. Theo số liệu ghi chép của P.Guru, một học giả người Pháp, tổng cộng toàn bộ khoảng 14.500 Km2, trong số đó rộng nhất là đồng bằng Thanh Hóa: Gần 3000 km2 và hẹp nhất là Phan Rang: 220 km2. Nhìn trên bản đồ có thể thấy các đồng bằng Trung Bộ trải dài trên 9 độ vĩ tuyến và do đó tác động rất mạnh đến các yếu tố của khí hậu như mưa bão, giá rét. Nhìn chung nhiệt độ càng tăng dần từ bắc xuống nam và vượt qua đèo Hải Vân các khối khí lạnh càng suy yếu dần và lượng mưa tăng lên làm cho khu vực này có nhiều bão và gió vào mùa hè. Hệ thống sông dày đặc từ Trường Sơn đổ ra biển và cảnh quan đồng bằng khá đa dạng, điều kiện tự nhiên nhiều khắc nghiệt với 3 thông số: Lũ lụt, hạn hán, cát bay.

1.2.3 Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long

Đồng bằng Sông Cửu Long hay Nam Bộ được hình thành bởi quá trình tạo phù sa của sông Cửu Long hay Mê Kông. Từ Campuchia sông chia làm 2 nhánh: Sông Tiền và sông Hậu chảy vào. Sông Tiền nhận khoảng 2/3 lưu lượng của dòng Cửu Long mang nhiều nước và phù sa nhất. Từ Vĩnh Long, sông chia làm 2 nhánh tạo thành sông Mỹ Tho và Cổ Chiên. Tiếp đó sông Mỹ Tho tạo thành Hàm Luông và Ba Lai, để rồi

đổ ra biển. Tuy nhiên, vùng hạ châu thổ được hình thành còn có thể kẻ đến vai trò của của sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ ở phía bắc các cửa sông Cửu Long liên quan trực tiếp đến vùng Đông Nam Bộ.

Sông Hậu chảy ra biển ít phân chia hơn. Cách biển khoảng 75 km sông bắt đầu chia thêm 2 cửa là Trịnh An và Tranh Đề ngoài cửa chính Bát Xắc.

Sông Cửu Long là dòng sông lớn và do đó đã tạo nên vùng đồng bằng rộng lớn gần 40.000 km2, gấp gần 2,5 lần so với đồng bằng sông Hồng và các đồng bằng miền Trung cộng lại. Hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt trên khắp châu thổ đã tạo nên yếu tố sông nước cho khu vực đồng bằng châu thổ và là yếu tố quan trọng đưa phù sa bồi đắp hàng năm làm nên vựa lúa quan trọng nhất cả nước. Tư duy sống chung với lũ đã ăn sâu vào tiềm thức của cư dân ở khu vực này khác với cư dân đồng bằng sông Hồng.

Trên khu vực đồng bằng rộng lớn xuất hiện hệ thống rừng ngập mặn điển hình tạo nên những vùng rừng đặc biệt về đa dạng sinh học, nhất là ở vùng “đất mới’’ từ Kiên Giang cho đến Cà Mau.

Ngoại trừ những vùng đất cao được khai phá từ thời cổ đại, đồng bằng sông Cửu Long được định hình về diện mạo như sau này gắn liền với quá trình nam tiến và mở cõi của những cư dân người Việt và nhiều dân tộc thiểu số khác trên 300 năm trước.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 118)