NỘI DUNG 1 Mở đầu

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 116)

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:

B. NỘI DUNG 1 Mở đầu

1. Mở đầu 1.1 Đặt vấn đề

Chuyên đề này giới thiệu một trong những không gian văn hóa có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn hóa Việt Nam: Văn hóa khu vực đồng bằng. Để tiếp cận vấn đề này cần xem xét không gian văn hóa trên các khía cạnh: Môi trường cảnh quan- nơi hình thành, phát triển của văn hóa liên quan đến khái niệm đồng bằng; các khái niệm liên quan như vùng văn hóa, khu vực lịch sử văn hóa, khu vực lịch sử-dân tộc học; đặc trưng văn hóa vùng và tộc người; quản lý và phát triển văn hóa. Chuyên đề bước đầu cung cấp những kiến thức cơ bản về đặc trưng văn hóa khu vực đồng bằng trong quản lý, phát triển văn hóa, thông qua đó giúp cho người học những kiến thức có thể vận dụng trong việc tham vấn, quản lý và triển khai các hoạt động văn hóa ở khu vực này.

Theo GS Ngô Đức Thịnh, về nghĩa cụ thể: Không gian văn hóa như là một không gian địa lý xác định, mà ở đó một hiện tượng hay tổ hợp hiện tượng văn hóa nảy sinh, tồn tại, biến đổi và liên kết nhau như một hệ thống. Theo ý nghĩa trừu tượng, có thể hiểu “không gian văn hóa’’ như một “trường’’(khái niệm trong vật lý) để chỉ hiện tượng hay tổ hợp các hiện tượng( một nền văn hóa của tộc người, quốc gia hay khu vực) có khả năng tiếp nhận và lan tỏa (ảnh hưởng), tạo cho nền văn hóa đó một không gian (trường) văn hóa rộng hay hẹp khác nhau1.

(*) - Lý thuyết: 4 tiết; Thảo luận: 4 tiết

1 Ngô Đức Thịnh: Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam. NXB Trẻ 2004 tr 6-8 . Xem thêm J Công đômi nát: Không gian xã hội vùng Đông Nam Á. Trong tác phẩm này, Ông đã đưa ra khái niệm không gian xã hội mi nát: Không gian xã hội vùng Đông Nam Á. Trong tác phẩm này, Ông đã đưa ra khái niệm không gian xã hội qua nghiên cứu người Mnông Gar ở Tây Nguyên Việt Nam. Về các khái niệm xin xem thêm: Phan Hữu Dật:

Khi nghiên cứu không gian văn hóa, không thể không nghiên cứu vùng văn hóa (đương nhiên có cả các tiểu vùng) bởi lẽ khi nói đến văn hóa là nói đến tính đa dạng bao gồm đa dạng văn hóa vùng và tộc người mà theo đó văn hóa khu vực đồng bằng không là một ngoại lệ. Khi nói đến văn hóa vùng cũng không thể không nói đến những sắc thái vùng (và cả tiểu vùng) vốn khá đa dạng về văn hóa, về tính cách, về tâm lý như các sử gia thời Nguyễn từng ghi nhận trong Đại Nam nhất thống chí2 thế kỷ XIX.

Khi nói đến văn hóa khu vực đồng bằng chúng ta thường hay coi đó là không gian văn hóa Việt, bởi người Việt thường được mệnh danh là chủ nhân của những đồng bằng châu thổ. Điều đó là đúng nhưng không phải chỉ có thế. Trong không gian văn hóa ấy do các điều kiện lịch sử, từ hàng ngàn năm trước bên cạnh người Việt đã có nhiều tộc người khác cùng chinh phục và khai thác làm nên tính đa dạng của văn hóa Việt Nam3.

Khi nói đến văn hóa, có thể hiểu là quá trình con người thích ứng và tác động vào giới tự nhiên trong một không gian cụ thể. Vì thế để tiếp cận văn hóa khu vực đồng bằng đương nhiên không thể tách rời các hoạt động của con người trong không gian tự nhiên vốn có nhiều nét đặc thù. Hoàn toàn có lý khi coi văn hóa là tấm gương phản ánh đầy đủ mối quan hệ giữa con người và tự nhiên và mối quan hệ giữa con người với con người. Từ góc nhìn địa lý, văn hóa có thể giúp chúng ta tiếp cận một vùng văn hóa đặc thù và quan trọng nhất ở Việt Nam: Văn hóa đồng bằng. Mặc dù vậy đây lại là vấn đề rất rộng lớn, rất khó khăn và phức tạp, bởi đây là khu vực chiếm tỷ lệ đất đai thấp trong cả nước nhưng lại là nơi tập trung dân số đông đảo nhất, từng hiện diện các nền văn minh rực rỡ và đóng vai trò trụ cột trong tiến trình lịch sử dân tộc liên quan trực tiếp đến dân tộc đa số (người Việt) và các dân tộc thiểu số. Lịch sử khu vực đồng bằng gắn liền với quá trình người Việt từ vùng trung du và thung lũng chân núi tiến xuống vùng đồng bằng và quá trình nam tiến hàng nghìn năm từ đồng bằng sông Hồng-chiếc nôi của nền văn minh dân tộc đến dọc dài các đồng bằng miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long bát ngát với hàng ngàn km duyên hải, giàu tiềm năng về kinh tế nông nghiệp trồng lúa và đánh bắt hải sản. Nghề trồng lúa qua hàng ngàn năm vẫn tiếp tục khẳng định vai trò và vị trí đặc biệt trong nền kinh tế dĩ nông vi bản của những người nông dân, làm nên diện mạo của văn hóa xóm làng, tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, hun đúc nên bản lĩnh và khí phách phi thường của người Việt Nam.

Do đặc trưng của vị trí địa lý, vùng đồng bằng là địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất trong giao lưu văn hóa. Nếu coi lãnh thổ Việt Nam là bao lơn nhìn ra Thái Bình Dương thì cư dân đồng bằng chính là chủ nhân quan trọng nhất đối diện và vươn ra biển Đông, tiếp thu và giao thoa văn hóa với nhiều vùng miền trong khu vực và thế giới thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường hàng hải trong lịch sử, từ bắc xuống nam, từ đông sang tây. Vùng đồng bằng cũng chính là nơi tiếp nhận, ảnh hưởng và lan tỏa nhiều nền văn hóa Đông,Tây với không ít những thách đố quyết liệt từ hàng ngàn năm trước cho tới tận ngày nay, nhất là trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 116)