Tăng cường nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 152)

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:

3. Vận dụng nội dung xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trong quản lý và tổ chức các hoạt động trên địa bàn xã

3.2. Tăng cường nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn

Một số kinh nghiệm chung

- Ở những nơi ít nhiều có điều kiện, cần mạnh dạn nâng cấp đồng bộ cả về cơ sở vật chất, trang trí thiết bị, tăng cường đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao và phát triển nhiều hoạt động thiết thực, bổ ích đáp ứng nhu cầu và chất lượng ngày càng nâng lên của nhân dân.

- Ở những nơi cơ sở vật chất không thiếu, nhưng việc khai thác, sử dụng còn hạn chế, hiệu xuất chưa cao thậm chí đang xuống cấp, cần tìm nguyên nhân khắc phục. Đặc biệt thiếu sự phối hợp, liên kết trong tổ chức điều hành, trong khai thác tiềm năng các ngành và trong nhân dân.

- Ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đời sống nói chung còn khó khăn không thể huy động sức dân nhiều mà cần tăng cường khai thác, tận dụng, phát huy các cơ sở vật chất hiện có, từng bước có kế hoạch bổ sung, tận dụng tối đa sự bao cấp của Nhà nước, sự chi viện của cấp trên, mặt khác cũng cần

động viên tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào, không trông chờ ỷ lại, luôn chủ động, sáng tạo trong xây dựng ĐSVH ở cơ sở.

- Tình trạng khi các thiết chế văn hoá-thông tin còn nhiều bất cập thì lại quá tập trung vào khôi phục đình, đền, chùa... thậm trí nâng cấp, cải tạo thái quá, biến dạng cả di tích gốc gây bức xúc trong nhân dân vào những năm trước đây còn tình trạng mạnh ngành nào ngành nấy chạy, một số nhà sinh hoạt cộng đồng (ở Tây Nguyên) phát triển nhưng sau đó việc quản lý và khai thác hạn chế. Một số tỉnh (Tây Nguyên) cũng phát triển xây dựng nhà Rông văn hoá nhưng chưa đáp ứng nhu cầu tâm lý, tín ngưỡng của nhân dân nên cũng lãng phí. Tất cả điều đó cần chấn chỉnh, khắc phục.

- Người làm chức sắc thiên chúa giáo đã biết đưa hát Quan họ vào Thánh Ca, tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng trong sinh hoạt cộng đồng, dạy giáo dân học hát mỗi khi đến nhà thờ đạo. Nhiều nơi trong xây dựng ĐSVH ở cơ sở cũng đã chủ động mạnh dạn đưa vào dạy ngoại khoá ở nhà trường như quan họ Bắc Ninh (ở Bắc Ninh), dân ca (ở Nghệ Tĩnh), đánh cồng chiêng (ở Tây Nguyên), dạy cho thanh thiếu niên là những kinh nghiệm tốt, cần phát huy.

- Cần tận dụng các thiết chế văn hóa-thông tin ở sở để nâng cao các hoạt động văn hoá cần có cho nhân dân.

Ở miền Trung nhiều tỉnh có phong trào xây dựng Tộc ước văn hoá rất tốt. Các tộc ước này chủ yếu giúp nhau xoá đói giảm nghèo, khuyến học, khuyến thiện, nhất là phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ, của gia đình, giữ gìn nề nếp gia phong, bản sắc văn hoá, thực hiện luật pháp góp phần xây dựng quê hương.

Các tỉnh ở Nam bộ có truyền thống đờn ca tài tử là nét đẹp văn hoá của xứ sở. Tuổi trẻ có phong trào "hát với nhau", hoạt động văn hoá, thể thao phát triển ở các khóm, ấp. Từ các gia đình, sớm có những mô hình du lịch xanh, du lịch miệt vườn.

- Tại những làng văn hoá truyền thống, làng "Tiến sỹ", làng nghề, làng hoa, làng cây cảnh... đã bắt đầu hình thành mô hình du lịch mới không những phục vụ cho người địa phương mà trong cả nước, quốc tế. Mỗi làng văn hoá tiêu biểu cũng có thể trở thành những làng văn hoá-du lịch giàu tiềm năng của Việt Nam mà ở vùng nào, dân tộc nào cũng có.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 152)