Cũng cần nói thêm rằng cách gọi anh Hai không gọi anh Cả liên quan đến việc Nguyễn Hoàng con thứ Nguyễn kim vào làm trấn thủ Thuận Hóa Người anh Cả không may mất sớm, Nguyễn Hoàng trở thành cả nhưng vẫn là

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 125)

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:

11 Cũng cần nói thêm rằng cách gọi anh Hai không gọi anh Cả liên quan đến việc Nguyễn Hoàng con thứ Nguyễn kim vào làm trấn thủ Thuận Hóa Người anh Cả không may mất sớm, Nguyễn Hoàng trở thành cả nhưng vẫn là

kim vào làm trấn thủ Thuận Hóa. Người anh Cả không may mất sớm, Nguyễn Hoàng trở thành cả nhưng vẫn là thứ. Cách gọi này liên quan đến quá trình tạo lập công đồng người Việt ở phía Nam.

Cũng như vậy đối với nhiều loại hình văn học dân gian, ví như dấu vết dân ca Chăm trong dân ca Nam Bộ và cả trong vọng cổ nổi tiếng của người Việt ở khu vực này.

Nét đặc sắc của văn hóa người Việt ở Nam Bộ là sự ra đời của nhiều tôn giáo địa phương. Ngoài các hệ tư tưởng tôn giáo chung của người Việt như Nho, Phật, Đạo phổ biến trong cộng đồng người Việt dù mức độ đậm nhạt có khác nhau thì ở Nam Bộ từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã xuất hiện các loại tôn giáo Cao Đài, Đạo Dừa, Hòa Hảo...phản ánh sự đứt đoạn và mất cân bằng trong đời sống văn hóa tâm linh của cư dân ở khu vực này.

Những phác họa khái quát trên đây cho thấy, văn hóa truyền thống của người Việt khu vực đồng bằng vừa thống nhất, vừa mang tính vùng miền rõ rệt. Điều đó cho thấy rõ tính thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt trên các lĩnh vực văn hóa vật thê, phi vật thể, trong tâm thức dân gian và sinh hoạt cộng đồng, trong giao tiếp và ứng xử.

Nếu so sánh văn hóa người Việt Bắc Bộ và Nam Bộ, có thể thấy sự khác biệt trên các lĩnh vực:

* Về môi trường tự nhiên:

- Nhiệt đớí gió mùa với 4 mùa. Đồng bằng được khai thác sớm, mật độ dân số cao (Bắc Bộ)

- Châu thổ trẻ khí hậu nhiệt đới 2 mùa mưa và nóng. Mật độ cư dân thấp, chịu nhiều ảnh hưởng của biển và thủy triều (Nam Bộ). Môi trường sông nước: Nhà Bè nước chảy chia hai/Ai về Gia Định Đồng Nai thì về

* Yếu tố lịch sử

- Có lịch sử lâu đời gắn liền với việc hình thành quốc gia dân tộc (Bắc Bộ) - Vùng đất mới được khai thác trong quá trình Nam tiến (Nam Bộ).

* Về cư dân

- Địa bàn sinh tụ chủ yếu của người Việt (Bắc Bộ). Thành phần tộc người thuần nhất. Truyền thống đậm, đổi mới chậm.

- Nơi chung sống của nhiều tộc người trong quá trình khai khẩn.

* Về giao lưu văn hóa

- Đồng bằng Bắc Bộ chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa Đông Á (Trung Quốc và sau này là Pháp, Nga).

- Nam Bộ là ngã ba đường giao lưu. Ảnh hưởng mạnh văn hóa Ấn Độ và các quốc gia khu vực Đông Nam Á (về sau là ảnh hưởng văn hóa Pháp, Mỹ). Nhìn tổng thể vùng Nam Bộ giao lưu ảnh hưởng bên ngoài tác động mạnh12.

2.2. Đặc trưng văn hóa Chăm

Người Chăm là hậu duệ của cư dân Chăm pa-một quốc gia hình thành từ sau công nguyên trên lãnh thổ miền Trung Việt Nam cho đến thế kỷ XVII và có mối quan

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 125)