- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:
3. Công tác quản lý và phát triển sự nghiệp văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trên địa bàn xã khu vực đồng bằng
lịch trên địa bàn xã khu vực đồng bằng
3.1. Những nhận thức cơ bản
Với đặc điểm văn hóa khu vực đồng bằng ở nước ta là đặc điểm văn hóa vùng miền của văn hóa người Việt (Kinh) và văn hóa các dân tộc Chăm, Khơ me ở Trung Bộ và Nam Bộ. Nói văn hóa và đặc điểm văn hóa khu vực đồng bằng tức là nói đến yếu tố và những giá trị, đặc điểm văn hóa của các tộc người sinh sống, lao động và sáng tạo gắn với môi sinh cụ thể: Đồng bằng mà ở đó có sự khác biệt so với khu vực trung du, miền núi, vùng dân tộc.
Dưới góc độ quản lý văn hóa, chúng ta cần nhận thức rằng: Điều kiện tự nhiên và đặc điểm văn hóa của những tộc người ở đồng bằng là đối tượng và đặc điểm chi phối nhất định đến hoạt động quản lý. Đây là nhận thức cần thiết và quan trọng vì nó liên quan đến hiệu quả, chất lượng của quá trình quản lý nhà nước về văn hóa đối với các tộc người sinh sống trên địa bàn.Vì sao vậy?
- Một là, văn hóa khu vực đồng bằng (gồm những sáng tạo, giá trị và đặc điểm văn hóa của người Kinh, Chăm, Khơ me) là đối tượng và là khách thể của quản lý nhà nước về văn hóa.
- Hai là, quá trình quản lý nhà nước là quá trình tác động của chủ thể là Nhà nước tới khách thể là đối tượng tiếp nhận-chính là cư dân các dân tộc thuộc các tổ chức, đơn vị hành chính ở đồng bằng.
- Ba là, sự hiểu biết về đối tượng tiếp nhận các tác động của nội dung quản lý sâu sắc hay sơ sài, hệ thống hay chắp vá (tức là hiểu biết về văn hóa khu vực đồng bằng, văn hóa của người Kinh, Chăm, Khơ me sinh sống ở khu vực này) sẽ mang lại hiệu quả cao hay thấp trong việc thực hiện các mục tiêu, nội dung quản lý nhà nước về văn hóa đặt ra.
- Bốn là, quá trình thực hiện các mục tiêu, chuyển tải và tác động các nội dung quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch khu vực hoặc ở các đơn vị hành chính cụ thể (tỉnh, huyện, xã) trong khu vực đồng bằng thì những đặc điểm văn hóa, điều kiện tự nhiên là yếu tố rất quan trọng để cán bộ văn hóa tìm ra những giải pháp, phương pháp và hình thức phù hợp để triển khai hoạt động quản lý và tổ chức các hoạt động phù hợp với đối tượng dân cư và đặc điểm tự nhiên.
3.2. Kỹ năng vận dụng
Để tham mưu tư vấn các nội dung về kế hoạch, chương trình phát triển văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch của xã trong 5 năm và hàng năm, cán bộ văn hóa - xã hội xã khu vực đồng bằng cần nắm và thực hiện các vấn đề sau:
- Tìm hiểu và xây dựng cho mình kiến thức, tình hình, đặc điểm điều kiện tự nhiên; đặc điểm kinh tế-xã hội dân số và phân bố dân cư của các dân tộc Kinh, Chăm, Khơ me để xây dựng các nội dung của kế hoạch, chương trình phát triển văn hóa của địa phương.
- Tìm hiểu và xây dựng cho mình kiến thức, tình hình, đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc Kinh, Chăm, Khơ me để xây dựng các nội dung của kế hoạch, chương trình phát triển văn hóa của địa phương.
- Phải coi hai vấn đề trên là yêu cầu và điều kiện chính để tham mưu và định ra các nội dung về phát triển văn hóa của các dân tộc trên địa bàn xã
3.2.2. Trong quản lý
Để thực hiện chức năng quản lý văn hóa trên địa bàn xã khu vực đồng bằng có một, hai hoặc cả ba dân tộc Kinh, Chăm, Khơ me cùng sinh sống trên địa bàn xã, cán bộ văn hóa-xã hội xã cần biết vận dụng các kiến thức và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Căn cứ vào đặc điểm phong tục tập quán, đặc điểm sinh hoạt văn hóa và đặc điểm hoạt động kinh tế của đồng bào dân tộc Kinh, Chăm, Khơ me trên địa bàn xã để xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động phổ biến chính sách, pháp luật về văn hóa, về các nội dung quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch theo quy định của Trung ương và địa phương (tỉnh, huyện, xã).
- Đối với mỗi dân tộc trong khu vực đồng bằng cần tìm ra những hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động, kiểm tra, đánh giá, tổng kết các hoạt động văn hóa phù hợp với đặc điểm phong tục tập quán xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng ở địa phương.
3.2.3. Trong hướng dẫn và tổ chức các hoạt động
Việc hướng dẫn và tổ chức các hoạt động văn hóa trên địa bàn xã khu vực đồng bằng đều phải dựa trên đặc điểm hoạt động kinh tế, đặc điểm phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của một, hai hoặc ba dân tộc Kinh, Chăm, Khơ me cụ thể ở địa phương. Việc hướng dẫn và tổ chức các hoạt động văn hóa trên địa bàn các xã đồng bằng cần chú ý và quán triệt các nội dung:
- Mỗi một dân tộc, mỗi loại hình hoạt động kinh tế trên địa bàn xã khu vực đồng bằng cần xây dựng chương trinh, kế hoạch hướng dẫn và tổ chức các hoạt động văn hóa phù hợp với đặc điểm đời sống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào.
- Tôn trọng những tập tục riêng, khác biệt về tập quán sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của từng dân tộc và xem đó là những căn cứ để xây dựng những hướng dẫn cụ thể, để tổ chức những hoạt động văn hóa sát hợp với tình hình dân trí, tập quán của các dân tộc trên địa bàn xã.
- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên và xây dựng những hạt nhân trong đồng bào các dân tộc Kinh, Chăm, Khơ me là người có uy tín, già làng trưởng bản, thanh niên
ưu tú, tình nguyện...;có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tập huấn cho đối tượng trên để họ có đủ năng lực phối hợp thực hiện nhiệm vụ cộng tác viên được giao.
Kết luận
Vùng đồng bằng tuy chỉ chiếm khoảng ¼ diện tích cả nước nhưng lại chiếm trên ¾ dân số cả nước, trong đó tập trung chủ yếu là người Việt (Kinh) cùng với các dân tộc thiểu số anh em khác như người Chăm, người Hoa, người Khơ me ...
Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, cư dân người Việt (Kinh) cùng với các dân tộc anh em khác đã đóng vai trò quan trọng bậc nhất đối sự tồn vong và phát triển của đất nước. Trong điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi văn hóa khu vực đồng bằng, trước hết là văn hóa Việt có điều kiện giao thoa với các nền văn hóa trong khu vực và trên thế giới và do đó văn hóa Việt vận động và biến đổi không ngừng và trong nhiều trường hợp là cầu nối giao thoa của nhiều dân tộc thiểu số nước ta .
Do phân bố trên một địa bàn trải dài từ Bắc xuống Nam gắn liền với quá trình mở mang bờ cõi, văn hóa Việt ở từng khu vực bên cạnh các sắc thái chung đã hình thành nên những sắc thái đa dạng: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Chính sắc thái riêng đó đã làm phong phú thêm kho vốn chung của cộng đồng các dân tộc ở nước ta nói chung và người Việt nói riêng.
Trên toàn bộ khu vực đồng bằng bên cạnh người Việt còn có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Sự giao thoa văn hóa Việt- Chăm, Việt-Khơ me, Việt-Hoa... đã làm phong phú thêm văn hóa của từng tộc người trong bức tranh đa tộc người giàu bản sắc ở nước ta.
Chính vì vậy, việc xây dựng phát triển quản lý sự nghiệp văn hóa ở khu vực này không thể không tính đến tính đa dạng cũng như bản sắc tộc người, tính địa phương và vùng miền mà những khái quát trên đây chỉ mới là những phác thảo bước đầu, làm cơ sở cho việc vận dụng trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.
***************
Câu hỏi thảo luận
1. Anh (chị) hãy nêu đặc điểm văn hóa dân tộc Việt, Chăm, Khơ me khu vực đồng bằng ở nước ta?
2. Làm thế nào để vận dụng kiến thức văn hóa khu vực đồng bằng trong tham mưu tư vấn, quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch trên địa bàn xã?
Tài liệu tham khảo
1.Vũ Tự Lập (chủ biên): Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng. NXB Khoa học xã hội, HN, 1991.
2. Lê Bá Thảo: Thiên nhiên Việt Nam. NXB Giáo Dục, HN, 2008.
3. Ngô Đức Thịnh: Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, HN, 2006.
4. Ngô Đức Thịnh: Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam. NXB Trẻ Tp Hồ Chí Minh 2004.
5. Trần Quốc Vượng ( chủ biên ).Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, HN, 1996.
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở CƠ SỞTRÊN ĐỊA BÀN XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN XÃ VÙNG ĐỒNG BẰNG HIỆN NAY
HÀ VĂN TĂNG MA KIỀU LY Thời lượng: 8 tiết(*)
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU1. Mục đích: 1. Mục đích:
- Cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về xây dựng đời sống văn hóa ở