Ban Tư tưởng Văn hoá TW: Tài liệu nghiên cứu kết luận Hội nghị lần thứ 10, BCHTW Đảng Khoá IX Nxb Chính trị quốc gia-Hà Nội 2004.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 134)

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:

1.Ban Tư tưởng Văn hoá TW: Tài liệu nghiên cứu kết luận Hội nghị lần thứ 10, BCHTW Đảng Khoá IX Nxb Chính trị quốc gia-Hà Nội 2004.

Những vấn đề về văn hoá nêu trên là vấn đề chiến lược, mặt khác những nhiệm vụ quan trọng đó phải được thực hiện có tính chất thường xuyên, vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài.

Như vậy, Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở và Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá có điểm chung, mặc dù nội dung, vị trí, cách làm khác nhau, nhưng có quan hệ khăng khít, tác động lẫn nhau. Về cuộc vận động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư có chuyên đề riêng. Bài này chỉ tập trung vào vấn đề Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở. (Viết tắt là: Xây dựng ĐSVH ở cơ sở). Vấn đề "Xây dựng ĐSVH ở cơ sở" đã được nêu lên trong văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ V của Đảng (năm 1981) rằng: Một nhiệm vụ của cách mạng tư tưởng và văn hoá là đưa văn hoá thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Đặc biệt chú trọng xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, bảo đảm mỗi nhà máy, công trường, lâm trường, mỗi đơn vị lực lượng vũ trang, công an nhân dân, mỗi cơ quan, trường học, bệnh viện, cửa hàng, phường, ấp, hợp tác xã đều có đời sống văn hoá.(1)

Nhằm cụ thể hoá chủ trương này Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là (Chính phủ) đã ra quyết định số 159/HĐBT ngày 19 tháng 12 năm 1983 nêu rõ: Từ nay đến 1985 phải đảm bảo cho phần lớn đơn vị cơ sở đều có hoạt động văn hoá, nhân dân lao động đựợc đọc báo, nghe đài, xem phim, xem nghệ thuật. Đặc biệt chú ý các vùng cao và biên giới. Theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, cần củng cố và xây dựng các cơ sở văn hoá ở cấp tỉnh và huyện: Nhà văn hoá, thư viện, rạp chiếu bóng, bảo tàng, triển lãm....ở phường, xã hay cụm kinh tế-kỹ thuật, từng bước xây dựng cơ sở văn hoá tuỳ theo thực tế cơ sở.

Như vậy, vấn đề xây dựng ĐSVH ở cơ sở đã đựợc chuẩn bị rất đầy đủ cả về tư tưởng chỉ đạo, nội dung công tác, mục tiêu, đối tượng thực hiện rất cụ thể. Toàn ngành văn hoá đã có cả một chương trình, kế hoạch hoạt động chi tiết, tổ chức thi đua thực hiện rất mạnh mẽ, sâu rộng trong cả nước.

1. Khái quát về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở1.1. Khái niệm về xây dựng ĐSVH ở cơ sở

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 134)