Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 174)

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:

3.1.3.Bài học kinh nghiệm

3. Liên hệ thực tiễn

3.1.3.Bài học kinh nghiệm

Sau 10 năm chỉ đạo, triển khai Phong trào có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cơ bản sau:

- Nâng cao hiệu quả lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể. Sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và phát huy vai trò của hệ thống ban

chỉ đạo các cấp là nhân tố cơ bản, đảm bảo cho Phong trào TDĐKXDĐSVH phát triển thường xuyên, ổn định.

2. Xây dựng và phát huy ý thức tự nguyện, tự giác, nhận thức những lợi ích thiết thực của Phong trào được nâng cao, tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo, năng lực tự quản và nguồn lực cộng đồng là yếu tố nội sinh để Phong trào TDĐKXDĐSVH phát triển thực chất và bền vững.

3. Đảm bảo chất lượng, không chạy theo thành tích, số lượng trong việc công nhận các danh hiệu văn hóa và khen thưởng, động viên kịp thời cá nhân, gia đình, tập thể tiêu biểu xuất sắc, tạo động lực thi đua, đòn bẩy thúc đẩy thực hiện Phong trào TDĐKXDĐSVH.

4. Thống nhất nội dung, tiêu chí và danh hiệu thi đua là cơ sở để triển khai thực hiện và phối hợp thực hiện các phong trào cụ thể, tạo sức mạnh tổng hợp của Phong trào TDĐKXDĐSVH.

5. Gắn Phong trào TDĐKXDĐSVH với đời sống xã hội phải được thể hiện thông qua các yếu tố văn hóa và nhân tố con người, hướng tới xây dựng con người, khắc phục tình trạng đề ra nhiều nội dung, tiêu chí trùng chéo, dàn trải thiếu tính khả thi trong triển khai thực hiện ở cơ sở.

6. Đa dạng hóa nội dung, phương thức chỉ đạo, triển khai và tuyên truyền vận động quần chúng thực hiện phong trào phù hợp với đặc điểm, tình hình, đối tượng và địa bàn từng nơi, góp phần đưa nhanh Phong trào TDĐKXDĐSVH vào đời sống.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 174)