Xem thêm Ngô Đức Thịnh: Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam NXB Khoa học xã hội, HN 2006.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 126)

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:

12 Xem thêm Ngô Đức Thịnh: Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam NXB Khoa học xã hội, HN 2006.

hệ đa chiều với quốc gia Đại Việt ở phía Bắc qua hàng thiên niên kỷ. Nếu coi Văn hóa Đông Sơn là mạch nguồn của văn hóa Đại Việt ở phía Bắc thì Sa Huỳnh là một dòng chảy tạo nên văn hóa Chăm Pa ở miền Trung13.

Người Chăm cư trú tập trung ở Ninh Thuận, Bình Thuận, một số khác cư trú tại Bình Định, Phú Yên, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang.

Trong cộng đồng người Chăm ở nước ta hiện nay có sự khác biệt về tín ngưỡng tôn giáo. Ngoài bộ phận người Chăm ở Nam Bộ theo Hồi giáo (Chăm Islam), người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận hoặc theo Bà La Môn giáo hoặc theo Bà ni (đạo Hồi cũ)14. Về cơ bản người Chăm sống ở đồng bằng và có mối quan hệ mật thiết về văn hóa với các dân tộc thuộc ngữ hệ Mã lai-Đa đảo (Malayo-Polinêdia), trong đó đặc biệt phải kể đến người Raglay trong khu vực.

Người Chăm là cư dân nông nghiệp. Dấu vết của các công trình công cộng của người Chăm ngoài hệ thống tháp Chăm nổi tiếng phải kể đến các công trình thủy lợi được xây dựng từ thế kỷ XII-XV. Người Chăm vốn là cư dân có nghề trồng lúa nước lâu đời và đã có ảnh hưởng tới người Việt ở phía Bắc. Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong Vân đài loại ngữ người Việt Bắc Bộ trước đây chỉ làm lúa 1 vụ (lúa mùa). Về sau do học hỏi kinh nghiệm từ người Chăm đã biết làm lúa 2 vụ. Đó là vụ lúa chiêm, tức lúa Chăm từng đi vào ca dao:

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ Bỗng nghe tiếng sấm phất cờ mà lên

Trong xã hội người Chăm, tôn giáo có vị trí rất quan trọng. Bên cạnh ý thức dân tộc, người Chăm còn thể hiện rõ ý thức về cộng đồng tôn giáo.

Do các điều kiện lịch sử và tôn giáo xã hội Chăm cổ truyền là xã hội phân chia đẳng cấp. Các yếu tố tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng thể hiện qua vai trò của tầng lớp tu sĩ. Cộng đồng người Chăm Islam có quan hệ rộng rãi với cộng đồng Hồi giáo Đông Nam Á.

Bên cạnh các tôn giáo chính thống, trong cộng đồng người Chăm vẫn còn tồn tại hệ thống tín ngưỡng dân gian bản địa như tín ngưỡng đa thần giáo, các tập tục kiêng kỵ phổ biến của cư dân Đông Nam Á như quan niệm thần cây đa, ma cây gạo của người Việt.

Trong sinh hoạt, sản xuất, người Chăm còn bảo lưu nhiều tập tục kiêng kỵ như hệ thống lễ nghi nông nghiệp, đánh bắt cá, các nghi thức chữa bệnh bằng cúng bái, bùa chú.

Trong gia đình người Chăm những tàn dư của chế độ mẫu hệ còn đậm nét nhất là ở vùng Trung Bộ liên quan đến truyền thống của người Chăm và truyền thuyết nữ thần Pô Naga (được coi là là tổ mẫu nghề trồng lúa và nghề dệt).Vì thế con cái sinh ra tính theo dòng mẹ. Phụ nữ chủ động trong hôn nhân và quy tắc hôn nhân cư trú bên vợ được tuân thủ. Điều này khá phổ biến trong các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Mã lai-Đa đảo ở Tây Nguyên. Ngược lại ở vùng Chăm Hồi Giáo các yếu tố phụ hệ được xác lập.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 126)