Đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng và tôn giáo

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 44)

- Đối tượng: Người tập và VĐV nghiệp dư đang sinh sống, công tác và học tập trên mọi miền của Tổ quốc.

2. Đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng và tôn giáo

ngưỡng và tôn giáo

2.1. Về dân tộc

Từ Đại hội I đến Đại hội lần thứ XI, Đảng ta xác định vấn đề dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Tuy nhiên trong từng giai đoạn thì có những chính sách, quan điểm cụ thể để giải quyết vấn đề chính sách sát hợp. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 7 khóa IX về công tác dân tộc đã đánh giá khái quát thành tựu chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới như sau: “Quyền bình đẳng giữa các dân tộc cơ bản đã được Hiến pháp xác định và được thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố. Nền kinh tế nhiều thành phần ở miền núi và các vùng dân tộc từng bước hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Việc triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án đầu tư đã làm cho kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân ở nhiều vùng đồng bào dân tộc được cải thiện rõ rệt. Công tác xoá đói, giảm nghèo đạt được những kết quả to lớn. Mặt bằng dân trí được nâng lên. Mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ đã được thực hiện; hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được hình thành từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã. Văn hoá phát triển phong phú hơn; đời sống văn hoá của đồng bào được nâng cao một bước; văn hoá truyền thống của các dân tộc được tôn trọng, giữ gìn và phát huy. Các loại bệnh dịch cơ bản được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi; việc khám chữa bệnh cho người nghèo vùng sâu, vùng xa được quan tâm hơn. Hệ thống chính trị ở các vùng dân tộc và miền núi bước

đầu được tăng cường và củng cố. Tình hình chính trị, trật tự xã hội cơ bản ổn định; an ninh, quốc phòng được giữ vững” (1) .

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (tháng 1, năm 2011) của Đảng tiếp tục khẳng định đường lối, quan điểm về vấn đề dân tộc, công tác dân tộc: “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng dân tộc thiểu số. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc nghiêm trị những âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc”.(2)

Đảng và Nhà nước ta trong quá trình hoạch định chính sách dân tộc đã căn cứ trên một hệ thống các quan điểm tư tưởng cơ bản về vấn đề dân tộc và yêu cầu của chính sách dân tộc với các nội dung sau đây:

- Giải quyết vấn đề dân tộc ở nước ta là giải phóng con người thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu; thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh; thực hiện dân chủ, tự do cho các dân tộc; phát huy truyền thống đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.

- Thực hiện chính sách dân tộc là nghiên cứu, thấm nhuần và vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong từng thời kỳ sao cho phù hợp như: Nắm thực trạng tình hình dân tộc từng vùng, từng địa phương; nắm tâm tư nguyện vọng của đồng bào các dân tộc; hiểu biết về phong tục tập quán , điều kiện môi trường tự nhiên, xã hội của đồng bào các dân tộc sinh sống; đề xuất, thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung chính sách dân tộc; tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc từ Trung ương đến địa phương sao cho hiệu quả.

- Thực hiện chính sách dân tộc là quán triệt và thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước, các chương trình của Chính phủ vì sự phát triển của đồng bào các dân tộc.

- Chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay chủ yếu là ban hành và thực hiện chính sách phát triển kinh tế, chính sách xã hội kết hợp với an ninh quốc phòng. Để thực hiện chính sách dân tộc theo nội dung trên cần quán triệt quan điểm phương pháp luận trong một quy trình: Nắm Thực trạng để thấy được -> Nhu cầu, và từ đó rút ra được ->

Bản chất, yêu cầu của vấn đề, để hoạch định -> Nội dung chính sách dân tộc và vai trò chi phối của chính sách dân tộc, đồng thời cũng thấy được -> Tính phức tạp, lâu dài… của chính sách dân tộc.

Các nguyên tắc cơ bản được quán triệt và xuyên suốt tạo nên tính ổn định và góp phần làm nên thành tựu vĩ đại của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại

(1) - Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương, khoáIX. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-2003, tr 30-31.

(2) - Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011,tr.244-245

xâm giành lại hoà bình, thống nhất đất nước và đang từng bước thu được những thành quả quan trọng trên con đường đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Bình đẳng giữa các dân tộc: Bình đẳng giữa các dân tộc là một thái độ khách quan, thái độ chính trị đúng đắn của giai cấp cầm quyền ở một quốc gia đa dân tộc, trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với các dân tộc. Đây là luận điểm quan trọng về dân tộc của học thuyết mácxít- lêninnít được Đảng ta quán triệt và vận dụng trong việc giải quyết vấn đề dân tộc. Bình đẳng về dân tộc là thực hiện quyền ngang nhau của mọi dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số; da trắng hay da vàng, da đen; trình độ phát triển cao hay thấp. Bình đẳng về dân tộc là thực hiện quyền ngang nhau của mọi thành phần dân tộc về các lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội (tự quyết, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá…) thông qua các hình thức pháp lý.

- Đoàn kết các dân tộc: Là thực hiện sự đoàn kết giữa những người lao động thuộc các thành phần tộc người khác nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vì sự phát triển của con người và của các tộc người. Đoàn kết là nguyên tắc quan trọng trong việc hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc ở nước ta. Dân tộc ta trong lịch sử vốn có truyền thống yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống các thế lực ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc và trong lao động xây dựng đất nước. Đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta là phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc trong thời đại mới. Đoàn kết các dân tộc là nguyên tắc ngay từ đầu được Đảng và Nhà nước ta coi trọng như một “tài sản” vô giá của quốc gia và được vận dụng một cách sáng tạo để tập hợp lực lượng, nhân tài vật lực của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; tạo nên sức mạnh vật chất rất to lớn đánh thắng các thế lực ngoại xâm hùng mạnh của thời đại và đang tiến hành công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá với những thành công quan trọng bước đầu.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở đồng bào, chiến sĩ, cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần đoàn kết mọi nơi mọi lúc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chính trị: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”… Đoàn kết với vị trí, vai trò lịch sử và hiện tại của nó là nguyên tắc quan trọng trong quá trình hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc. Có thể nói điều đó cũng chính là yếu tố tạo nên tính đặc thù của chính sách dân tộc ở nước ta thời gian qua, hiện nay cũng như về sau.

- Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc: Nguyên tắc này ra đời trong điều kiện các thành phần tộc người ở nước ta vừa nhiều, vừa phát triển rất không đồng đều trên nhiều bình diện, với nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Từ những lý do lịch sử, các tộc người ở nước ta có những trình độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, cư trú sinh sống có nơi thuận lợi, có nơi lại rất nhiều khó khăn… Sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc để xây dựng, phát triển đất nước không chỉ hao người, tốn của mà còn là nguyên nhân thường xuyên và quan trọng kéo chậm nhịp độ phát triển của quốc gia và của các tộc người...Các nguyên nhân lịch sử, kinh tế-xã hội...là điều kiện tạo nên truyền thống tương trợ nhau giữa các dân tộc trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước.

Thực tiễn tình hình cho thấy đa số tín đồ các tôn giáo là người lao động, chủ yếu là nông dân; họ vốn là những người cần cù lao động và có lòng yêu nước. Trong các giai đoạn lịch sử họ đã góp phần làm nên những thành công của sự nghiệp yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong thời kỳ đổi mới trình độ dân trí của các nhóm tín đồ tôn giáo ngày càng được nâng cao, song đây là khu vực quan tâm của Đảng và Nhà nước trong các chính sách phát triển kinh tế- văn hóa, xã hội.

Vấn đề đặt ra là công tác tôn giáo, tín ngưỡng vừa phải phát huy lòng yêu nước, phát huy nội lực trong lao động xây dựng đất nước theo phương châm ”tốt đời đẹp đạo”; vừa phải giải quyết nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo của các tín đồ, vừa nâng cao đời sống kinh tế-xã hội, vừa khắc phục những tồn tại do lịch sử để lại trong một bộ phận tín đồ tôn giáo.

Quan điểm, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:

Một là, tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo, tín ngưỡng là bộ phận của khối đoàn kết toàn dân tộc.

Hai là, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng tôn giáo. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.

Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng; là động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần cho đồng bào tôn giáo..

Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo: Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Việc truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được ép buộc người dân theo đạo...

Chính sách cụ thể đối với tôn giáo được thể hiện trong Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo (2004). Pháp lệnh thể hiện tinh thần đổi mới của Đảng và Hiến pháp về tín ngưỡng và tôn giáo, tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Chính sách tín ngưỡng tôn giáo tập trung vào các vấn đề cơ bản:

- Quy định những hoạt động tín ngưỡng của người có tín ngưỡng và hoạt động tôn giáo của tín đồ, nhà tu hành và chức sắc tôn giáo.

- Về tổ chức tôn giáo và hoạt động của tổ chức tôn giáo.

- Chính sách vể quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, tín đồ, chức sắc nhà tu hành. Các chính sách về tín ngưỡng tôn giáo đã quy định hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến lễ hội; việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tôn giáo; việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, thuyên chuyển nơi hoạt động của chức sắc tôn giáo; quy định thẩm quyền cụ thể của Thủ tướng Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ), Ủy ban nhân dân và

Ban Tôn giáo cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện liên quan đến quản lý tổ chức, hoạt động tin ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 44)