- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:
4. Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ công chức văn hóa-xã hội xã.
- Về trình độ: Hầu hết cán bộ công chức văn hóa-xã hội xã đều được đào tạo từ nhiều ngành khác nhau trong khi đó đòi hỏi loại cán bộ này cần có chuyên môn đào tạo đa dạng do đó gặp khó khăn trong quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch, không có khả năng bao quát nhiệm vụ được phân công phụ trách. (Ví dụ: Bắc Ninh có 08 cử nhân, 05 Cao đẳng, 87 Trung cấp, Hưng Yên có 16% Đại học, 3% Cao đẳng, 67% Trung cấp, 14% Sơ cấp…)
- Về kỹ năng: Không có hoặc rất hạn chế kỹ năng sáng tạo và vận dụng những điều kiện hiện có, khai thác các nguồn lực xã hội và đổi mới phương pháp để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả hơn, còn hạn chế trong công tác tham mưu cũng như hiệu quả tổ chức triển khai các hoạt động của phong trào văn hóa, thể dục thể thao, du lịch và gia đình.
- Về đào tạo, bồi dưỡng: Hàng năm tuy vẫn được duy trì chế độ bồi dưỡng nghiệp vụ do ngành cấp trên tổ chức song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, vẫn mang tính khái quát thiên về bồi dưỡng kiến thức mà chưa đưa ra được các kỹ năng trang bị cho cán bộ văn hóa-xã hội xã, thực tế là đội ngũ cán bộ công chức xã không được đào tạo đa ngành để đáp ứng những yêu cầu của công việc hiện nay, trong khi đó cán bộ văn hóa-xã hội xã phải phụ trách nhiều công việc nên rất khó có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.
4. Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ công chức văn hóa -xãhội xã. hội xã.
4.1. Vai trò
Sau khi nghiên cứu 11 nhiệm vụ, cũng như tiêu chuẩn chức danh cán bộ công chức Văn hóa-Xã hội xã phần văn hóa đã được Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Qua khảo sát thực tế trên 43 tỉnh thành đại diện cho các vùng miền trọng điểm của cả nước, ta nhận thấy người cán bộ công chức Văn hóa-Xã hội xã có vai trò rất quan trọng đối với đời sống văn hoá - xã hội ở cơ sở. Họ chẳng khác nào như sợi chỉ đỏ xuyên suốt có sức
mạnh truyền tải đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có: Văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, họ cũng chính là nhịp cầu nối liền những tình cảm, tâm tư, sáng kiến, kiến nghị, đề xuất của nhân dân đến với các cấp uỷ Đảng và các cấp Chính quyền địa phương, để các cấp uỷ Đảng và các cấp Chính quyền địa phương phản ảnh kịp thời với Trung ương Đảng, Nhà nước nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quan điểm đường lối, chính sách pháp luật, sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đất nước và nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
4.2. Vị trí và tầm quan trọng
Nghiên cứu chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn nghiệp vụ và vai trò của công chức văn hóa, xã hội xã, chúng ta nhận thấy người cán bộ công chức văn hóa-xã hội xã có vị ví và tầm quan trọng rất to lớn đối công tác quản lý các hoạt động văn hoá - xã hội ở cơ sở. Họ là những người làm việc vừa có tinh thần trách nhiệm cao, vừa có khả năng thúc đẩy các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình, du lịch, phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, phòng chống bạo lực gia đình… Trên địa bàn xã ngày càng có chất lượng và hiệu quả. Nổi bật là những công việc trọng tâm sau đây:
- Thông tin tuyên truyền giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế - chính trị ở địa phương và đấu tranh chống âm mưu tuyên truyền phá hoại của địch; Nhận diện và phân biệt các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng, mê tín dị đoan.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm trong vấn đề phát triển các hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ, lễ hội truyền thống, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh và xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá ở địa phương.
- Tổ chức vận động để xã hội hoá các nguồn lực nhằm xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các điểm vui chơi giải trí ở địa phương.
- Phối hợp với các đoàn thể trong việc chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng chính sách; quản lý các nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ và bảo trợ xã hội, việc nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng xã hội ở cộng đồng.
- Xây dựng nội dung kịch bản chương trình Hội nghị và kịch bản tổ chức các Sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch.
- Phối hợp với Ban Văn hóa xã, Ban chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
- Phổ biến, tuyên truyền, vận động, quản lý và hướng dẫn quần chúng nhân dân trong việc tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội, xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn xã.
- Quản lý và tổ chức các hoạt động trong Nhà văn hóa, Khu văn hóa thể thao, Trung tâm Văn hóa, Khu vui chơi giải trí ở cơ sở.
- Quản lý và tổ chức các hoạt động thông tin, cổ động, tuyên truyền, trang trí khánh tiết phục vụ đại hội, hội nghị trên địa bàn xã
- Quản lý và khai thác các giá trị di sản văn hóa phục vụ hoạt động du lịch trên địa bàn xã.
- Tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật phòng chống Bạo lực gia đình trên địa bàn xã.
- Quản lý và tổ chức các phong trào thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ quần chúng. Với vị trí và tầm quan trọng to lớn của đội ngũ cán bộ công chức văn hoá - xã hội xã như đã nêu ở trên nhưng trên thực tế chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với đội ngũ cán bộ công chức cấp xã nói chung, cán bộ công chức văn hoá- xã hội xã nói riêng hiện còn nhiều bất cập (trung bình hưởng bậc lương khởi điểm là 1,18 (trừ những công chức đã tốt nghiệp đại học). Với mức lương khởi điểm là 1,18 thì công chức văn hóa - xã hội xã rất khó có thể ổn định đời sống trong thời kỳ nền kinh tế nước nhà có nhiều biến động như hiện nay. Để giải quyết vấn đề thu nhập thấp của công chức văn hóa - xã hội xã, đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch, xây dựng đời sống văn hóa mới, xóa bỏ bạo lực gia đình... Nhà nước cần phải có một cơ chế chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với đội ngũ cán bộ công chức văn hoá-xã hội xã; Đồng thời các cấp uỷ Đảng và các cấp Chính quyền địa phương cũng phải quan tâm đến đời sống của cán bộ công chức văn hoá - xã hội xã tại địa phương mình đang quản lý, tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác và phát triển.