Theo chủ trương này này, nhà Nguyễn cho phép những người có vật lự cở miền Trung được mua nô tì ở quê mình đưa vào khai khẩn những vùng đất hoang Trong số đó có thể có cả người Chăm Chính sách cởi mở trong

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 124)

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:

10 Theo chủ trương này này, nhà Nguyễn cho phép những người có vật lự cở miền Trung được mua nô tì ở quê mình đưa vào khai khẩn những vùng đất hoang Trong số đó có thể có cả người Chăm Chính sách cởi mở trong

trong Phủ biên tạp lục. Vì thế sắc thái tính danh họ ở nhiều vùng Nam Bộ lại có tính tương đồng với các dòng họ Việt, Chăm ở miền Trung như Trà, Ma...

Làng Việt ở vùng Nam Bộ là các làng mới trên nền tảng làng Việt Trung Bộ và là nơi hội nhập và do đó không hề có quan niệm chính cư hay ngụ cư như ở phía Bắc, vốn là vật cản đè nặng lên đời sống người nông dân châu thổ Bắc Bộ, làm cho con người không thể thoát khỏi sự ràng buộc của quê hương bản quán. Thêm nữa do đặc điểm quá trình tụ cư nên ở Nam Bộ sự cố kết dòng họ không còn chặt chẽ như ở Bắc Bộ và Bắc trung Bộ. Trong điều kiện đó, tính cộng cảm của những con người phải rời khỏi quê hương làng xóm tìm kế sinh nhai đã tạo ra tính cởi mở, tính dân chủ bình đẳng của các thành viên cộng đồng lại trở thành yếu tố chi phối. Cư dân người Việt Nam Bộ vừa cởi mở vừa phóng khoáng trên một không gian bát ngát ruộng đồng, sông nước. Bên cạnh đó, quá trình khai khẩn chinh phục đồng bằng Nam Bộ còn có nhiều thành phần cư dân khác bên cạnh người Việt như người Hoa, người Khơ me và có thể còn có cả người Mạ, Mnông...mà xu hướng chung là đoàn kết gắn bó của mối quan hệ đa dân tộc. Tính phóng khoáng của cư dân “anh Hai” là đặc trưng nổi bật của cư dân Việt ở Nam Bộ, là sản phẩm của quá trình lịch sử và môi trường sống được hòa trộn tạo thành trong những thế kỷ vừa qua11.

Cũng do các đặc điểm trên đây, ở Nam Bộ không có các hình thức, phe, họ, giáp...như ở Bắc Bộ. Khác với quá trình hình thành và chinh phục đồng bằng Bắc Bộ, ở Nam Bộ, do chính sách khuyến khích khẩn hoàng đã làm cho làng xã sớm phân cực: Ruộng đất công hữu phổ biến và sớm hình thành nên tầng lớp hữu sản ngay từ thế kỷ XIX gắn liền với quá trình tập trung ruộng đất và xuất hiện tầng lớp đại địa chủ. Không phải ngẫu nhiên khi Nguyễn Ánh bị Tây Sơn truy đuổi phải chạy ra vùng đảo kiên Giang nhưng chỉ trong một thời gian ngắn đã nhanh chóng gây dựng lực lượng giành lại quyền bính. Đó là nhờ sự ủng hộ của tầng lớp điền sản Nam Bộ có thế lực kinh tế từng chịu ơn mưa móc của các chúa Nguyễn trong quá trình khai phá đồng bằng Nam Bộ.

Cũng do những điều kiện thuận lợi do thiên nhiên ban tặng, người nông dân đồng bằng Nam Bộ không rơi vào cảnh khốn khó về đời sống như người nông dân Bắc Bộ, bởi đất rộng, chim trời cá nước, không phải chạy ăn từng bữa và do đó cuộc sống hòa đồng với thiên nhiên, rộng mở với thế giới bên ngoài thể hiện qua cách làm ăn, qua nếp sống sinh hoạt, nhà cửa, trang phục.

Khác với đồng bằng Bắc Bộ với nền văn hóa được bồi tụ vun đắp qua hàng nghìn năm và sớm định hình, văn hóa của cư dân người Việt ở đồng bằng Nam Bộ song hành cùng phát triển với các dòng văn hóa khác như Khơ me, Chăm, Hoa và do đó bên cạch việc giữ gìn bản sắc là quá trình giao thoa giữa các nền văn hóa. Có thể thấy rõ điều nay trong các đặc trưng về nhà ở mang dáng dấp nhà Khơ me ở vùng Đồng Tháp Mười hay món canh chua được cải tiến từ Khơ me đến người Hoa rồi người Việt.

khai hoang, mở mang bờ cõi có nhiều điểm rất đáng lưu ý và là một trong những tiền đề rất quan trọng trong việc làm thay đổi bộ mặt và cơ sở xã hội ở khu vực này.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 124)