- Đối tượng: Người tập và VĐV nghiệp dư đang sinh sống, công tác và học tập trên mọi miền của Tổ quốc.
3. Vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng trong quản lý và hướng dẫn, tổ chức hoạt
3.2.2. Vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc trong quản lý và tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở cấp cơ sở
nước về dân tộc trong quản lý và tổ chức hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở cấp cơ sở
Thực tiễn tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn xã ở các địa phương rất phong phú và đa dạng. Việc nhận thức và giải quyết các vấn đề trên trong quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch ở cơ sở là vấn đề không giản đơn, đòi hỏi sự vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách sáng tạo và đúng quy định của pháp luật, vừa đảm bào sự tôn trọng đối với đồng bào các dân tộc, các tín đồ chức sắc tôn giáo, phát huy tính dân chủ và đáp ứng nhu cầu nâng cao đời sống và mức hưởng thụ văn hóa ở địa phương... Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng và có tính đặc thù trên, công chức văn hóa xã cần quán triệt và thực hiện các nội dung cơ bản sau:
- Một là, nắm bắt tình hình, nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào các dân tộc trên địa bàn xã trong chu kỳ một năm (từ tháng 1 đến tháng 12) để lập kế hoạch tham mưu, tư vấn cho cấp ủy, chính quyền có kế hoạch, nội dung quản lý và hỗ trợ tổ chức các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào.
- Hai là, tham mưu, tư vấn và phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, đánh giá, phân loại những giá trị tín ngưỡng tích cực và tín ngưỡng mang tính hủ tục để tiến hành chọn lựa những giá trị tín ngưỡng phù hợp với đời sống mới ở cơ sở, với hoạt động du lịch... để tôn vinh, phát huy.
- Ba là, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống dân cư; phân biệt được nhu cầu đời sống tâm linh chính đáng với các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo hành nghề mê tín dị đoan, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị trên địa bàn.
- Bốn là, trong quá trình quản lý và tổ chức các hoạt động lễ hội và các hoạt động khác liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc, cần thận trọng khách quan, quán triệt tinh thần đoàn kết, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tránh những hành động thô bạo, quy chụp cái gọi là “mê tín dị đoan” gây mất đoàn kết, mất ổn định trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
- Năm là, xây dựng mạng lưới cộng tác viên là người các dân tộc, tập huấn đào tạo họ để tuyên truyền nâng cao nhận thức về tín ngưỡng, tôn giáo; nâng cao nhận thức về Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo để tránh vi phạm các điều không được pháp luật cho phép trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo và để nắm tình hình trong cộng đồng các dân tộc.
- Sáu là, phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, trường dòng họ trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở thôn bản các dân tộc nhằm góp phần đắc lực vào phát huy
những giá trị văn hóa tốt đẹp và bài trừ hủ tục trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương.
- Bảy là, thông qua các lễ hội liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo để tôn vinh văn hóa các dân tộc, tăng cường sự hiểu biết và đoàn kết dân tộc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
4.Kết luận
Tóm lại, việc nhận thức và vận dụng các kiến thức về quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng và Nhà nước về dân tộc và tôn giáo là nội dung quan trọng không thể thiếu đối với công chức văn hóa xã. Đây là hai nội dung có tính đặc thù trong đời sống của đồng bào dân tộc (đa số và thiểu số), nó có tính nhạy cảm liên quan đến quan hệ dân tộc, quan hệ xã hội giữa các cộng đồng xã hội, cộng đồng tôn giáo. Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đổi mới đối với sự phát triển toàn diện của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa; chính sách tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào thuộc các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo trong nước. Tình hình đó đã tạo ra sự phấn khởi cho các đối tượng chính sách trong xây dựng đời sống kinh tế-xã hội và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc ở các các địa phương.
Tuy nhiên Dân tộc và Tôn giáo là hai vấn để có những đặc trưng riêng về lý luận và thực tiễn quản lý. Đây là hai vấn đề mang tính toàn cầu, gắn với sự phát triển của nhân loại và đặc điểm lịch sử của từng quốc gia. Do vậy đây cũng là hai vấn đề mà các thế lực thù địch luôn lợi dụng đề gây mất ổn định chính trị, kìm hãm sự phát triển của đất nước và các địa phương.
Do vậy công chức văn hóa xã trong quá trình hoạt động quản lý và tổ chức các hoạt động liên quan đến nội dung dân tộc và tôn giáo cần thận trọng, quán triệt và vận dụng các nguyên tắc cơ bản về dân tộc và tôn giáo của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn địa phương. Có như vậy, công tác văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch liên quan đến nội dung dân tộc và tôn giáo ở địa phương mới đáp ứng yêu cầu, mục tiêu nhiệm vụ đề ra.
**************
Câu hỏi thảo luận
1.Dân tộc- quốc gia và Dân tộc-tộc người là gì?
2. Để vận dụng kiến thức về Dân tộc trong công tác của công chức văn hóa xã cần thực hiện những nội dung gì?
3.Tín ngưỡng, tôn giáo là gì? (theo Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo)?
4. Để vận dụng kiến thức về Tín ngưỡng, tôn giáo trong công tác của công chức văn hóa xã cần thực hiện những nội dung gì ?