Nhu cầu học tập nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức văn hoá xã hội xã

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 82)

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:

5. Nhu cầu học tập nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức văn hoá xã hội xã

môn của đội ngũ cán bộ công chức văn hoá - xã hội xã

5.1. Tầm quan trọng của việc học tập nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng nghiệpvụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức văn hoá - xã hội xã vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công chức văn hoá - xã hội xã

Như đã trình bày ở trên người cán bộ công chức văn hoá-xã hội xã có vai trò, vị trí và tầm quan trọng rất to lớn đối với công tác quản lý và phát triển các hoạt động văn hoá - xã hội ở cơ sở.

Đặc điểm hạn chế nổi bật của đội ngũ cán bộ công chức văn hoá - xã hội xã ở các vùng nông thôn là trình độ năng lực còn nhiều khập khiễng, bất cập, lúng túng và bị động. Hầu hết đội ngũ này đều được lớn lên và trưởng thành từ các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao quần chúng, chưa được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cũng như lý luận Chính trị - Hành chính chuyên sâu, đa phần là trình độ trung cấp, rất hiếm trình độ đại học, đặc biệt ở những vùng trung du, miền núi, dân tộc cho đến thời điểm này vẫn còn không ít cán bộ công chức văn hoá - xã hội xã chưa đạt tới trình độ trung cấp; Trong khi đó họ cùng một lúc phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, lại thường xuyên thay đổi, rất ít cán bộ được công tác lâu dài vì phần lớn phụ thuộc vào cơ cấu nhân sự của Cấp ủy, Hội Đồng Nhân Dân và Ủy ban nhân dân cấp xã theo từng nhiệm kỳ. Thông thường những cán bộ công chức văn hóa - xã hội xã có phẩm chất, năng lực, chuyên môn và kinh nghiệm công tác tốt sẽ được Cấp ủy, Hội Đồng Nhân Dân và Ủy ban nhân dân cấp xã nhiệm kỳ mới tiến cử, hoặc đề bạt, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ tịch phụ trách văn xã, ngược lại có thể sẽ phải nghỉ công tác hoặc chuyển

đổi bố trí công việc khác, thay vào đó là nhân sự mới. Nhân sự mới rất ít người có nghề nghiệp tương đồng với các hoạt động văn hóa, thể thao gia đình và du lịch, cũng có thể đang công tác ở lĩnh vực khác chuyển sang hoặc mới được tuyển dụng và tình trạng đó lặp đi lặp lại theo từng nhiệm kỳ, nên trong thực tế trình độ và năng lực công tác của đội ngũ cán bộ công chức văn hoá-xã hội xã ở các vùng nông thôn hiện nay đang ở trong tình trạng đáng quan ngại.

Do đó, hơn ai hết họ rất quan tâm đến việc rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, và mong muốn được học tập nâng cao kiến thức quản lý nhà nước và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, để đủ sức, đủ lực hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; Đồng thời tự thân họ luôn có ý thức trau dồi bản lĩnh chính trị, không hoang mang, dao động trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; và như vậy họ rất cần được các cấp uỷ Đảng và các cấp Chính quyền địa phương thường xuyên, liên tục mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng để giúp họ không chỉ có khả năng tổ chức, quản lý mà còn biết phát huy thế mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch của từng địa phương, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân, giúp cho nhân dân biết gạn đục khơi trong, biết trân trọng giữ gìn những giá trị đạo đức truyền thống cao quí của gia đình, dòng tộc, nói rộng ra là của xứ sở quê hương đúng với cốt cách, tâm hồn và tinh thần yêu nước nồng nàn của cả dân tộc đã được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, làm cho đời sống văn hoá, thể thao, gia đình và du lịch của mỗi địa phương thêm phong phú, sinh động, hấp dẫn và ngày càng phát triển trở nên nhu cầu thiết yếu đối với họ hơn bao giờ hết.

Vậy làm thế nào để người cán bộ công chức văn hoá - xã hội xã có khả năng quản lý, vận động tuyên truyền và hướng dẫn cộng đồng dân cư đang sinh sống trên các vùng nông thôn rộng lớn của tổ quốc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tiến đến mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”? Một trong những giải pháp tích cực hữu hiệu nhất có thể trả lời được câu hỏi nêu trên là phải kịp thời mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp các hoạt động văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch cho đội ngũ cán bộ công chức này. Nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức văn hóa - xã hội xã cần tập trung vào những nội dung chủ yếu và thiết thực mà chính đội ngũ cán bộ công chức văn hoá - xã hội xã có nhu cầu như sau:

5.2. Nhu cầu về nội dung đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ công chức vănhoá - xã hội xã hoá - xã hội xã

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 82)