- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:
c. Quan niệm về cơ sở
Theo Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 2006) cho rằng: cơ sở là cái làm nên nền tảng, trong quan hệ với những cái xây dựng trên đó hoặc dựa trên đó mà tồn tại, phát triển1.
Khái niệm "cơ sở" ở đây được hiểu là một tổ chức, một địa điểm cụ thể gắn với đơn vị hành chính cơ bản hoặc một đơn vị, cơ quan cụ thể của một tổ chức nhất định.
Do đó, cơ sở hành chính hoặc mang tính hành chính và đơn vị cơ sở trong trường hợp này thể hiện ra 4 loại như sau:
- Các đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. - Các cơ quan, tổ chức hành chính sự nghiệp. - Các đơn vị, tổ chức sản xuất, kinh doanh. - Các đơn vị lực lượng vũ trang, công an.
Như vậy, xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính nhà nước cấp thấp nhất và là đơn vị cơ bản nhất để ở đó tiến hành triển khai tổ chức xây dựng ĐSVH ở nước ta.
Song, trong thực tế việc xây dựng ĐSVH ở cơ sở nếu chỉ dừng lại ở xã, phường, thị trấn thì chưa đủ, và không thể thành công nếu không triển khai việc xây dựng ĐSVH ở các đơn vị bên dưới của các cơ sở xã, phường. Đó là những thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, plây, phum, sóc…(đối với xã) phố hay tổ dân phố (đối với phường, thị trấn). Đây là đặc thù có tính lịch sử của Việt Nam và cũng là nét đặc trưng văn hoá Việt Nam.
Khái niệm "văn hoá làng" cũng từ đây mà ra, từ trong xây dựng ĐSVH ở cơ sở mà đi đến có làng văn hoá rồi phát triển trở thành có danh hiệu "Làng Văn hoá" như hiện nay. Những khái niệm xây dựng ĐSVH ở cấp xã và trên địa bàn cấp xã cũng nảy sinh rồi tiến tới có xã văn hoá. Từ "Văn hoá gia đình", "Tộc ước" (quy ước của dòng họ) đến "Gia đình văn hoá", từ Hương ước đến Quy ước văn hoá tiếp tục ra đời và phát triển.
Chúng ta thường phân ra có văn hoá bác học và văn hoá dân gian. Cơ sở thường là nơi sản sinh ra các sản phẩm văn hoá dân gian, lưu giữ các giá trị truyền thống. Có thể nói đó là những bảo tàng sinh động, bảo vệ hiệu quả và truyền thụ sâu sắc các giá trị văn hoá dân tộc tốt nhất từ đời này sang đời khác, từ thế kỷ này sang thế kỷ khác.
Các đơn vị hành chính sự nghiệp (như cơ quan nhà nước, đoàn thể, bệnh viện, trường học...), đơn vị sản xuất-kinh doanh (công ty, xí nghiệp, khu công nghiệp...), đơn vị lực lượng vũ trang (các đơn vị công an, bộ đội, đồn biên phòng...) là những đơn vị cơ sở theo các tiêu chí riêng, có các điều kiện cho phép là những cơ sở có đủ điều kiện để tổ chức việc xây dựng ĐSVH theo quy định, có thể phối hợp và rất cần phối hợp với xã, phường, thị trấn theo chỉ đạo chung.
Hiện nay, cần phân biệt việc xây dựng ĐSVH ở cơ sở do Bộ Văn hoá-Thông tin (trước đây) phát động và chủ trì với phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng ĐSVH ở khu dân cư" do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam điều hành từ năm 1995 đến nay và phong trào vẫn theo hướng dẫn của UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Sự thống nhất của Ban chỉ đạo Trung ương phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", cuộc vận động này sẽ sang trang mới theo Chỉ thị số 1869 CT-TTg ngày 10/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Các khu dân cư ở đây nằm dưới cơ sở, chịu sự quản lý của cấp uỷ Đảng, chính quyền cấp cơ sở sẽ tập trung đầu mối, đỡ chồng chéo rối bận cho cơ sở hơn.
1.2. Vài nét cơ bản về quá trình xây dựng ĐSVH ở cơ sở
Đến nay vấn đề xây dựng ĐSVH ở cơ sở đã trở nên rất quen thuộc đối với người dân ở mọi miền đất nước. Đó cũng là mối quan tâm thường trực của những người làm công tác văn hoá nói chung, cán bộ văn hoá các địa phương, đặc biệt là ở các xã, phường.
Từ khi thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, Bộ Văn hoá- Thông tin khi đó đã chủ trương phát động trong cả nước phong trào xây dựng ĐSVH ở cơ sở (1981-1985), có những nội dung, chỉ tiêu rõ ràng với 6 mặt công tác chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ được xác định là: Thông tin cổ động, văn nghệ quần chúng, đọc sách báo và thư viện, nếp sống văn hoá, giáo dục truyền thống, hoạt động nhà văn hoá-câu lạc bộ.
Quan niệm về xây dựng ĐSVH ở cơ sở lúc đó cũng xác định phải chú trọng cả 3 lĩnh vực là xây dựng và phát triển phong trào, tổ chức bộ máy ở cơ sở và xây dựng
thiết chế văn hoá. Càng về sau khi cơ chế quản lý theo lối hành chính, bao cấp cũ dần bị phá vỡ, từ thực tiễn nảy sinh vấn đề tự chủ về kinh tế, đặc biệt là ở nông thôn, vấn đề xây dựng ĐSVH ở cơ sở cũng như hoạt động văn hoá nói chung cần phải thực hiện theo hướng xã hội hoá mà ban đầu ở nhiều địa phương, cơ sở đã thực hiện với cách gọi là "Nhà nước và nhân dân cùng làm".
Xác định là công tác rất quan trọng nên ngay từ đầu Bộ Văn hoá-Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã thành lập bộ phận thường trực (kiêm nhiệm) giúp việc cho lãnh đạo Bộ công tác xây dựng ĐSVH ở cơ sở, do đích thân Bộ Trưởng chỉ đạo. Khi công tác đã tương đối đi vào nề nếp và ngày càng thấy đây là công tác lâu dài nên cơ quan thường trực này được giao hẳn về Cục Văn hoá quần chúng (chuyên trách) theo dõi, tổng hợp. Đây là đầu mối phối hợp với các cơ quan liên quan trong và ngoài ngành, sau này là Cục Văn hoá-Thông tin cơ sở, hiện nay là Cục Văn hoá Cơ sở kiêm nhiệm cả trách nhiệm Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá .
Có thể nói từ khi có phong trào xây dựng ĐSVH ở cơ sở hệ thống thiết chế văn hoá-thông tin ở cơ sở từng bước được phát triển, hoàn thiện mà trước đó ở mỗi địa phương chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Theo thống kê của Bộ Văn hoá-Thông tin đến năm 1999 (năm cuối của Thế kỷ 20) đã có 833 thiết chế văn hoá- thông tin cơ sở, trong đó có 76 Trung tâm Văn hoá-Thông tin (Nhà văn hoá thể thao) cấp quận, huyện, 597 đơn vị thông tin lưu động các cấp và 19.535 đội văn nghệ quần chúng các loại. Nhờ có các cơ sở vật chất, và phương tiện chuyên dùng được tạo dựng trong thời gian đó đã góp phần quyết định tới việc nâng cao đời sống văn hoá cho nhân dân ở khắp mọi miền Tổ quốc.
Hàng loạt các văn bản quản lý Nhà nước đã lần lượt ra đời, từ Quy chế, Thông tư, đến Chỉ thị, Nghị định, Pháp lệnh.... liên quan đến lĩnh vực văn hoá-thông tin cơ sở đã tạo hành lang pháp lý cần có cho các hoạt động văn hoá-thông tin đồng bộ khắp cả nước, đảm bảo cho các hoạt động phong phú, đa dạng này được quản lý đúng hướng, góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Đội ngũ cán bộ văn hoá-thông tin cơ sở đã hình thành và phát triển lên rất nhiều. Cán bộ các cấp được đào tạo, có chức danh, tiêu chuẩn, có chế độ, chính sách để thực thi nhiệm vụ mà trước đó đặc biệt là ở xã, phường chưa hề có.
Các hoạt động bề nổi như Liên hoan thông tin lưu động, Hội diễn văn nghệ quần chúng, Lễ hội hoặc tổ chức các hoạt động văn hoá-nghệ thuật ở địa phương hay vùng miền... nở rộ, ngày càng sâu đậm bản sắc dân tộc với những khai thác, sáng tạo đáp ứng nhu cầu giao lưu, hội nhập của thời kỳ đổi mới của đất nước và phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa.
Công tác xây dựng ĐSVH ở cơ sở đến nay đã trải qua gần 30 năm (tính từ năm 1981), đã đi qua hai thế kỷ, từ những thập niên cuối của thế kỷ 20 đến thập niên đầu của thế kỷ này. Đó là một hành trình phấn đấu bền bỉ, liên tục với bao thăng trầm, biến đổi, với những phấn khởi, tự hào…cùng những ưu điểm và nhược điểm tồn tại khó tránh khỏi như các hoạt động khác. Một trong những cái được nhất, đáng kể nhất, cũng là tâm điểm nhất của những người làm công tác văn hoá cơ sở là xây dựng Làng văn
hoá. Phong trào này thực sự phát triển từ cơ sở mà lên, đi từ không đến có bởi lúc đầu là tự phát, làm "chui" ở một số địa phương, chủ yếu là ở một số tỉnh khu vực đồng bằng Bắc Bộ như Nam Định, Hà Tây, Hà Bắc, Thanh Hoá...
2. Nội dung cơ bản về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở2.1. Xây dựng thiết chế văn hoá-thông tin ở cơ sở