Lê Ngọc Thắng-Lâm Bá Nam: Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam NXB Văn hóa Dân tộc, HN,

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 117)

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:

3 Lê Ngọc Thắng-Lâm Bá Nam: Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam NXB Văn hóa Dân tộc, HN,

Khái niệm đồng bằng được sử dụng phổ biến ở nước ta nhằm chỉ một khu vực địa lý phân theo các cảnh quan địa lý và địa hình. Trên đại thể, vùng đồng bằng tương ứng với vùng thấp, cao hơn một chút là vùng trung du (hay vùng giữa, vùng đệm) và vùng núi, cao nguyên (vùng cao).

Nhìn trên bản đồ Việt Nam theo hình chữ S nối liền một dải, vùng đồng bằng gắn liền với vùng duyên hải, chiếm khoảng ¼ diện tích đất liền của cả nước. Theo các nhà địa lý, địa chất, do tính đa dạng của thiên nhiên, khu vực đồng bằng có thể phân chia thành thành các dạng: Đồng bằng châu thổ Bắc Bộ; các đồng bằng ven biển Trung Bộ và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long4 có quá trình hình thành và những đặc trưng riêng trong quá trình kiến tạo địa lý. Trong mỗi vùng như vậy lại được phân chia thành nhiều tiểu vùng với các sắc thái riêng. Để tiện bạn đọc theo dõi, trước khi xem xét về các đặc trưng văn hóa theo vùng và tộc người, chúng tôi xin trình bày khái quát về các vùng và tiểu vùng từ góc độ sinh thái nhân văn:

1. 2. Các vùng cảnh quan đồng bằng

1.2.1. Đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng hay đồng bằng Bắc Bộ là một châu thổ được hình thành do sự bồi tụ phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình trong một vụng biển mà bờ là một vùng đồi núi. GS. Lê Bá Thảo gọi đồng bằng sông Hồng là món quà của các dòng sông. Sông Hồng và sông Thái Bình chính là sự hội nhập nhiều dòng sông ở thượng nguồn và trên vùng đồng bằng hiện tại được chia ra làm nhiều sông nhánh, các nhánh này càng ra gần biển càng tỏa ra thành nhiều nhánh nhỏ hơn. Sông Hồng sau khi rời khỏi Sơn Tây đã tách ra một sông nhánh quan trọng là sông Đáy, khi tới Hà Nội lại tách thêm thành sông Đuống, đến Hưng Yên thì chia nước theo sông Luộc và sông Phủ Lý, xuống Nam Định, Thái Bình thì tỏa ra thành sông Trà Lý, Sông Nam Định và sông Ninh Cơ. Mạng lưới sông Thái Bình (được hợp thành bởi sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam) từ phía dưới Phả Lại càng đa dạng và phức tạp hơn do ảnh hưởng của Thủy triều. Ban đầu có 2 nhánh chính là sông Kinh Thầy và sông Thái Bình nhưng từ Hải Dương thì mạng lưới sông nhánh dày đặc.

Bờ biển của châu thổ thường phẳng và thoai thoải. Từ hàng vạn năm trước đã diễn ra quá trình đấu tranh quyết liệt gữa đất liền và biển cả và về sau này là cuộc đấu tranh bền bỉ, quyết liệt của con người với thiên nhiên trong quá trình chinh phục và khai thác vùng đất này .

Ranh giới tự nhiên của đồng bằng sông Hồng bắt đầu phía đông từ Yên Lập đi men chân núi qua Phả Lại, vòng lên Lục Nam rồi men theo chân đồi Lạng Giang mà đi tới Kép, tiếp theo chân đồi Yên Thế sang Phú Bình, Phổ Yên, vòng qua chân núi Tam Đảo sang Vĩnh Yên, Việt Trì rồi theo sông mà tới Bất Bạt. Ranh giới phía Tây đồng bằng đi men theo chân núi Ba Vì, qua Chợ Bến, Dục Khê, Đoan Vĩ, từ đó đi ra biển theo chân các dãy núi đá vôi ngăn cách Ninh Bình và Thanh Hóa.

Đồng bằng sông Hồng gắn liền với dòng sông Cái (sông Mẹ) vĩ đại, hàng năm cung cấp trên 100 triệu tấn phù sa, đóng vai trò chính trong việc tạo dựng đồng bằng

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 117)