Trong chuyên đề này chúng tôi không có điều kiện đi sâu phân tích mối quan hệ các ngành nghề kinh tế của người Việt, vốn là vấn đề học thuật rất lý thú và phức tạp, liên quan đến lịch sử quá trình hoạt động kinh tế ở

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 121)

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:

5 Trong chuyên đề này chúng tôi không có điều kiện đi sâu phân tích mối quan hệ các ngành nghề kinh tế của người Việt, vốn là vấn đề học thuật rất lý thú và phức tạp, liên quan đến lịch sử quá trình hoạt động kinh tế ở

người Việt, vốn là vấn đề học thuật rất lý thú và phức tạp, liên quan đến lịch sử quá trình hoạt động kinh tế ở Việt Nam từ thời cổ đại. Xem Phan Gia Bền: Sở thảo Lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam. NXB Văn Sử Địa, HN, 1957; Lâm Bá Nam: Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ. NXB KHXH, H, 1999

trong gia đình (vợ -chồng, Bố mẹ-con...) cởi mở và bền chặt. Trong một số hoạt động kinh tế phụ nữ luôn đóng vai trò quan trong như trồng lúa, một số hoạt động thủ công nghiệp, đặc biệt là buôn bán nhỏ phụ nữ có vai trò quan trọng hàng đầu. Ca dao mô tả:

Trên đồng cạn dưới đồng sâu Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa

Tuy nhiên, khi nói đến gia đình không thể không nói đến gia tộc, một dạng thức gia đình mở rộng được liên kết trước hết bởi mối quan hệ dòng máu và cả hôn nhân:

- Thiết chế dòng họ: Trong hệ thống thiết chế của người Việt dòng họ có vai trò rất quan trọng từ trong lịch sử cho đến thời hiện tại. Dấu ấn của dòng họ gắn liền với quá trình hình thành cộng đồng cư dân (làng, xóm). Vì thế không có gì lạ, nhiều làng xã mang tên dòng họ có công dựng làng ban đầu như Lê Xá, Ngô Xá, Nguyễn Xá (Nguyên Xá), Lưu Xá, Đặng Xá... Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trước đổi mới, vai trò của dòng họ bị “chìm khuất” tiếp tục được trỗi dậy với xậy dựng cải tạo nhà thờ họ, quỹ khuyến học dòng họ, khu mộ dòng họ và thậm chí thành lập Ban liên lạc các dòng họ trong phạm vi cả nước rầm rộ trong những năm gần đây. Vì thế có nhà nghiên cứu gọi đây là văn hóa dòng họ6.

Thiết chế gia đình, dòng họ gắn chặt với thiết chế làng. Quan niệm truyền thống của người Việt gắn bó với quê hương làng xóm, dù trong nghèo khổ thì mỗi thành viên đều gắn bó với làng, họ quan niệm: Sống ở làng, sang ở nước.

Làng Việt ở đồng bằng là một không gian tự quản và do đó thường được hình dung được bao bọc bởi lũy tre xanh mà điển hình là đồng bằng Bắc Bộ và vì thế người ta thường hay nói tính khép kín tương đối của làng xã: Trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ.

Trong lịch sử dài lâu, trước những thách đố của thiên nhiên, con người phải chung lưng đấu cật, dựa vào nhau để tồn tại và do đó làng xã thành nơi cố kết các thành viên theo quan niệm: Bán anh em xã mua láng giềng gần, tối lửa tắt đèn có nhau... Từ đó hình thành nên thiết chế mang tính tự quản của làng xã. Ngoài thiết chế quan phương (chính thống) của hệ thống chính quyền mà thời nào cũng có, trong làng xã cổ truyền còn tồn tại hàng loạt các thiết chế phi quan phương khác như: Phe, hội, phường, giáp, vốn rất đa dạng, ví dụ riêng hội có: Hội tư văn, hội đồng niên, hội đồng môn, hội đi chùa, hội cày, hội cấy... Mỗi thiết chế như vậy nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định của các thành viên cộng đồng.

Trong từng cộng đồng làng bao giờ cũng có hương ước để đảm bảo cho sự vận hành, mặc dù không phải lúc nào lệ làng cũng phù hợp với luật nước theo kiểu (phép vua thua lệ làng).

Mỗi cộng đồng làng luôn tồn tại một không gian tâm linh (đình, đền, chùa) mang dấu ấn và đặc trưng của làng và gắn liền với nó là các hoạt động văn hóa-tôn giáo. Tôn giáo ở làng Việt ngoài ý thức hệ Nho giáo, phải kể đến Phật Giáo, Đạo giáo trên nền

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 121)