Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn nghiệp vụ của công chức Văn hoá Xã hội xã.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 77)

- Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:

2. Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và tiêu chuẩn nghiệp vụ của công chức Văn hoá Xã hội xã.

Văn hoá - Xã hội xã.

Điều 14, Chương II, trong Quy định Tiêu chuẩn, nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ) đã nêu rõ:

2.1. Chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc thông tin tuyên truyền giáo dục về đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế - chính trị ở địa phương và đấu tranh chống âm mưu tuyên truyền phá hoại của địch; báo cáo thông tin về dư luận quần chúng về tình hình môi trường văn hoá ở địa phương lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ, lễ hội truyền thống, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa phương, điểm vui chơi giải trí và xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi trụy dưới hình thức văn hoá, nghệ thuật và các tệ nạn xã hội khác ở địa phương.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức vận động để xã hội hoá các nguồn lực nhằm xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, bảo vệ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các điểm vui chơi giải trí ở địa phương.

- Hướng dẫn, kiểm tra đối với tổ chức và công dân chấp hành pháp luật trong hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao.

- Lập chương trình, kế hoạch công tác văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao, công tác lao động, thương binh và xã hội trình Uỷ ban nhân dân cấp xã và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch được phê duyệt.

- Thống kê dân số, lao động, tình hình việc làm, ngành nghề trên địa bàn; nắm số lượng và tình hình các đối tượng chính sách lao động - thương binh và xã hội.

- Hướng dẫn và nhận hồ sơ của người xin học nghề, tìm việc làm, người được hưởng chính sách ưu đãi, chính sách xã hội trình Uỷ ban nhân dân xã giải quyết theo thẩm quyền.

- Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chi trả trợ cấp cho người hưởng chính sách lao động, thương binh và xã hội...

- Phối hợp với các đoàn thể trong việc chăm sóc, giúp đỡ các đối tượng chính sách; quản lý các nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ và bảo trợ xã hội, việc nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng xã hội ở cộng đồng.

- Theo dõi thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo.

- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện sơ kết, tổng kết báo cáo công tác văn hoá, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao, công tác lao động - thương binh và xã hội ở xã, phường, thị trấn.

Lưu ý: Các cấp uỷ Đảng và các cấp Chính quyền địa phương căn cứ vào chỉ tiêu biên chế cấp xã loại I , loại II, loại III được quy định tại Nghị định 92 của chính phủ mà sắp xếp bố trí tuyển dụng công chức văn hoá - xã hội xã sao cho phù hợp và tương xứng với hoàn cảnh và điều kiện của từng địa phương. Nếu các xã loại I và loại II chỉ tiêu biên chế được quy định nhiều hơn thì có thể tuyển dụng 02 công chức văn hoá-xã hội xã. Và căn cứ vào trình độ năng lực của từng người mà phân công, phân nhiệm phần việc nào thuộc lĩnh vực văn hoá, phần việc nào thuộc lĩnh vực xã hội một cách rành mạch, rõ ràng, tránh sự chồng chéo, tạo điều kiện cho hai cán bộ công chức có cùng chức danh văn hoá- xã hội xã hoạt động có hiệu quả.

2. 2. Tiêu chuẩn

- Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

- Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi.

- Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên.

- Chuyên môn nghiệp vụ: Ở khu vực đồng bằng phải đạt trung cấp về văn hoá nghệ thuật (chuyên ngành) hoặc trung cấp quản lý Văn hoá - Thông tin hoặc trung cấp nghiệp vụ Lao động - Thương binh và xã hội trở lên. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về một trong các ngành chuyên môn trên; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các ngành chuyên môn nêu trên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước và ngành chuyên môn còn thiếu liên quan tới nhiệm vụ được giao. Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng thành thạo các trang thiết bị, kỹ thuật tin học phù hợp với ngành chuyên môn.

2.3. Chế độ chính sách của Nhà nước đối với công chức văn hóa-xã hội xã.

(Căn cứ theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã).

- Chế độ tiền lương, phụ cấp

Công chức cấp xã nói chung và công chức văn hóa-xã hội xã nói riêng nếu tốt nghiệp trình độ đào tạo từ sơ cấp trở lên phù hợp với chuyên môn của chức danh đảm

nhiệm, thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước), bảng lương số 4 (Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về việc chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang), nếu chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định thì được hưởng lương bằng 1,18 so với mức lương tối thiểu chung;

- Chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

Cán bộ cấp xã quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này; công chức cấp xã quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định này và cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, chức danh thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Trường hợp cán bộ, công chức cấp xã khi nghỉ việc đã hết tuổi lao động, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được đóng tiếp theo quy định tại Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ đến khi đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng lương hưu hàng tháng.

- Chế độ đào tạo, bồi dưỡng

Cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp tiêu chuẩn chức danh hiện đang đảm nhiệm và theo quy hoạch cán bộ, công chức.

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm: a) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức;

b) Đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý.

Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức do Chính phủ Quy định. Cán bộ, công chức cấp xã khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, được hưởng chế độ như sau:

a) Được cấp tài liệu học tập;

b) Được hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung; c) Được hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập.

3.. Đặc điểm tình hình đội ngũ cán bộ công chức văn hóa-xã hội xã hiện nay

Theo Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn thì cán bộ công chức văn hóa -xã hội xã có 11 nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên trong thực tế, cán bộ công chức văn hóa - xã hội xã phải thực hiện nhiều hơn con số 11 nhiệm vụ. Qua quá trình khảo sát thực tế tại một số địa phương trên cả nước, có thể liệt kê những nhiệm vụ của cán bộ công chức văn hóa- xã hội xã như sau:

- Tham mưu giúp UBND trong việc tổ chức các hoạt động TDTT, văn hóa, văn nghệ quần chúng, xây dựng các câu lạc bộ, lễ hội truyền thống, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh ở xã, điểm vui chơi giải trí và xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, kiểm tra các dịch vụ văn hóa, tổ chức phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phụ trách đài truyền thanh, ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi trụy dưới hình thức văn hóa, nghệ thuật và các tệ nạn xã hội khác trên địa bàn xã.

- Giúp UBND xã trong việc tổ chức vận động để xã hội hóa các nguồn lực nhằm xây dựng, phát triển sự nghiệp văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao …

- Hướng dẫn, kiểm tra đối với các tổ chức và công dân chấp hành pháp luật trong các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục, thể thao …

- Lập chương trình, kế hoạch công tác văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền, thể dục thể thao và tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch đã được phê duyệt.

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa xã hội (Trang 77)