Đưa Phật giáo nhập thế để trị quốc, an dân

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với phật giáo (Trang 151)

1 Lý do Nhân Tông đặt câu hỏi này được chính Nhân Tông ghi trong “Thượng Sĩ Ngữ Lục” do Ngài soạn Trong Thượng Sĩ Ngữ Lục có đoạn viết: “Riêng tôi, nay cũng nhờ ơn Thượng Sĩ dạy dỗ Lúc

3.4.2. Đưa Phật giáo nhập thế để trị quốc, an dân

Tinh thần nhập thế của Phật giáo thời Trần có trong ý tưởng của vị vua đầu triều. Trước khi gặp Quốc sư Đạo Viên trên núi Yên Tử, tuy có tín tâm nơi Phật pháp, nhưng chắc Trần Thái Tông mới chỉ coi Phật giáo như một tín ngưỡng. Đức Phật là một đối tượng bên ngoài tâm và vô cùng vĩ đại, có thể phù hộ che chở. Nhưng sau khi được Quốc sư Đạo Viên khuyên nhủ và giảng giải, vua Trần Thái Tông đã ngộ ra rằng, Phật ở ngay chính tại tâm ta, chỉ vì vô minh mà chưa nhận ra thôi. Đúng như trong kinh Phật dạy: “Chúng sinh giai hữu Phật tính”. Quốc sư Đạo Viên đã khai mở cánh cửa vô minh cho vua, chỉ cho vua thấy rõ Phật đang ở đâu,

152

đồng thời chỉ rõ trách nhiệm của một bậc quân vương là Phật tử. Trong bài tựa của

Thiền Tông chỉ nam, vua Trần Thái Tông đã thuật lại những lời khuyên của Quốc sư như sau:

“Trong núi vốn không có Phật, Phật chỉ có trong tâm. Tâm vắng lặng mà biết, đó gọi là chân Phật. Nay Bệ hạ nếu ngộ được tâm ấy, thời tức khắc thành Phật, không phải nhọc công tìm đâu xa [73, tr.54].

Khi Quốc sư chỉ rõ Phật nơi tâm và Thái sư Trần Thủ Độ cùng toàn thể quần thần nhất quyết mời về để tiếp tục ngôi vua, Thái Tông vẫn còn phân vân, Quốc sư cầm tay vua nói tiếp:

“Phàm làm đấng nhân quân, phải lấy ý muốn của thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón Bệ hạ về triều, Bệ hạ không thể không trở về được. Song, việc tham cứu nội điển, xin Bệ hạ luôn luôn để tâm, chớ quên” [73, tr.55].

Khi đã thấu hiểu rằng người làm đấng nhân quân Phật tử phải vì dân, lo cho dân, ý muốn của thiên hạ chính là ý muốn của mình mới trưởng dưỡng được lòng từ bi, vua Trần Thái Tông đã thanh thản quay về tiếp tục trách nhiệm của một quân vương, đồng thời cũng làm tròn trách nhiệm của một Phật tử. Qua thời gian trị vì, vua Trần Thái Tông đã có những đóng góp xuất sắc với dân tộc, với đất nước. Việc tu hành Thái Tông cũng không hề trễ nải. Vua đã ngộ ra được rất nhiều điều, cả về những pháp thế gian cũng như pháp xuất thế gian. Chính vì vậy mà sau khi nhường ngôi, Thái Tông tổng kết thực tế tu tập của mình, làm nên những tác phẩm vô cùng giá trị như Thiền Tông chỉ namKhóa hư lục.

Từ Trần Thái Tông, bắt đầu hình thành nên một truyền thống nhường ngôi cho thái tử để làm Thượng hoàng khi còn rất trẻ. Việc vua Trần Thái Tông nhường ngôi lên làm Thái Thượng hoàng ở tuổi mới 41, khi còn rất sung sức, có thể lý giải bằng một số lý do sau đây:

Thứ nhất, vì vua rất mến mộ đạo Phật, ham đọc và nghiên cứu Phật điển, nên muốn có nhiều thời gian chuyên tâm cho việc tu học Phật pháp. Sớm nhường ngôi lên làm Thượng hoàng, một mặt để tạo điều kiện cho vua trẻ tập làm quen với công

153

việc lãnh đạo đất nước, nhưng mặt khác vua cũng có nhiều thời gian hơn để tu tập Phật pháp và hỗ trợ cho sự phát triển của Phật giáo.

Dưới thời Trần, giáo hội đã tách khỏi nhà nước. Đây là điểm khác với nhà Lý, căn cứ vào Đại Việt sử ký toàn thư chúng ta biết rằng:

“Năm Giáp Thìn, niên hiệu Thiên ứng Chính Bình thứ 13 (1244), tháng 3, cho Phùng Tá Khang cha Phùng Tá Chu làm Tả nhai đạo lục, tước tả lang. Bấy giờ các vương hầu bổ quan tăng đạo thì gọi là Tả nhai, vì không để cho đứng vào hàng ngũ các quan trong triều. Tả nhai là phẩm cao nhất của tăng đạo. Không phải là người thông thạo tôn giáo của mình thì không được dự càn. Nay phong Tá Khang là lễ ưu hậu lắm”.[14, tr.20]

Như vậy, chức Tả nhai là chức cao nhất của Phật giáo và Đạo giáo thời Trần nhưng vẫn không được tham dự vào triều chính. Do đó, vua nhường ngôi làm Thượng hoàng sẽ thuận lợi hơn cho việc hoằng dương Phật pháp. Điều ấy cũng có nghĩa, để đối xử bình đẳng với các tôn giáo, thì việc ủng hộ, giúp đỡ cho Phật giáo của triều đình không thể trực tiếp như thời Lý, mà phải bằng cách gián tiếp.

Thứ hai, việc truyền ngôi khi vua còn khỏe mạnh và minh mẫn sẽ giúp cho triều chính được ổn định, không xảy ra chuyện tranh giành ngôi vị.

Thứ ba, bằng uy tín và uy lực của mình, Thượng hoàng là hậu phương vững chắc cho vua trẻ, làm tăng thêm sức mạnh và quyền lực của triều đình.

Thứ tư, về đối ngoại, vì Trung Quốc coi Đại Việt như là chư hầu nên chỉ phong vương cho vua Đại Việt. Với ý nghĩa đó, việc nhường ngôi của các vua triều Trần còn hàm ý Thượng hoàng tương đương với hoàng đế của Trung Quốc. Đây cũng là một cách biểu đạt tế nhị mối quan hệ bình đẳng, ngang hàng giữa Đại Việt và Trung Quốc.

Dưới thời Lý, tinh thần nhập thế của Phật giáo thể hiện chủ yếu thông qua các bậc cao tăng chủ động tư vấn cho vua với mục đích giúp vua gần dân hơn, thân dân hơn. Điều đó vừa mạng lại lợi ích cho dân tộc, vừa giúp làm tăng uy tín của nhà nước trước dân, đồng thời cũng giúp cho Phật giáo được phát triển. Sang đến thời nhà Trần, Phật giáo nhập thế, chủ yếu lại từ các vua quan triều đình. Lúc này việc

154

xã hội hóa Phật giáo được các ông vua Phật tử chủ động, nên vai trò cố vấn của các bậc cao tăng không còn trực tiếp nơi công đường nữa. Nhất là đến đời vua Trần Nhân Tông, tinh thần nhập thế của Phật giáo càng mạnh mẽ, rộng rãi, và sâu sắc hơn.

Theo Tam Tổ Thực Lục thì, khi Điều Ngự Giác Hoàng được lập làm thái tử đã 3 lần chối từ để nhường cho em, nhưng không được. Ngài cũng đã định bỏ trốn vào núi Yên Tử để tu hành, nhưng bị vua cha tìm thấy nên bất đắc dĩ phải lên ngôi vua. Nếu như vua Thái Tông là người sau khi được Quốc sư Đạo Viên giảng giải thì ngộ ra mà thực hiện trách nhiệm của một quân vương Phật tử, thì Nhân Tông lại động lòng trắc ẩn từ chính sự than thở của vua cha mà rơi nước mắt. Trong thời gian ăn chay tu hành, Điều Ngự đã có những điều sở đắc nên trong những năm tháng làm vua, làm Thượng hoàng, Ngài không chỉ hành xử như một đấng minh quân mà còn như của một vị Bồ Tát, một người đã đạt tới sự giác ngộ, thấu hiểu cả đạo và đời vô cùng sâu sắc.

Sau khi xuất gia, vua Trần Nhân Tông vẫn đau đáu về một nền văn hóa nhân bản của dân tộc. Vì thế, Ngài chủ trương Phật giáo phải nhập thế mạnh hơn nữa, hay nói một cách khác, phải xã hội hóa Phật giáo, để người dân không chỉ được sống đầy đủ, mà sự hưởng thụ văn hóa cũng phải được chọn lọc, có như vậy cuộc sống của người dân mới thực sự hạnh phúc và bình an. Như trong Tam Tổ thực lục

có kể việc Điều Ngự đi giáo hóa như sau:

“Năm Giáp Thìn, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), sư 21 tuổi. Chính năm này, Nhân Tông Điều Ngự đi khắp xóm làng, dạy dân chúng phá bỏ các dâm từ và thực hành Thập thiện. Mùa đông năm ấy, Anh Tông dâng biểu mời Điều Ngự vào Đại nội để thọ tâm giới tại gia Bồ Tát. Ngày vào thành, vương công, bá quan sắm lễ nghi đầy đủ đón rước xa giá của Điều Ngự, rồi cùng thọ giới pháp” [82, tr.38].

Như vậy, việc xã hội hóa Phật giáo theo tinh thần “Phật pháp bất ly thế gian giác” đã được Điều ngự Giác Hoàng đẩy lên đỉnh cao của quá trình nhập thế. Người không chỉ có uy tín trong triều, mà còn trong cả giới Phật giáo. Ngài hiểu chỉ có kết

155

hợp đạo với đời, đất nước mới thực sự được hòa bình, nhân dân mới được ấm no hạnh phúc, xã hội mới phồn vinh, văn hóa mới được bảo tồn và phát triển.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với phật giáo (Trang 151)