Nội dung cơ bản của chính sách triều Trần đối với Phật giáo

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với phật giáo (Trang 155)

1 Lý do Nhân Tông đặt câu hỏi này được chính Nhân Tông ghi trong “Thượng Sĩ Ngữ Lục” do Ngài soạn Trong Thượng Sĩ Ngữ Lục có đoạn viết: “Riêng tôi, nay cũng nhờ ơn Thượng Sĩ dạy dỗ Lúc

3.4.3. Nội dung cơ bản của chính sách triều Trần đối với Phật giáo

Đến nhà Trần, Phật giáo đã có lịch sử hành đạo hơn một nghìn năm ở nước ta. So với triều Lý tuy có một số thay đổi nhưng về cơ bản các vua Trần vẫn sùng mộ đạo Phật. Hơn thế, chính sách sùng mộ đạo Phật của nhà Trần được thể hiện trên rất nhiều mặt mà sử sách ghi chép còn rất khiếm khuyết. Mặc dù vậy, chỉ căn cứ vào Đại Việt sử ký toàn thư, bộ sách được biên soạn bởi các sử gia Nho học, không mấy thiện cảm với Phật giáo, thì cũng thấy triều đình rất ưu ái đạo Phật.

Chẳng hạn, năm Tân Mão, Kiến Trung năm thứ 7 (1231), “Thượng hoàng xuống chiếu rằng trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng Phật để thờ” [14, tr.13]. Có lệnh này là vì, trước đây thời còn hàn vi, Thượng hoàng (tức Trần Thừa, cha của vua Trần Thái Tông), đã từng nghỉ ở những trạm nghỉ này, có vị sư bảo rằng: “Người trẻ tuổi này ngày sau sẽ đại quý ”, nói xong thì không thấy nhà sư đâu nữa. Cho đến tận năm Bính Thìn, Nguyên Phong năm thứ 6 (1256), thấy sử cũ ghi, tháng 3 nhuận đúc 330 quả chuông, nhưng chuông gì và treo ở đâu thì không thấy nói đến. Năm Nhâm Tuất, Thiệu Long thứ 5 (1262) ghi: “...Lại làm chùa ở phía Tây cung Trùng Quang gọi là chùa Phổ Minh”. Đến tận đời vua Nghệ Tông, việc làm chùa mới lại thấy ghi: “…Sau này Nghệ Hoàng đến Yên Sinh, tưởng nhớ hai người bề tôi đó, liền sai Trần An trùng tu chùa cũ của Tảo và Chung, lại cấp ruộng để thờ cúng, ban tên chùa là chùa Trung Tiết” [14, tr.33]1.

Về việc thỉnh Đại tạng kinh và ấn tống có ghi hai sự kiện đó là: “Vào năm Ất Mùi, Hưng Long năm thứ 3 (1295) mùa xuân, tháng 2, ngày mùng 1, sứ Nguyên Tiêu Thái Đăng sang. Vua sai Nội viên ngoại lang Trần Khắc Dụng, Phạn Thảo cùng đi theo, nhận được bộ kinh Đại tạng đem về để ở phủ Thiên Trường, in bản phó để lưu hành” [14, tr.73].

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với phật giáo (Trang 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)