Trong những bậc Cao tăng phù trì cho Lê Hoàn còn có cả Sùng Phạm, nhưng vì có sự nhầm lẫn về tuổi tác của Sùng Phạm, chưa hợp lý cho nên không đưa vào danh sách những Cao tăng đã phù

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với phật giáo (Trang 56 - 57)

về tuổi tác của Sùng Phạm, chưa hợp lý cho nên không đưa vào danh sách những Cao tăng đã phù trì cho Lê Hoàn. Vì cứ Thiền uyển tập anh, kể cả bản dịch của Ngô Đức Thọ, không thể 1005 mới sinh mà đã phù trì cho Lê Hoàn được, còn Lê Mạnh Thát trong Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh, phần của Sùng Phạm cho rằng có thể do khắc nhầm. Đó phải là thời kỳ trị vì của Lý Thái Tôn?

57

Rảnh rang trên điện các

Chốn chốn dứt đao binh [74, tr.42].

Pháp Thuận không chỉ là một bậc Cao tăng trong giới Phật học, ông còn rất am hiểu và giỏi về Đường thơ, đối với vấn đề nhân tình thế thái và chính trị, như đại đa số các bậc cao tăng khác rất am hiểu, mỗi lời nói ra đều như là lời sấm ký, tuy vậy nhưng lại thường chỉ đứng đằng sau hậu trường để giúp đỡ, mà ít khi xuất đầu lộ diện. Như khi nhà Tống sai Lý Giác sang phong tước cho vua, Đại Hành đã yêu cầu Pháp Thuận giả làm người trông coi bến đò để quan sát những hành vi của Lý Giác, điều này cho thấy giữa Lê Đại Hành và Pháp Thuận có một mối quan hệ rất mật thiết. Lê Đại Hành cũng nhận thức rõ Pháp Thuận không chỉ là bậc cao tăng, mà còn là một người yêu nước thiết tha, nguyện làm mọi việc miễn là có lợi ích cho dân tộc, nhưng chẳng bao giờ nghĩ một chút lợi ích danh lợi cho bản thân mình, đây thực là một tấm gương vô ngã. Sự uyên thâm và tinh thần yêu nước được Pháp Thuận thể hiện khi đưa Lý Giác qua sông. Lúc qua sông, có hai con ngỗng đang bơi giữa dòng, Lý Giác đã ứng khẩu ngâm:

Nga nga lưỡng nga nga Ngưỡng diện hướng thiên nha

Pháp Thuận đang cầm chèo, bèn đọc họa tiếp hai câu kết: Bạch mao phô lục thủy

Hồng trạo bãi thanh ba [61, tr.99]1.

Dịch: Lông trắng phơi dòng biếc Sóng xanh chân hồng bơi.

Ngoài Pháp Thuận, Khuông Việt đại sư cũng là người được Lê Hoàn rất mực kính trọng. Ngược lại, Quốc sư Ngô Chân Lưu cũng hết lòng phò trì cho Lê Hoàn. Theo sách Thiền uyển tập anh thì, phàm các việc quân quốc triều đình, sư đều được tham dự. Đặc biệt năm Thiên phúc thứ bẩy (986), nhà Tống sai Lý Giác sang sứ nước ta lần thứ hai, Khuông Việt đại sư đã được vua ủy thác làm một bài từ

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với phật giáo (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)