Theo Tam tổ thực lục có ghi tiếp, năm Tân Dậu, niên hiệu Đại Khánh thứ 8 (32) Thượng phẩm Hoài Ninh hầu đúc pho tượng Thiên Thủ Đại Bi và xin thọ giới Bồ Đề tâm Sư phụng chiếu đặt

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với phật giáo (Trang 139)

Hoài Ninh hầu đúc pho tượng Thiên Thủ Đại Bi và xin thọ giới Bồ Đề tâm. Sư phụng chiếu đặt pháp hiệu cho Chiêu Từ hoàng thái phi, và viết lời bạt sau Đại Tạng kinh. Đại Tạng này trước đây Anh Tông cùng Thái hậu và các cung tần chích máu viết hơn 5.000 quyển, đến khi xong Thái thượng hoàng mới xuống chiếu khiến sư viết lời bạt ấy.

140

Sang tới nhà Trần, các vua đều rất giỏi, không chỉ về những môn học ngoại điển, mà cả giáo lý nhà Phật. Tinh thần từ bi - hỉ xả, hay từ bi – trí tuệ đã thấm sâu vào tâm khảm các vị vua anh minh nhà Trần. Chính các vua nhà Trần đã đưa Phật giáo vào đời (nhập thế) một cách hết sức tinh tế và hoàn hảo. Các bậc minh quân đều hiểu rất rõ trách nhiệm của mình đối với dân tộc và đất nước, cũng như trách nhiệm của một ông vua Phật tử. Họ hiểu ý nghĩa của việc giúp đỡ, thúc đẩy cho Phật giáo phát triển. Vua đã có vai trò như giáo chủ, nên thời Trần không thấy có chức danh Tăng thống, hay Tăng lục như nhà Lý. Còn những chức danh Quốc sư, Đại sư dưới triều nhà Trần lại chủ yếu là huân danh, hầu như không có vai trò thực sự đáng kể trong đời sống chính trị và xã hội.

Như vậy, cùng để đạt được một mục đích, nhưng quan sát mối quan hệ giữa Phật giáo với triều đình thì ở thời Lý tác động của Phật giáo lên triều đình (nhà vua) mạnh hơn. Còn ở triều Trần thì chính các nhà vua lại có ảnh hưởng mạnh mẽ tới giới tu sĩ Phật giáo, cùng với hiện tượng vua quan triều Trần cúng dàng rất nhiều cho Phật giáo xây dựng, tu bổ chùa chiền, in ấn kinh điển và đào tạo tăng tài, nhà Trần còn cúng tiền cho nhà chùa để làm việc từ thiện. Chỉ riêng sự kiện năm 1319, khi dân các lộ bị mất mùa, vua đã xuất của kho riêng 100 lượng vàng và 500 lượng bạc, giao cho sư bố thí những kẻ nghèo đói [82, tr.47].

Việc vua trích quỹ kho giao cho các sư làm từ thiện là có ý muốn mượn tay chư tăng thực hiện tinh thần từ bi của Đức Phật. Đây là giai đoạn quan hệ giữa Phật giáo với nhà nước gắn bó rất mật thiết. Mặt khác vua cũng muốn nhân dân Phật tử khởi tâm tín Phật nhiều hơn, bởi cũng là một món đồ bố thí, nhưng từ tay ai ban phát thì ảnh hưởng và ý nghĩa lại khác nhau. Nếu món đồ đó, nhưng là từ tay chư tăng bố thí ý nghĩa sẽ khác với vua ban. Qua sự việc này có thể thấy, với tinh thần “nhập thế” nhà Trần đã chủ trương đưa Phật giáo hội nhập sâu với xã hội. Điều ấy cũng có nghĩa uy tín của Phật giáo càng được nâng cao trong con mắt của quần chúng nhân dân. Dựa vào Phật giáo uy tín của nhà nước quân chủ cũng được nâng cao.

141

Làm từ thiện là một việc làm thường xuyên của Phật giáo. Đối với người tu hành, bố thí là phương tiện để trưởng dưỡng lòng từ bi. Hơn thế, làm từ thiện là một hình thức kết nối nhân tâm, nâng cao tinh thần bình đẳng bác ái trong xã hội. Làm từ thiện đã trở thành một nét đẹp của văn hóa dân tộc. Những tấm gương nổi bật tốt đời đẹp đạo của triều Trần như Tuệ Trung Thượng Sĩ, Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Hai Ngài là những nhân vật đại diện cho một triều đại mang đầy đủ những yếu tố đời và đạo.

Tuệ Trung Thượng Sĩ là một ngôi sao sáng trong rừng Thiền, là bậc Bồ Tát sống cuộc đời nhập thế, nhưng lại không dính bụi trần. Là học trò đắc pháp với thiền sư Tiêu Dao, Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm sáng rõ tinh thần “Phật pháp bất ly thế gian giác”, tức không thể lìa bỏ thế gian này mà có thể tìm được sự giải thoát giác ngộ. Ngài đã giác ngộ được yếu chỉ tu hành quan trọng đó. Là thầy của vua Trần Nhân Tông, Tuệ Trung xứng đáng là một tấm gương sáng cho vua. Vua Trần Thánh Tông đã hết sức kính trọng, tặng danh hiệu Thượng Sĩ, và gửi gắm con mình (Trần Nhân Tông) cho ông dạy dỗ. Vua Trần Nhân Tông từng viết:

“Một hôm tôi xin hỏi Ngài về ‘bổn phận của tông chỉ’, Thượng Sĩ đáp: ‘Soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, chẳng từ nơi khác mà được, (Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc), nghe xong, tôi thông suốt được đường vào, bèn vén áo thờ Ngài làm thầy” [73, tr.59].

Đúng là chỉ có bậc Thượng Sĩ mới có thể dưỡng bồi lên một Đại Sĩ Trần Nhân Tông. Tuệ Trung Thượng Sĩ là con trưởng của An Sinh vương Trần Liễu, bản thân Tuệ Trung cũng được Thái Tông phong tước Hưng Ninh Vương. Tuệ Trung Thượng Sĩ được Trần Nhân Tông ca ngợi:

“Thượng Sĩ khí lượng uyên thâm, phong thần nhàn nhã. Tuổi còn để chỏm, Ngài đã mến mộ cửa không. Sau Ngài đến tham vấn thiền sư Tiêu Dao ở Tịnh Xá Phước Đường, Ngài lãnh hội được yếu chỉ, dốc lòng thờ làm thầy. Hằng ngày, Ngài lấy thiền duyệt làm vui, không lấy công danh làm sở thích. Ngài lui về ở phong ấp Tịnh Bang, đổi tên là làng Vạn Niên. Hòa ánh sáng với thế tục (hòa quang đồng trần), Ngài cùng mọi người chưa từng chống trái, nên hay làm hưng thịnh hạt giống

142

chính pháp, dạy dỗ được hàng sơ cơ, người đến hỏi han, Ngài đều chỉ dạy cương yếu, khiến họ trụ tâm, tính tùy phương tiện khi hiện khi ẩn, trọn không có tên thật”

[73, tr.76].

Qua ý kiến này của Nhân Tông, có thể thấy Thượng Sĩ có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ đối với Phật pháp, mà còn đối với cả triều đình. Trong các mối quan hệ, Ngài đều biết vì nghĩa lớn. Trần Tung (Tuệ Trung Thượng Sĩ) vốn là con của Trần Liễu, người đã từng uất hận vì bị Trần Thái Tông cướp mất vợ nên từng dấy loạn nhiều lần, nhưng Trần Tung không vì vậy mà chống trái triều đình.

Tuệ Trung Thượng Sĩ từng làm quan, được cử giữ quân dân đất Hồng Lộ. Hai lần giặc phương Bắc xâm lược, Ngài đều lập công, được thăng chức Tiết độ sứ được giữ cửa biển Thái Bình. Đúng như danh hiệu Bồ Tát nhập thế được Thánh Tông ban tặng, phong cách sinh hoạt của Ngài thật tự tại, vượt qua phạm trù hay giới hạn. Trong lần về dự lễ cúng chay cầu siêu cho hoàng hậu Thiên Cảm (1278), với sự tham dự của rất nhiều vị tôn túc, trưởng lão của Thiền môn mà trong lúc tư tưởng còn như “nước đọng vũng bùn”, theo lời thỉnh của Thánh Tông, Tuệ Trung đã viết bài kệ tỏ bày kiến giải về Phật pháp của mình như sau:

Viết kệ trình kiến giải Như dụi mắt thấy quái Dụi mắt thấy quái xong Lại rỡ ràng tự tại

Ngay sau đó, vua Thánh Tông đọc xong phê tiếp như sau:

Rỡ ràng và tự tại

Cũng một thứ thấy quái Thấy quái mà không quái Thì quái ấy tự hoại.

(Bản dịch của Nguyễn Lang)

Sự giác ngộ của Tuệ Trung Thượng Sĩ biểu hiện phá vỡ sự chấp trược, bám víu của chúng sinh. Người tu hành khi mới vào tu thì thấy cái gì cũng là khổ, như ma như quái, nhưng khi liễu ngộ và nắm bắt được quy luật sinh, trụ, dị, diệt của vạn

143

pháp rồi, thì thấy sự an nhiên tự tại. Chúng sinh sợ hãi là do không nắm được quy luật, còn người nắm được quy luật rồi thì “sinh tử tức niết bàn, phiền não tức Bồ Đề ” vậy.

Khi sinh thời có câu chuyện Hoàng hậu Thiên Cảm mở tiệc chiêu đãi, bày cả đồ chay và đồ mặn vì nghĩ Thượng Sĩ là người tu hành. Nhưng trong bữa tiệc, Thượng Sĩ lại gắp cả đồ chay lẫn đồ mặn mà ăn, khiến cho hoàng hậu ngạc nhiên phải hỏi: “Anh tu Thiền mà ăn thịt cá thì làm sao thành Phật được?” Thượng Sĩ cười đáp: “Phật là Phật, anh là anh, anh không cần thành Phật, Phật không cần thành anh. Em chẳng nghe cổ đức nói: Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát đó sao?” [61, tr.256].

Rõ ràng Tuệ Trung Thượng Sĩ đã đạt được một trình độ rất cao trong tu tập. Ngài đã vượt qua ranh giới của giới luật, đạt được tâm vô phân biệt của hàng Bồ Tát, không phải hạng người mới tập tu còn cần nghiêm trì giới luật để định tâm. Ở đây, Thượng Sĩ đã đạt được cảnh giới của cái tâm “Tâm, Phật, chúng sinh tam vô sai biệt”. Bởi Phật và chúng sinh chỉ khác nhau ở chỗ mê và ngộ, mê tức là chúng sinh, ngộ tức là Phật. Thượng Sĩ đã làm chủ được tâm của mình, không còn bị ngoại cảnh chi phối nữa, Ngài đã trở về được với Phật tính trong tâm của Ngài. Giới luật cũng được ví như chiếc bè, đưa chúng sinh vượt qua biển luân hồi, sinh tử, nhưng khi qua rồi, thì chiếc bè ấy đâu cần làm gì nữa. Thường thì khi các bậc cao tăng hay những bậc thầy tại thế, đệ tử thường không biết được thầy của mình đạt tới giác ngộ chưa. Chỉ khi viên tịch mới rõ được công phu tu hành của các bậc thầy. Thượng Sĩ cũng vậy. Sự kiện Ngài viên tịch được Trần Nhân Tông viết trong “Hành trạng Thượng Sĩ” như sau:

“Sau Ngài bệnh ở dưỡng chân trang, chẳng ở trong phòng thất. Kê một chiếc giường gỗ ở giữa nhà trống, Ngài nằm theo thế kiết tường, nhắm mắt mà tịch. Các người hầu và thê thiếp trong nhà khóc rống lên. Thượng Sĩ mở mắt ngồi dậy, đòi nước súc miệng rửa tay, rồi quở nhẹ rằng: ‘sống chết là lẽ thường, đâu nên buồn thảm luyến tiếc, làm nhiễu động tâm tính ta’, nói xong, Ngài an nhiên thị tịch,

144

thọ 62 tuổi. Bấy giờ là ngày mùng một tháng tư năm Tân Mão, nhằm niên hiệu Trùng Hưng thứ 7 (1291) đời vua Trần Nhân Tông” [73, tr.64].

Đệ tử nối pháp của Thượng Sĩ là Trúc Lâm Đại Đầu Đà Trần Nhân Tông. Tư tưởng và sự giác ngộ Phật pháp của Thượng sĩ đã ảnh hưởng rất lớn tới việc tu hành của vua Trần Nhân Tông.

Điều Ngự Giác Hoàng là con trưởng của vua Trần Thánh Tông, mẹ là Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu, sinh ngày 11, tháng 11, năm Mậu Ngọ, Nguyên Phong thứ 8 (1258). Khi còn nhỏ, Ngài đã có khí chất tinh anh của bậc Thánh nhân, thuần túy, đạo mạo, sắc thái như vàng, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng, hai cung (cung của Thượng hoàng Trần Thái Tông và cung cua vua Trần Thánh Tông) đều cho là lạ, mọi người gọi là Kim Đồng Tử. Ngài ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, băng ở am Ngọa Vân núi Yên Tử, sau đưa Xá lợi, một phần táng ở Đức lăng, một phần táng tại bảo tháp trên Yên Tử. Vua nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, được các sử gia đánh giá là bậc vua hiền của thời nhà Trần.

Đối với xã tắc, muôn dân, Giác Hoàng đã làm tròn bổn phận của một người con có hiếu, một vị vua anh minh, một anh hùng kiệt xuất. Đối với Phật giáo, Ngài là một Phật tử thuần thành, một bậc chân tu cẩn mật tinh tiến, là vị tổ của phái Trúc Lâm Yên Tử. Cũng chính Người đã gây dựng một nền Phật giáo thống nhất. Thế danh của Ngài là Trần Khâm, thụy hiệu là Trần Nhân Tông, Pháp danh là Hương Vân Đầu Đà, sau đổi là Trúc Lâm Đầu Đà. Pháp danh này được Nguyễn Lang lý giải như sau:

“Đã đành Trúc Lâm thờ Tuệ Trung làm thầy, nhưng khi xuất gia thọ 250 giới của một vị Tỳ kheo thì Tuệ Trung, vốn là cư sĩ, không thể truyền giới cho vua được. Ai là Hòa thượng trao truyền giới pháp cho Trúc Lâm, và vua thọ giới ở đâu? Hẳn người làm Hòa thượng Đường đầu truyền giới là thiền sư Huệ Tuệ, lúc ấy đang lãnh đạo sơn môn Yên Tử, tổ sư thứ 5 của thiền phái. Và lễ thọ giới xuất gia của Trúc Lâm chắc chắn được tổ chức trên núi Yên Tử” [28, tr.281].

145

Như vậy, Ngài là vị tổ thứ 6 của dòng Thiền Yên Tử, còn đối với Trúc Lâm, được coi là Sơ Tổ. Bởi vậy, sau khi xuất gia thọ giới, Ngài lấy pháp danh là Trúc Lâm Đầu Đà. Sau khi Ngài nhập diệt, vua Anh Tông đã tôn là: “Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật”. Sách Tam Tổ hành trạng lại cho rằng Ngài “Tự đặt pháp hiệu là Điều Ngự Đầu Đà”. Còn trong

Tam Tổ thực lục thì dịch giả Thích Phước Sơn dịch: “Tự xưng hiệu là Trúc Lâm Đại Sĩ”. Chúng tôi cho rằng rất ít khả năng Ngài đã tự nhận hay tự xưng bằng hai pháp hiệu này, mà hẳn là do người sau gọi theo tôn hiệu mà vua Trần Anh Tông đã tôn xưng. Điều Ngự hay Đại Sĩ là danh hiệu chỉ chung cho các Bồ Tát, giống như Thượng Sĩ vậy. Thậm chí trong kinh “Kim Quang Minh” còn coi Phật cũng là “Đại Sĩ”. Danh xưng “Điều Ngự” cũng là một trong 10 hiệu của Đức Phật. Đó là Ứng Cúng, Chính Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự, Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Trần Nhân Tông là người tu hành cẩn mật, khiêm nhường, nên không thể có khả năng là ông tự xưng bằng hai pháp hiệu trên.

Vua Trần Nhân Tông đã hoàn thành trọn vẹn cả hai trách nhiệm đời và đạo. Ngài rất quan tâm tới cuộc sống của nhân dân, chăm lo tới văn hóa và thuần phong mĩ tục. Trong thời gian ở ngôi, Ngài đã thể hiện rõ tinh thần của một ông vua Phật tử, thường đi chu du khắp các đạo, loại bỏ những ngôi đền thờ quỷ thần không chính đáng, bố thí Phật pháp cùng thuốc men cho khắp dân gian. Khi đất nước lâm chiến tranh, Ngài lại tỏ rõ phẩm chất của một vị vua anh hùng giàu lòng yêu nước thương dân, nhưng vẫn tràn đầy tinh thần từ bi và trí tuệ của một người tu Phật. Ngài rất tin tưởng vào luật nhân quả và nghiệp báo. Tinh thần này nhà vua tiếp thu được từ Tuệ Trung Thượng Sĩ. Có thể thấy rõ điều này qua câu chuyện được thuật lại trong Thượng Sĩ ngữ lục dưới đây:

Nhân Tông hỏi (lúc này Ngài chưa lên nối ngôi): “Chúng sinh do nghiệp uống rượu ăn thịt, làm sao thoát khỏi tội báo?”1. Thượng Sĩ bảo: “Giả sử có người

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với phật giáo (Trang 139)