Vai trò của Phật giáo trong thời kỳ Bắc thuộc

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với phật giáo (Trang 49 - 52)

1 Tham ái là sự ham muốn, tất cả những gì vượt quá nhu cầu, hay khả năng đó chính là tham, và tham chính là một trong những nguyên nhân gây ra đau khổ, nên Phật giáo luôn dạy con người phả

1.2.3. Vai trò của Phật giáo trong thời kỳ Bắc thuộc

Từ thế kỷ I trên đất Giao Châu, Luy Lâu đã là một trung tâm Phật giáo lớn, có đến hơn 500 vị tăng ni xuất gia, dịch được 15 bộ kinh và xây được hơn 20 ngôi chùa tháp. Con số chùa tháp ở Giao Châu có thể còn nhiều hơn thế vì Phật giáo lúc này chủ yếu được phát triển trong các làng xã. Phật giáo không chỉ được truyền bá trong nhân dân Phật tử mà còn bao gồm cả những quan lại trong bộ máy của chính quyền đô hộ, trong đó có những vị trí thức yêu chuộng lẽ phải và hòa bình như Mâu Tử, Khương Tăng Hội vv... Trong số những vị tăng sĩ thực hiện công việc hoằng pháp có thể có cả những tăng sĩ người Việt. Họ không bỏ qua cơ hội tuyên truyền cho tinh thần yêu nước. Trên thực tế, họ đã tiến hành một cuộc đấu tranh tuy không dùng đến gươm giáo nhưng đã thu được những thắng lợi có ý nghĩa. Chính Mâu Tử và Khương Tăng Hội đã chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước và yêu chuộng hòa bình của người Việt để đứng về phía lẽ phải, nói lên tiếng nói của người Việt. Những tác phẩm như Lý hoặc luận, hay Lục độ tập kinh rõ ràng đã thể hiện thái độ phản đối tư tưởng bành trướng, ngạo mạn của phong kiến phương Bắc. Có thể nói với Lý hoặc luận, Mâu Tử đã trực diện phê phán Nho giáo, nền tảng tư tưởng của chính quyền đô hộ phương Bắc. Mâu Tử là một người Hán, từng học sách Nho, ông rất hiểu Nho giáo nên khi đứng về lẽ phải để bảo vệ chân lý thì sự phê phán của ông vô cùng xác đáng. Nhưng vấn đề không chỉ ở chỗ Mâu tử chỉ ra những điểm hạn chế tử huyệt của Nho giáo mà còn chỉ ra những giá trị của văn hóa Việt và bày tỏ quan điểm phê phán thói ngạo mạn, tự phụ nước lớn của Trung Quốc, đề cao lối sống hòa đồng, bình đẳng.

50

Đối với xã hội bình dân, hình ảnh Phật giáo được chuyển hóa thành những bậc thần linh. Ngài Khâu Đà La là vị sứ giả mang ánh sáng từ bi và trí tuệ của Đức Phật đến Việt Nam đã giáo hóa A Man (hay nàng Mèn), một cô gái bình dị nơi thôn dã trở thành một vị Phật trong tín ngưỡng địa phương dưới cái tên rất Việt Nam “Phật Mẫu Man Nương”. Ở chùa Dâu, bốn vị thần Mây (Pháp Vân), thần Sấm (Pháp Lôi), thần Sét (Pháp Điện) và thần Mưa (Pháp Vũ) của cư dân trồng lúa nước cũng được chuyển hóa thành bốn vị Phật (Pháp Vân, Pháp Lôi, Pháp Điện và Pháp Vũ, còn được gọi chung là Tứ Pháp) an vị ở bốn địa điểm với đầy đủ sức mạnh và lòng từ bi để gia trì, bảo hộ cho người Việt, tạo nên niềm tin và sức mạnh cho cộng đồng để trụ vững và vượt qua mọi khó khăn gian khổ.

Ngay từ giai đoạn đầu của thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo đã được dùng như một công cụ đồng hóa và nô dịch. Nhưng có nhiều tư liệu cho thấy chính những quan cai trị người Hán luôn đề cao Nho giáo lại phải viện cầu đến Phật giáo. Câu chuyện về Sĩ Nhiếp trong Đại Việt sử ký toàn thư cho thấy nghi thức rước sách của chính quyền cai trị rất gần với những nghi thức của Phật giáo Mật tông.

Trong suốt quá trình lịch sử dân tộc, Phật giáo đã có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp đấu tranh giành lại tự do, độc lập của người Việt. Trong hàng ngũ Phật tử có cả những trí thức người Hán mà Mâu Tử và Khương Tăng Hội là những đại diện tiêu biểu. Tình cảm với người Việt của hai ông không chỉ thể hiện khi ở Giao Châu, mà ngay cả khi về đất Hán vẫn giữ được tình cảm đó. Những việc làm của các ông trên đất Hán là có chủ ý, chứ không chỉ thuần túy đi hoằng pháp. Ngài đã sử dụng cả những phương pháp cầu nguyện để khiến cho Tôn Quyền phát tâm tin theo Phật giáo.

Có thể nói thuyết phục nhà vua tin theo Phật giáo là một thành công của Khương Tăng Hội và cũng có thể nói là sự thành công của Phật giáo Việt Nam. Sau khi Tôn Quyền hoàn toàn đặt niềm tin vào Phật giáo, Khương Tăng Hội tiếp tục dịch bộ Lục độ tập kinh sang chữ Hán mục đích để cung cấp cho Tôn Quyền nói riêng và người Hán nói chung hiểu rõ thêm về luật nhân quả cũng như thuật trị nước theo tinh thần Phật giáo.

51

Như vậy, Phật giáo trong những thế kỷ đầu đã đáp ứng được nhu cầu cần phải có các vị thần linh vừa gần gũi vừa có nhiều quyền năng với sức mạnh siêu nhiên, đồng thời là khí cụ tinh thần đủ sức cố kết cộng đồng. Phật giáo hòa với tín ngưỡng bản địa và Mật giáo đã tỏ ra phù hợp với vai trò đó. Câu chuyện Ma La Kỳ Vực sang Giao Châu được chép trong Cao tăng truyện đã nói lên điều này.

Đến thế kỷ thứ II, giới trí thức Phật giáo Giao Châu quan tâm nhiều đến hệ thống tư tưởng Đại thừa. Người được coi là tiên phong cho trào lưu nghiên cứu này không ai khác lại cũng chính là Mâu Tử và Khương Tăng Hội. Có nhiều học giả cho rằng Phật giáo Việt Nam được du nhập vào thời điểm này, nhưng thực ra đây chỉ là thời điểm thể hiện rõ kết quả của một quá trình chuyển hóa.

Tiếp theo Khương Tăng Hội, Huệ Thắng và Đạo Thiền, đến đời nhà Đường các Ngài Duy Giám và Phụng Đình không chỉ nỗ lực tu hành để cầu giải thoát cho bản thân, mà còn vì chúng sinh, vì tiếng nói của người Việt. Các Ngài đã chấp thuận nhận lời mời của vua Đường sang đất Hán để hoằng dương Phật pháp, và cũng chính là để cho người Hán thấy được một sự ngang bằng và bình đẳng giữa con người và con người, để cho Trung nguyên biết không phải chỉ có người Hán mới là văn minh, mới có thể tu học giáo lý cao siêu của Đức Phật. Những chuyến hoằng pháp của các Ngài trên đất Hán đã để lại một tiếng vang lớn, không chỉ làm cho vua Đường phải ngưỡng mộ, mà ngay cả những chính khách nổi tiếng của nhà Đường cũng phải kính trọng. Sự kính trọng các Ngài cũng chính là sự kính trọng người Việt vậy.

Trong thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo được đưa sang Giao Châu rất sớm nhằm mục đích đồng hóa, nhưng việc đào tạo, dạy chữ nghĩa cho đại đa số quần chúng nhân dân lại được tiến hành ở các ngôi chùa, do đó các tăng ni không chỉ làm công việc dạy chữ và truyền giảng giáo lý đạo Phật, mà họ còn góp phần củng cố ý thức cộng đồng cho các Phật tử. Đây là tiền để khi có đủ cơ hội dân tộc ta đứng lên đấu tranh giành lại độc lập.

Trong thời gian dân tộc ta nằm dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, Phật giáo ở Trung Quốc đã phải chịu bốn lần pháp nạn vào thời Thái Võ Đế nhà

52

Bắc Ngụy, đời vua Hiếu Võ Đế nhà Chu, “Hội xương pháp nạn” thời Đường Võ Tôn và đời Thế Tôn Anh Mại vào thời Hậu Chu. Nhưng tại Giao Châu, tuy cũng không được khuyến khích phát triển, nhưng Phật giáo đã có được sức sống mãnh liệt nhờ vào những ngôi chùa nơi vùng quê thôn dã. Những lũy tre làng chính là bức tường bảo vệ giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa Phật giáo Việt Nam. Có thể nói, với hệ thống giáo lý cao siêu nhưng lại rất gần gũi con người Phật giáo và hình ảnh Đức Phật không còn chỉ là đối tượng của tín ngưỡng tôn giáo nữa, mà đã dần nhập vào tâm hồn, tình cảm của mọi tầng lớp cư dân, nhất là sau khi dòng phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi được truyền bá vào Việt Nam năm 580. Từ đó tinh hoa Phật giáo ngày một nở rộ trên đất Giao Châu1 . Dòng phái này đã đem đến nhiều tư tưởng lớn mà đại diện là những bậc cao tăng sau này đã làm sống động tinh thần Phật giáo và tích cực tham gia đóng góp trong công cuộc củng cố xây dựng đất nước cho các triều đại Việt Nam. Đặc biệt, từ dòng phái này yếu tố Mật giáo được đẩy lên như một trào lưu mới, người tu học Mật giáo không còn chỉ là của tăng sĩ nước ngoài nữa, mà các tăng sĩ Việt Nam cũng đã nắm bắt được những tinh hoa, những nghi quỹ cốt lõi của pháp tu Mật giáo. Trong Việt Nam Phật giáo sử luận, Nguyễn Lang có lý khi đưa ra nhận xét:

Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi bắt nguồn từ tư tưởng Bát Nhã, Tam luận và Hoa Nghiêm, có khuynh hướng thiên vọng về Mật giáo, theo tinh thần bất lập văn tự nhưng vẫn chú trọng sự nghiên cứu kinh luận, chủ trương thực tại siêu việt không hữu, chú trọng việc truyền thụ tâm ấn, có khuynh hướng nhập thế giúp dân và biết sử dụng các thuật phong thủy sấm vĩ. Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi hầu như

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với phật giáo (Trang 49 - 52)