nhà Diêu Tần bắt đầu đặt chức Tăng chính, là người đứng đầu Phật giáo, khi nhà Ngụy lên ngôi cải chức này thành Tăng thống, đến nhà Hậu Ngụy lại đổi là Sa môn thống, đến đời nhà Tùy lại gọi là Quốc đại thống, nhưng đến nhà Tống bỏ Tăng thống mà gọi là Tăng lục, như vậy tên chức danh có thay đổi, nhưng ý nghĩa lại chỉ là một. Nhưng ở đây, Đinh Tiên Hoàng lại phong cả Tăng thống lẫn Tăng lục cho 2 người phụ trách thì đương nhiên việc phong phẩm này phải có một mục đích, đó là muốn cho Phật giáo được Phát triển không chỉ bề sâu mà cả bề rộng để phù trì cho dân tộc.
56
vào trong hành động của mình. Trong thời gian làm Thập đạo tướng quân, Lê Hoàn đã được hấp thụ niềm tin Phật giáo từ Đinh Tiên Hoàng. Do vậy, sau khi lên ngôi, ông đã cậy nhờ rất nhiều đến học vấn của những bậc Cao tăng trí thức trong giới Phật giáo để phục vụ công cuộc trị quốc an dân. Ngay cả những sách lược đối nội đối ngoại và quân sự, những việc trọng đại của quốc gia, Lê Hoàn đều tham vấn các bậc cao tăng Phật giáo. Căn cứ vào Đại Việt sử ký toàn thư và Thiền uyển tập anh
thì Lê Hoàn đã được ít nhất 4 vị cao tăng giúp đỡ phù trì, trong đó một người thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông đó là Khuông Việt đại sư (Ngô Chân Lưu). Ba người còn lại thuộc thế hệ thứ X, XI và XII của dòng phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi là Pháp Thuận, Ma Ha và Vạn Hạnh1. Trong số các bậc cao tăng đó thì Pháp Thuận là người gần gũi thân cận với Lê Hoàn ngay từ buổi đầu dựng nghiệp, được Lê Hoàn rất coi trọng. Theo sách Thiền uyển tập anh thì Pháp Thuận là người có công dựng bàn hoạch định sách lược. Khi thiên hạ thái bình, sư không nhận chức tước của triều đình phong thưởng. Vua Lê Đại Hành lại càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, mà gọi là Đỗ pháp sư, thường ủy thác cho sư các công việc văn hàn…Vua từng hỏi sư về vận nước ngắn dài, sư đáp:
Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình Vô vi cư điện các Xứ xứ tức đao binh.
Bài thơ ngũ ngôn này, trong bản dịch Thiền uyển tập anh của Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thúy Nga dẫn lời dịch thơ của Đoàn Thăng không được sát nghĩa lắm, xin đưa phần dịch thơ của Hòa thượng Thích Thanh Từ trong cuốn Thiền sư Việt Nam.
Vận nước như dây cuốn Trời Nam sống thái bình