Theo Lê Mạnh Thát thì chùa Pháp Vâ nở Cổ Châu, Long Biên tức chùa Diên Ứng hay chùa Dâu tại xã Khương Tự, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với phật giáo (Trang 105 - 111)

106

Ngôn Thông đã gọi Cảm Thành đến trao kệ kế tục Tông phong, rồi chắp tay mà thị tịch. Cảm Thành đã làm lễ trà tỳ, thu xá lợi, dựng tháp thờ trên núi Tiên Du, nhằm ngày 12 tháng giêng, năm Bính Ngọ (826), thọ 68 tuổi.

Tiếp tục sự nghiệp của thầy, Cảm Thành cũng đã nỗ lực tu tập và truyền đăng cho các thế hệ sau. Bắt đầu tính từ Cảm Thành thì dòng Vô Ngôn Thông đã truyền được tất cả 15 thế hệ, với 76 vị cao tăng, tới triều nhà Lý, có các bậc Đại sư như Khuông Việt Đại sư (thuộc thế hệ thứ 4), rồi thiền sư Đa Bảo, Thiền Lão, Viên Chiếu, Bảo Tính, Minh Tâm, Quốc sư Thông Biện, Mãn giác, Đạo Huệ, Đại xả, Nguyên Học, Hiện Quang.v.v… Dưới triều nhà Lý, cũng giống như dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi, dòng Vô Ngôn Thông cũng có rất nhiều vị cao tăng, hoặc trực tiếp hay gián tiếp đã ra giúp rập cho các vua triều Lý. Hai dòng phái này mang tinh thần nhập thế sâu rộng, nhờ đó mà chính Phật giáo đã làm sáng cái đức của các bậc quân vương, nhiều bậc cao tăng đã từng là bậc thầy hướng dẫn tâm linh cho các vua quan, hơn thế nữa, các bậc cao tăng triều Lý còn là những người bạn tri kỷ trên lộ trình tìm hiểu và tu học Phật pháp của các vua quan, như thiền sư Giác Hải.

Dưới triều vua Lý Thánh Tông, Phật giáo Việt Nam có thêm một thiền phái nữa là Thảo Đường. Theo Đại Việt sử ký toàn thưAn Nam chí lược của Lê Tắc thì trong cuộc chinh phạt Chiêm Thành năm 1069, vua quân Đại Việt thu được thắng lợi, bắt được vua Chiêm Thành là Chế Củ và 5 vạn tù binh, trong số đó có một vị sư là thiền sư Thảo Đường người Trung Quốc. Tình cờ, sư đang hoằng pháp ở đây thì bị bắt cùng với binh lính Chiêm Thành. Khi trở về Kinh đô, vua đã chia tù binh bắt được cho các quan để làm người phục dịch, tình cờ thiền sư Thảo Đường được chia cho một vị chức quan Tăng lục. Một hôm nhân lúc vị Tăng lục đi vắng, Thảo Đường đã xem trộm những bài Ngữ lục thiền học chép tay đang để trên bàn, thấy sai nhiều quá, Thảo Đường đã sửa. Khi về, vị Tăng lục phát hiện ra đã trình sự việc lên vua, vua cho mời kẻ nô bộc kia đến hỏi, mới biết đó là thiền sư Thảo Đường, nhân đi hoằng dương qua đất Chiêm Thành thì bị bắt. Khâm phục về sức học và đạo đức của thiền sư, vua đã phong cho Thảo Đường làm Quốc sư và thỉnh về trụ trì tại chùa Khai Quốc, Kinh thành Thăng Long.

107

Theo Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận thì Thảo Đường thuộc truyền thống của thiền sư Tuyết Đậu Minh Giác ở Trung Quốc. Thiền sư Tuyết Đậu thì lại thuộc thiền phái Vân Môn. Đặc điểm của phái Tuyết Đậu này là, chủ trương sự dung hợp giữa Phật giáo và Nho giáo. Vân Môn và Tuyết Đậu đều là hai vị thiền sư bác học và có khuynh hướng văn học, đồng thời cả hai đều chủ trương hoằng dương đặt trọng tâm cho giới tri thức, đưa Nho gia đến gần đạo Phật và giúp họ trở thành những Phật tử, chính khuynh hướng Phật Nho tổng hợp này đã thống trị tư tưởng Trung Quốc trong những buổi đầu triều nhà Tống, và đây cũng là thời kỳ cực thịnh của phái Vân Môn ở Trung Quốc. Nhưng vì quá thiên trọng về giới thượng lưu, mà những tín ngưỡng bình dân cho đại đa số quần chúng bị bỏ rơi và thiếu sót. Điều này hẳn không tránh khỏi việc có ảnh hưởng tới quá trình hoằng dương của dòng Thảo Đường ở Đại Việt.

Sau khi được phong Quốc sư, Thảo Đường cũng đã tận tâm hoằng truyền Phật pháp, nhưng vì đã chịu ảnh hưởng tư tưởng từ phái Vân Môn, nên phái Thảo Đường tại Việt Nam chỉ truyền thừa được 5 thế hệ, gồm 19 vị, trong đó chỉ có 10 vị là xuất gia (kể cả Thiền sư Thảo Đường), còn 9 vị thì 3 vị là vua. Ngoài ra Ngô Ích là quan Tham chính, Đỗ Vũ làm quan Thái phó, Nguyễn Thức làm quan Quản giáp. Chính vì đường lối chủ trương hoằng pháp nói trên, dưới một góc độ nào đó đã hạn chế sự phát triển của dòng Thảo Đường tới đại đa số quần chúng nhân dân. Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận đã có nhận xét như sau: “Thiền phái Thảo Đường, vì những lý do trên, đã không đủ sức tạo nên một truyền thống sinh hoạt tăng viện độc lập có thể lưu truyền về sau, ảnh hưởng của thiền phái này chỉ đáng kể về mặt học tập.” [28, tr.228].

Như vậy, có thể nói Phật giáo phát triển mạnh dưới triều nhà Lý. Ngoài sự quan tâm của nhà nước, chính sự vận động của hệ thống Tăng đoàn cũng có tác động rất mạnh để những chức danh mà các vua nhà Lý đã ban tặng, hay phong chức như Tăng thống, Tăng lục, Tăng chính, và Quốc sư cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của giới tăng lữ. Mỗi khi có một cao tăng được triều đình tôn vinh ban cho những chức danh cao quí đều là nguồn cổ vũ, động viên lớn đối với chư

108

tăng trong cả nước. Họ lấy đó làm tấm gương tu tập cho chính mình. Còn dưới góc độ sinh hoạt tăng đoàn, chủ yếu căn cứ vào giới luật của Phật đã chế, đồng thời căn cứ vào truyền thống tu tập theo những quy chế của tông môn, tức theo quy chế của từng dòng phái tu tập (hay còn gọi là sinh hoạt theo Tổ đình). Thời nhà Lý chưa có bộ máy quản lý Tăng ni tự viện theo ngành dọc, chức Tăng lục chỉ là quản lý Tăng ni tự viện theo sổ sách để báo cáo với nhà nước mà thôi, chứ không chỉ đạo trực tiếp tới quan hệ của từng dòng phái tu tập.

Sự đóng góp cho đất nước, cho dân tộc của Phật giáo thời Lý có thể nói trước hết và rõ hơn cả là trong lĩnh vựcchính trị. Phật giáo thời Lý rất được tôn sùng. Từ vua, quan cho đến thứ dân hầu hết đều rất kính trọng và ngưỡng mộ, vị thế ấy có được nhờ những đóng góp thiết thực của Phật giáo. Nhưng trái lại, nhờ địa vị xã hội đó mà Phật giáo có nhiều đóng góp tích cực cho đời sống chính trị. Sự đóng góp này thông qua vai trò và hoạt động của các bậc cao tăng có uy tín và được triều đình trọng dụng.

Mục đích của họ khi ra giúp rập vua đó là, khi chiến tranh, bằng trí tuệ vô úy giúp cho vua quan triều đình có một quyết định sáng suốt và những chiến lược ưu việt nhất, để vừa giành được thắng lợi mà vẫn bảo toàn được lực lượng, tránh đổ máu và sát hại nhiều sinh mạng. Còn trong thời bình, giúp cho vua quan hiểu được đạo lý làm người, giúp vua hiểu và nghe được tiếng nói của người dân, ra những chính sách hợp lòng dân, làm sao đạt được mục đích đó là dân giàu nước mạnh, chỉ rõ trách nhiệm của người làm vua, người đứng đầu thiên hạ, lấy hạnh phúc của dân làm hạnh phúc của mình, thấy nỗi khổ của dân chính là nỗi khổ của mình. Đồng thời, vào thời Lý, tại Việt Nam cũng đã đang có cả ba tôn giáo, Phật, Nho, Lão. Mà đường lối của Phật giáo là đoàn kết, hòa hợp, bình đẳng và bác ái, không phân biệt giai cấp hay chủng tộc, mong muốn cùng xây dựng một đất nước hòa bình, thịnh vượng và hạnh phúc. Do đó, Phật giáo tuy được nhà nước ưu ái nhưng không cậy thế mà áp đảo các tôn giáo khác hay chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.

Tuy triều nhà Lý rất kính ngưỡng, mến mộ và tin tưởng Phật giáo nói chung, và các bậc cao tăng nói riêng, nhưng Phật giáo thì coi đây là phương tiện để hoằng

109

dương chính pháp, để đem lại lợi lạc quần sinh. Bởi vậy đây cũng chính là lý do Phật giáo chỉ tham gia chính trị chứ không làm chính trị, như nhận định của Nguyễn Lang về Phật giáo thời nhà Lý đó là: “tham dự chính sự mà không tham dự chính quyền”, nên các bậc cao tăng đại trí thức Phật giáo, đại đa số khi có việc thì đến cửa khuyết để giúp rập cho vua, xong việc lại quay về chùa tu hành. Trong cuốn Việt Nam Phật giáo sử luận, tác giả Nguyễn Lang đã chỉ ra 4 lý do khiến vua quan triều Lý tin tưởng, sử dụng tới Phật giáo là:

“Lý do thứ nhất: Họ là những người có học, có ý thức về quốc gia, sống gần gũi với quần chúng và biết được những khổ đau của người dân đang bị một chính sách hà khắc bóc lột. Lý do thứ hai: Họ không có ý tranh ngôi của vua, không giành quyền bính và địa vị ngoài đời, nên vua tin họ. Lý do thứ ba: Họ không cố chấp vào thuyết trung quân (chỉ biết giúp một vua mà thôi) như các nhà Nho, nên họ có thể cộng tác với bất cứ ông vua nào có thể đem lại hạnh phúc cho dân. Lý do thứ tư: Các vua cần sức học của họ, nhất là trong đời Đinh, Lê, các vua đều không phải thuộc giới trí thức. Nho sĩ thì chắc không có mấy người, mà lại chỉ trung thành được với một triều đại” [28, tr.231].

Trong thời Bắc thuộc, nỗi đau mất nước thường làm day dứt giới trí thức, làm kích động ý thức tự tôn dân tộc của họ. Giới tu sĩ Phật giáo khi ấy là những người rất nhiệt thành kích thích lòng yêu nước thông qua những buổi thuyết giảng cho quần chúng nhân dân. Khi đất nước đã giành được độc lập, các vị cao tăng lại là những bậc thầy truyền dạy giáo lý của Đức Phật cho các vua quan, giúp họ hiểu ra phải sống như thế nào và phải làm gì để trở thành một bậc Minh quân. Ở những nơi làng quê thôn dã, các sư đóng vai trò làm cầu nối giữa nhà nước với quần chúng nhân dân. Ngôi chùa ngoài chức năng phục vụ tín ngưỡng cho Phật tử, nơi tu hành của tu sĩ, còn được sử dụng làm nơi truyền thụ kiến thức, dạy đạo lý làm người cho con em địa phương. Nhiều khi ngôi chùa còn được sử dụng làm nơi sinh hoạt văn hóa cho cộng đồng, trung tâm đoàn kết toàn dân. Hàng ngày, các vị tu sĩ còn tham gia lao động sản xuất cùng nhân dân, nên họ rất hiểu những nhu cầu và khó khăn trong cuộc sống của người dân, chính vì vậy triều nhà Lý đã có rất nhiều chính sách

110

khoan giảm thuế má cho dân. Có được những chính sách này một phần cũng do sự tác động của tu sĩ Phật giáo.

So với thời Đinh, Lê các vua đời Lý đã giỏi hơn rất nhiều về phương diện học vấn. Việc mến mộ Phật giáo của các bậc quân vương không còn đơn thuần chỉ là sùng mộ như một tôn giáo. Các vua triều Lý đã có trình độ thâm nhập sâu vào cảnh giới của thiền môn, các bậc cao tăng là những bậc thầy tâm linh của họ. Với tư cách là thầy họ rất thẳng thắn khuyên răn đức hạnh cho học trò của mình, dù đó là một vị quân vương. Có điều gì chưa đúng, chưa phải, các vua thường được các bậc thầy cao tăng chỉnh sửa, uốn nắn, không vì nể nang mà xuê xoa bỏ qua những cái thiếu sót của vua quan. Phật giáo đã giúp cho các vua thời Lý trở thành các bậc Minh quân. Năm Thuận thiên thứ 3 (1130) đời Lý Nhân Tông, vua đã thỉnh Quốc sư Viên Thông vào điện Sùng Khải để hỏi kế hưng, vong, trị, loạn, Quốc sư đã đáp:

“Thiên hạ cũng ví như đồ dùng, đặt vào chỗ yên thì nó được yên, đặt vào chỗ nguy thì tất bị nguy. Xin bệ hạ hành xử đức hiếu sinh cho hợp với lòng dân thì dân sẽ kính yêu như cha mẹ, ngưỡng mộ như mặt trăng mặt trời, ấy là đặt thiên hạ vào chỗ yên vậy”.

Rồi Quốc sư lại nói:

“Trị hay loạn là ở dân, quan lại được lòng người thì trị, mà mất lòng người thì loạn. Thần trải xem các bậc đế vương đời trước, chưa từng có triều đại nào không dùng quân tử mà hưng thịnh, mà cũng không có triều đại nào dùng tiểu nhân mà không suy vong. Nguồn gốc dẫn đến điều đó thì không thể một sớm một chiều, mà nó manh nha từ trước. Trời đất không thể nóng hay lạnh tức khắc, mà phải chuyển biến dần từ mùa xuân qua mùa thu. Bậc nhân quân chỉ trong một lúc được hay mất thiên hạ, tất là do đức thiện hay ác đã tích tụ từ lâu. Các bậc thánh vương đời xưa biết vậy nên bắt chước trời không ngừng sửa mình, bắt chước đất, không ngừng tu đức để giữ yên dân. Sửa mình thì trong lòng thận trọng như đi trên băng mỏng, yên dân thì kinh sợ như người cưỡi ngựa mà nắm dây cương mục nát. Được như thế thì không thể không hưng thịnh, không được như thế thì không thể không suy vong. Sự hưng vong diễn tiến dần dần là như vậy.” [65, tr.122].

111

Từ đó Quốc sư được tùy ý ra vào cung cấm để dâng lời khuyên răn, can gián, chưa từng biếng trễ với chức vụ giúp rập vua. Năm Đại định thứ 4 (1143), Quốc sư Viên Thông được tiến phong Tả hữu nhai Tăng thống nội cung phụng trì giáo môn công sự, truyền giảng Tam tạng văn chương, ứng chế hộ quốc quân sư, ban hàm Tử y Đại sa môn. Đây là một chức vị quan trọng, Quốc sư được cả trong triều ngoài nội tôn kính. Câu chuyện thiền sư Đại Xả thẳng thắn góp ý cho vua Lý Anh Tông tu sửa tâm tính, giúp cho vua nhận ra phương pháp diệt khổ, được chép trong Thiền uyển tập anh là một sự kiện đáng lưu ý. Chuyện kể rằng:

“Một hôm vua Lý Anh Tông vời sư đến hỏi: Trẫm nhiều phiền cảm, có phép gì chữa khỏi không? Sư nói: Pháp Thập nhị nhân duyên là gốc rễ của vòng sinh tử tuần hoàn. Bệ hạ dùng pháp ấy thì đó là thuốc chữa bệnh vậy. Vua hỏi tông chỉ của pháp ấy thế nào? Sư đáp: Chỉ vì nhân duyên vô minh mà dẫn đến mọi buồn lo khổ não. Muốn cầu Bích Chi Phật phải hiểu rõ Thập nhị nhân duyên để giữ mình thì mới hết nghiệp căn khổ não. Vua nói: Thế thì Trẫm phải tĩnh tâm tu tập.”1.

Trong sự kiện này, Đại Xả đang bị hàm oan vì một vị tăng người Tống là Nham Ông. Ngài đã bị Thái úy Đỗ Anh Vũ ra lệnh bắt đem đi giam ở thành nội, và bị quở trách nặng nề, sau nhờ có Thiên cực Công chúa xin với vua, nên sư khỏi bị tội. Khi bị oan, thiền sư Đại Xả vẫn tỏ rõ phẩm hạnh, ung dung tự tại của một bậc chân tu, dù ở đâu, ở hoàn cảnh nào cũng giữ được tâm bình thản an lạc. Điểm này cũng đủ để vua Lý Anh Tông học được rất nhiều từ Ngài, và điều quan trọng là thiền sư đã cho thuốc đúng bệnh. Nhưng mặt khác, cũng qua sự kiện này, có thể thấy lịch vận nhà Lý bắt đầu có dấu hiệu bất ổn, đang tụt dốc về mặt chính trị.

Dưới triều nhà Lý, hầu hết các vua đều quan tâm tới Phật giáo, tuy nhiên, mức độ quan tâm còn tùy thuộc vào quan hệ và sự tu dưỡng của từng vị. Kế vị Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông là vị vua không chỉ sùng kính mà còn bước vào sâu trong giáo lý của Đức Phật. Vốn rất quan tâm tới sự phát triển của Phật giáo, nên có lần Lý Thái Tông đã đưa ra cho Tăng thống Huệ Sinh một câu hỏi như sau:

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với phật giáo (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)