Phật giáo và văn hóa nghệ thuật

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với phật giáo (Trang 115)

1 Bích Chi Phật, hay còn gọi là Duyên Giác, tức là căn cứ vào phép quán mười hai nhân duyên, quán ngược xuôi, tới khi thấy rõ được chân tướng của vạn pháp tức phá được vô minh, và đạt được

2.4.2. Phật giáo và văn hóa nghệ thuật

Triều đại nhà Lý được coi là triều đại thái bình, thịnh trị, thậm chí có thể coi là đại trị không chỉ vì tồn tại bền lâu mà còn vì những đóng góp đặc sắc cho văn hóa dân tộc. Để đạt được như vậy, một phần nhờ vào tài đức của các nhà chính trị, nhưng một phần rất quan trọng còn do tinh thần yêu nước của những bậc cao tăng. Họ không chỉ nhập thế phò vua để xây dựng một nhà nước độc lập vững mạnh, mà còn mở rộng lòng nhân ái, từ bi để tích tập, hòa nhập tất cả những tinh hoa của các hệ tư tưởng Nho, Lão, là những hệ tư tưởng có những môn khoa học như phong thủy, sấm vĩ, thuật toán, y, lý số, đã được các sư tăng dùng trí tuệ vô phân biệt mà chắt lọc và chuyển hóa thành những phương tiện hữu ích phục vụ cho đất nước và dân tộc. Sự thanh bình thịnh trị, có những điều được bắt đầu từ đây. Dưới góc độ văn hóa nghệ thuật, đây là một bức tranh đa sắc màu thật tinh tế.

Như một bộ môn khoa học ứng dụng, phong thủy đã được Thiền sư Vạn Hạnh sử dụng một cách rất tài tình. Thiền sư Vạn Hạnh đã cố vấn cho vua Lý Thái Tổ dời đô về La Thành (sau được Lý Thái Tổ đổi tên thành Thành Thăng Long), để xây dựng trung tâm của một quốc gia độc lập, lâu dài và bền vững. Ở các làng, xã các vị cao tăng lại là người xem thế đất cho nơi cất chùa. Thời Bắc thuộc Cao Biền đã từng tìm phá những huyệt mạch của nước ta, nên sau này ý thức bảo tồn linh khí cho dân tộc được dòng phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi rất chú trọng. Ngoài chức năng phục vụ tín ngưỡng, giảng dạy phật pháp, những ngôi chùa miền thôn dã còn mang trọng trách giữ gìn bình an cho địa phương. Chẳng thế mà trong nhân dân có câu “Chùa chiền là tổ mộ của dân”. Chữ “tổ mộ” mang rất nhiều hàm nghĩa. Cũng như Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật giáo sử luận cũng có viết:

“Trong phần nói về thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, chúng ta đã bàn về sự sử dụng phong thủy học của các thiền sư. Ta cũng nói đến đồ án kinh thành Thăng Long như công trình suy tư của thiền sư Vạn Hạnh. Những ngôi chùa xây dựng trong nội cung hay trong kinh thành để các vua tĩnh tâm, tham thiền và nghiên cứu đạo Phật hẳn cũng được xây dựng theo sự gợi ý của các thiền sư.”[28, tr.236].

116

Tinh thần từ bi của Phật giáo được thấm nhuần từ các bậc vua quan cho đến thứ dân đã tạo ra một xã hội hiền hòa, con người sống vị tha, bao dung hơn. Người người đều sống trong lục hòa, khó khăn cùng chia sẻ, lợi dưỡng đều cùng hưởng. Khi có chiến tranh, vì sự sinh tồn, mỗi người đều có thể là một chiến binh, họ thề quên thân mình mà chiến đấu. Nhưng khi hòa bình, con người ta dễ quay trở về với bản ngã, với tất cả những thói tật vốn có của con người. Do đó, lòng từ bi, tinh thần bác ái của Phật giáo đã đưa người người đến gần nhau hơn, tạo thành một sức mạnh không chỉ trong chiến tranh, mà ngay cả thời hòa bình tinh thần này vẫn rất cần thiết để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phật giáo đã cung cấp cho không chỉ Lý Thường Kiệt, mà còn cung cấp cho mỗi người dân, mỗi người lính một tinh thần vô úy, dũng mãnh, tinh tiến, tinh thần vô ngã cũng đã được sử dụng cho đất nước, cho dân tộc, cho những người dân đã phải sống một nghìn năm Bắc thuộc. Không thế làm sao quân tướng của Lý Thường Kiệt có thể đánh bại được giặc Tống.

Lễ hội Phật giáo đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển quan hệ cộng đồng. Đối với Phật giáo, mục đích lễ bái của từng chùa, từng địa phương khác nhau. Có lễ hội do triều đình tổ chức như lễ hội Nhân vương, lễ hội La Hán, lễ hội tụng kinh, lễ hội đèn quảng chiếu v.v... Nhưng hoạt động khiến cho mọi người gắn kết với nhau lại là phần “hội” mà người dân làng này có thể sang làng khác để tham dự hoặc xem lễ hội. Thời Bắc thuộc, mối quan hệ làng xã chắc hẳn chưa thể mở rộng, người dân thường sống khép kín sau lũy tre làng tạo nên ranh giới, khoảng cách, và tâm lí cát cứ tự nhiên. Trong bối cảnh ấy, lễ hội của Phật giáo là phương thức hóa giải những hạn chế của lệ làng, đồng thời lễ hội cũng là một phương pháp giúp cho người dân giữa các làng xóa đi khoảng cách, giúp họ có tầm nhìn xa rộng hơn. Con người được gần nhau hơn, cũng có nghĩa là sức mạnh cộng đồng được tăng thêm.

Về giáo dục và học thuật: Dưới thời nhà Lý, số lượng cao tăng trí thức Phật giáo đã khá đông đảo. Trong khi đó thì mãi tới năm 1070 Văn miếu mới được mở để đào tạo Nho sinh. Như vậy, việc giáo dục trước đó trong cung đình, cũng như ngoài xã hội chủ yếu được tiến hành trong các ngôi chùa. Trước khi giáo dục Nho

117

học được phổ biến rộng rãi, chương trình đào tạo cũng không phải chỉ là giáo lý Phật giáo, mà học trò có thể còn được học cả những môn học khác cần thiết và có ích lợi cho xã hội, ngay cả những lý luận và sử truyện Nho giáo chắc cũng được truyền thụ với tinh thần cởi mở của Phật giáo. Sách Đại Việt sử ký toàn thư nói về việc học của Lý Công Uẩn khi còn ở chùa Lục Tổ như sau: “Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học kinh sử qua loa” [13, tr.240]. Như vậy, tại ngôi chùa Lục Tổ này, đã không chỉ dạy kinh điển Phật giáo, mà còn dạy cả những môn học thế tục nữa, kể cả những tri thức và điển tích của Nho gia.

Đến Tô Hiến Thành và Ngô Hòa Nghĩa cũng được thiền sư Trí Thiền đào tạo trên núi Cao Dã. Nhờ tham gia vào các hoạt động giáo dục mà các bậc cao tăng nắm bắt được tư tưởng cốt lõi của Nho, Lão, còn những vị quan chức nhà nước lại được dung dưỡng dạy dỗ nơi cửa chùa. Qua câu chuyện Quốc sư Viên Thông và phó Tăng lục Nguyễn Thức góp ý và can gián vua Lý Nhân Tông và Lý Cao Tông có thể thấy, các Ngài đều dùng những từ ngữ và điển cố của Nho giáo, không phải Phật giáo không có những giáo lý để chuyển tải những nội dung như thế. Mà điều quan trọng đó là cả Lý Nhân Tông cũng như Lý Cao Tông vốn dĩ đã là Phật tử, ít nhiều đã có am hiểu Phật pháp, do đó Quốc sư Viên Thông và phó Tăng lục Nguyễn Thường dùng điển cố của Nho giáo nó sẽ mang tính khách quan hơn.

Thời điểm thành lập Văn miếu vào năm 1070 lại đúng là thời kỳ Phật giáo được coi là phát triển nhất. Liệu sự trùng hợp này đối với các vị cao tăng Phật giáo có ý gì không? Đã từng có kiến giải rằng, vì Phật giáo chỉ chuyên tâm khuyến thiện răn ác nên khó lòng giữ vị trí độc tôn trong bệ đỡ tư tưởng của chính quyền. Theo chúng tôi thì việc thành lập Văn miếu với ý tưởng để quốc gia có một môi trường đào tạo quy củ hơn, với nhiều môn học giúp cho các thế hệ sau này có một cái nhìn tổng thể và rộng hơn với xã hội, với văn hóa và tâm linh, nên những kỳ thi này không chỉ có Phật giáo, Nho giáo mà còn cả Lão giáo. Đây lại chính là cái nhìn cởi mở bao dung của Phật giáo, nhưng sau này chính những nhà Nho thiếu những kiến thức căn bản về Phật học đã trở nên giáo điều, cố chấp và hẹp hòi. Thái độ này

118

chính là nguyên nhân của sự phân biệt chia rẽ, gây ra sự loạn lạc, đua chen trong xã hội. Tư tưởng này hoàn toàn ngược lại với tư tưởng của Phật giáo.

Về văn học, triều Lý đã để lại nhiều tác phẩm văn học có giá trị, trong đó phải kể đến các bài thơ Thiền, văn xuôi, truyện ký, tản văn, đặc biệt là cuốn sám văn của thiền sư Viên Chiếu đã từng được vua nhà Tống coi như một tác phẩm của một vị Bồ Tát. Trong hàng trăm ngôi chùa, nhiều tấm bia có những bài văn bất hủ. Về đại thể, có thể phân ra như sau: Thể loại thơ ca gồm những bài thơ được coi là sấm truyền, thơ Thiền hay thơ đạo lý (tâm linh). Thể loại thứ hai gồm: các bài chiếu thư, biểu, bia ký. Thể loại thứ ba gồm những truyện tích, ngữ lục, di ngôn của các Thiền sư, hay những bài sám văn. Văn học nghệ thuật thời kỳ này bao hàm cả nhân sinh và vũ trụ, về đạo đức học, triết học, chính trị, thiên nhiên, môi trường đồng thời là tấm gương phản chiếu xã hội đương thời. Bình luận về văn học thời Lý - Trần, Lê Quý Đôn đã nhận xét:

“Nước ta, hai triều nhà Lý, nhà Trần (1010-1412) ngang vào khoảng triều nhà Tống, nhà Nguyên (963- 1367) ở Trung Quốc. Lúc ấy tinh anh nhân tài, khí cách văn chương không khác gì Trung Quốc, nhưng sách vở ghi chép sơ lược thiếu sót không tường tận, tôi thu nhặt những văn còn sót lại ở đồ đồng và bia đá (kim thạch di văn) được mấy chục bài, thì thấy văn thời nhà Lý, lối biền ngẫu, bóng bảy đẹp đẽ còn giống thể văn nhà Đường; đến thời nhà Trần, thì lưu loát chỉnh tề, đã giống khẩu khí người nhà Tống. Nay đem danh mục chép ra đây, để biết đại khái.”

[18, tr.166].

Theo Lê Quý Đôn thì ông đã tìm được tất cả 16 văn bia, trong đó riêng thời nhà Lý còn lưu lại được 7 tấm bia. Sau này, các nhà nghiên cứu thời hiện đại đã phát hiện thêm, nâng số lượng bia và minh văn lên con số 11. Một bài minh chuông duy nhất đã được tác giả Thích Đức Nhuận dịch và giới thiệu trong Đạo Phật và dòng sử Việt. Gần đây một nhóm nghiên cứu do Nguyễn Văn Thịnh đứng đầu đã hoàn tất và công bố công trình Văn bia thời Lý không chỉ cung cấp nhiều cứ liệu lịch sử quan trọng mà còn dụng công chú thích, luận giải rất công phu, làm nổi bật những giá trị to lớn của loại di sản Phật giáo đặc sắc này. Nhóm nghiên cứu viết:

119

“Văn bia thời Lý có khi được viết bằng biền văn (…) hoặc đan xen giữa biền văn và tản văn, tác giả có thể là quan chức, nhà nho hay nhà sư … nhưng về cơ bản đều là các tác phẩm được dụng công sắc, thuyết lý tinh vi, tự sự tường tế, ngôn ngữ điển nhã, lúc tả thực, khi khoa trương, hình tượng nhân vật được mô tả sinh động… xác lập đỉnh cao trong sự phát triển của thể loại văn bia Trung đại, đưa thể loại văn bia vốn là thể loại văn học chức năng thành một thể loại giàu giá trị văn học.”[66, tr. 36]

Cho đến nay, nhiều tác phẩm đã bị thất lạc. Căn cứ vào danh mục những tác phẩm do Thích Đức Nhuận và nhóm nghiên cứu do Nguyễn Văn Thịnh đứng đầu khảo cứu và liệt kê cũng có thể thấy học thuật của Phật giáo thời Lý đã rất phát triển và đi vào chiều sâu. Đặc biệt các bài thơ Thiền, nhất là những bài thơ của các vị cao tăng trí thức, đã gửi gắm cả nhân sinh, cả vũ trụ vào trong tư tưởng giác ngộ của các Ngài. Đó là nhân duyên, là nhân quả, là quy luật. Các Thiền sư đời Lý đã đạt và vượt qua cảnh giới thơ ca thuần túy như thơ Đường, thơ Tống, mà đạt tới cảnh giới của “sắc tức thị không, không tức thị sắc” của sự giải thoát, giác ngộ, đó cũng là siêu việt ngôn ngữ. Dưới đây là một số bài thơ tiêu biểu như thơ của thiền sư Vạn Hạnh:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô Nhậm vận thịnh suy vô bố úy Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.

Ngô Tất Tố dịch

Thân như bóng chớp có rồi không Cây cối xuân tươi thu não nùng Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi Kia kìa ngọn cỏ giọt sương đông.

Hay những vần thơ của Ngộ Ấn:

Diệu tính hư vô bất khả phan Hư vô tâm ngộ đắc hà nan

120

Liên pháp lô trung thấp vị can

Ngô Tất Tố dịch:

Hư vô tính diệu khó vin noi Riêng bụng hư vô hiểu được thôi Trên núi ngọc thêu, màu vẫn nhuận Trong lò sen nở sắc thường tươi.

Hay bài thơ của thiền sư Mãn Giác đã trình bày cái quy luật sinh sinh hóa hóa của vạn vật và thiên nhiên:

Xuân khứ bách hoa lạc Xuân đáo bách hoa khai Sự trục nhãn tiền qúa Lão tòng đầu thượng lai Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai

Bản dịch của Ngô Tất Tố

Xuân ruổi, trăm hoa rụng Xuân tới, trăm hoa cười Trước mắt, việc đi mãi Trên đầu, già đến rồi

Đừng tưởng, xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua, sân trước một cành mai.

Hay bài thơ của thiền sư Minh Trí, nói về “Tính không”, hay sự giác ngộ về Tính không.

Tùng phong thủy nguyệt minh Vô ảnh diệc vô hình

Sắc thân giá cá thị

Không không tầm hưởng thanh.

Trích cuốn Thơ văn Lý - Trần, Nam Trâm dịch:

121

Bóng cũng không, hình dáng cũng không Sắc thân, thân sắc đều không

Như tìm tiếng dội trong vòng hư vô.

Các vị cao tăng Phật giáo, và các Phật tử thuần thành, nhất là những tác giả sống trong một quốc gia hòa bình và phát triển, bằng những tác phẩm của mình đã khiến cho những âm điệu của thơ ca đời Lý đạt tới đỉnh cao. Những bài thơ giác ngộ này đã góp một phần quan trọng vào kho tàng văn hóa của dân tộc.

Dưới triều nhà Lý, các vua đã cho xây dựng rất nhiều chùa, tạc nhiều tượng và đúc nhiều chuông đồng. Đây cũng là điều kiện và cơ hội để những nghề thủ công mỹ nghệ, kiến trúc, cũng như nghề điêu khắc phát triển. Thời Lý đã tạo ra một mô típ nghệ thuật rất độc đáo, đậm đà màu sắc của văn hóa truyền thống. Tuy Phật giáo Việt Nam có những điểm tương đồng với Phật giáo Đại thừa Trung Quốc, như sự tu chứng và giác ngộ, bởi sự tu chứng và giác ngộ thì không có biên giới, nhưng trong phạm vi văn hóa nghệ thuật thì lại khác nhau rất xa. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ văn hóa bản địa. Theo các nhà nghiên cứu, người Hán có căn cốt từ một nền văn hóa nông nghiệp khô (ngũ cốc) và có quan hệ rất chặt chẽ với văn hóa du mục, trong khi đó ở Việt Nam là văn hóa lúa nước. Nông nghiệp ngũ cốc và lúa nước là hai dạng thái có sự khác nhau rất căn bản ở yếu tố thủy lợi. Nó tạo nên thói quen ứng xử “cứng” và “mềm”, “áp đặt” và “thích ứng” rất tương phản. Ngoài ra, các bậc cao tăng Phật giáo thời Lý cùng với những người thợ làm nghề xây dựng, điêu khắc đều có chung ý thức tự tôn nên đã tạo ra những ngôi chùa, những pho tượng rất việt Nam. Cho đến nay, qua hàng nghìn năm lịch sử di tích, di vật vẫn còn thể hiện rất rõ tư tưởng đó. Những ngôi chùa Việt không lớn như chùa ở Trung Quốc, nhưng lại ấm áp, duyên dáng và hòa đồng với thiên nhiên. Những mái đao của chùa uốn lượn mềm mại như những con rồng vươn mình bay lên bầu trời tự do. Mỗi khi ngắm nhìn khuôn diện tượng Phật, Bồ Tát ở những ngôi chùa Việt, do những nghệ nhân Việt chế tác, chúng ta luôn cảm nhận được sự gần gũi nhưng cũng không kém phần giải thoát và an lạc.

122

Tiểu kết Chương 2

Từ những gì đã trình bày và phân tích trong chương này cho phép chúng tôi rút ra hai nhận xét quan trọng sau đây:

Thứ nhất, vương triều Lý là một trong những vương triều thịnh trị nhất trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam. Trong hơn hai trăm năm cai trị và lãnh đạo đất

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với phật giáo (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)