1 Tham ái là sự ham muốn, tất cả những gì vượt quá nhu cầu, hay khả năng đó chính là tham, và tham chính là một trong những nguyên nhân gây ra đau khổ, nên Phật giáo luôn dạy con người phả
1.1.3. Ảnh hưởng và giá trị của Phật giáo đối với xã hộ
Trên cương vị của một tu sĩ, Đức Phật chủ trương hướng nội tâm để tu dưỡng đạt tới sự giải thoát giác ngộ về mặt tâm linh, nhưng Ngài cũng rất quan tâm tới những vấn đề xã hội. Nói một cách khác, Đức Phật nhìn đời theo quan điểm
35
nhân sinh toàn diện. Ngài ý thức được sự chi phối của chính trị, kinh tế tới đời sống xã hội của con người. Đức Phật từng tuyên bố: “Vì nỗi thống khổ của chúng sinh trong cõi Sa bà này mà ta xuất hiện ra đời ”. Và cũng từ thế giới này Ngài đã thành Phật. Chính vì thế đối với chính trị, kinh tế và xã hội Ngài cũng đã có những lời dạy thật sâu sắc cho các bậc quân vương thuật trị nước. Trong kinh Đại bát Niết bàn, Đức Phật đã dạy cho vua nước Vajji phương pháp để làm cho đất nước được hưng thịnh, phú cường và không sợ bị một nước khác chinh phục, trong đó có đoạn viết:
“Người dân Vajji có hội họp thường không? Người dân Vajji có đoàn kết khi tụ họp, đoàn kết khi giải tán và đoàn kết khi làm việc không? Người dân Vajji có sống đúng với truyền thống của dân tộc và tôn trọng những luật pháp đã được ban hành từ thời xưa không? Người dân Vajji có tôn kính bậc trưởng lão trong nước và nghe theo lời dạy của những vị này không? Người dân Vajji có thực không cưỡng ép phụ nữ và thiếu nữ để bắt họ phải sống với mình không? Người dân Vajji có thường xuyên dâng lễ ở các nơi thờ tự không? Người dân Vajji có bảo vệ và tôn kính các vị A-La-Hán khiến các A-La-Hán tìm đến ở trong xứ để được an lạc không ”[12, tr.72-75].
Theo Ngài có 7 phép giúp cho quốc gia được hưng thịnh và tránh sự diệt vong. Dùng ngôn ngữ hiện đại có thể diễn giải như sau: 1- Sinh hoạt dân chủ, 2- Tinh thần đoàn kết dân tộc, 3- Sống theo pháp luật, 4- Tôn trọng và biết lắng nghe những kinh nghiệm của người khác, 5- Bình đẳng và tôn trọng phụ nữ, 6- Tôn trọng tín ngưỡng, 7- Thu hút, trọng dụng nhân tài.
Đồng thời, Đức Phật cũng chỉ ra những tiêu chí rất rõ ràng để đánh giá một vị vua, một vị lãnh đạo có đức hạnh và phẩm chất là: “Bố thí, với ý nghĩa người lãnh đạo phải biết thương yêu và lo cho cuộc sống của dân, không sách nhiễu, tham nhũng của dân; Giới hạnh, tức người lãnh đạo phải có đức độ; Hiến xả, tức người lãnh đạo phải có đức hy sinh vì dân vì nước để đem lại hạnh phúc và an lạc cho nhân dân; Trực hạnh, tức phải sống ngay thẳng trung thực, không quanh co gian tà, lừa dối người khác; Khổ hạnh, tức trong sinh hoạt cần tiết kiệm, không lãng phí xa hoa; Nhu hòa, tức là người lãnh đạo phải hòa đồng và biết lắng nghe và tôn trọng lẽ
36
phải; Bất hại, tức không hiếu sát hay mưu chước hại người; Không tư thù, nghĩa là cần có tâm độ lượng rộng lớn, không thù oán đố kỵ cá nhân; Nhẫn nhục, tức phải có đức tính kiên nhẫn, chịu đựng; Không đối lập, tức là không đi ngược lại lợi ích của toàn dân”. 10 tiêu chí này rất giống lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các Đảng viên và công chức nhà nước là “cần kiệm, liêm chính, chí công và vô tư ” mà hiện nay chúng ta đang ra sức học tập và cố gắng thực hiện.
Đặc biệt, khi đất nước không có chiến tranh, thì làm thế nào để giữ vững an ninh và phát triển kinh tế, người người đều được sống trong cảnh thanh bình, xã hội không có trộm cắp hay giết người cướp của, không có những tệ nạn xã hội? Vấn đề này cũng đã được Đức Phật hướng dẫn như sau: “Những vị nào trong quốc độ nhà vua mà nỗ lực về nông nghiệp và mục súc, tôn vương hãy cấp cho những vị ấy hạt giống và súc vật; những vị nào trong quốc độ nhà vua mà nỗ lực về thương nghiệp, tôn vương hãy cấp cho những vị ấy vốn để đầu tư; những vị nào trong quốc độ nhà vua mà nỗ lực về quan chức, tôn vương hãy cấp cho những vị ấy thức ăn và lương bổng. Những người này chuyên tâm vào nghề riêng của mình sẽ không nhiễu hại quốc độ nhà vua, và ngân quỹ nhà vua sẽ được dồi dào, quốc độ sẽ được an cư lạc nghiệp, sẽ không có tai ương ách nạn, và dân chúng sẽ hoan hỉ vui vẻ, cho con nhảy trên ngực, sống chẳng khác gì với nhà cửa mở rộng”.
Về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh là một trong những ngành nghề cần phải tính toán rất chi li, mà việc kiếm được một đồng lợi nhuận đã khó, nhưng để những đồng tiền kiếm được này tiếp tục sinh lợi nhuận còn khó hơn. Ngay vấn đề này cũng được Đức Phật hướng dẫn rất chi tiết, như trong Đại tạng kinh Đức Phật dạy: “Nên dùng ¼ lợi tức cho việc sinh hoạt hằng ngày, ¼ lợi tức để dành phòng khi có công việc tai nạn nguy cấp, còn ½ lợi tức dành để tiếp tục đầu tư kinh doanh”, như vậy rõ ràng Đức Phật là Người tu hành, nhưng Ngài cũng rất am hiểu về kinh tế. Ngài biết phải chi tiêu như thế nào để tiếp tục phát triển trong lĩnh vực kinh doanh, bởi số lợi tức ½ là được dành cho việc tích lũy vốn, trong kinh doanh thì vốn đầu tư là rất quan trọng .
37
Trong suốt 49 năm thuyết pháp độ sinh, lòng bao dung, sự nhẫn nại và trí tuệ siêu việt của Đức Phật đã gây một ấn tượng mạnh mẽ tới những trái tim còn đang ngủ quên dưới những vỏ bọc của tham, sân, si và ảnh hưởng rộng lớn tới cả một hệ thống chính trị, tư tưởng và xã hội Ấn Độ thời bấy giờ cũng như sau này. Lần đầu tiên người dân được nghe tới chân lý giải thoát và chân lý đó được phát ra từ kim khẩu của chính Người đã ứng dụng chân lý ấy tu tập mà đạt thành Chính đẳng Chính giác, hay còn gọi là “Phật”, giáo lý của Ngài là một phương thuốc hữu hiệu trị căn bệnh trầm kha cho nhân loại đó là “khổ” là “vô minh”.
Đức Phật cũng là nhân vật vĩ đại đã chủ trương cải tạo xã hội một cách triệt để từ vi mô đến vĩ mô, vì thế, sự ảnh hưởng tư tưởng của Ngài không chỉ trong phạm vi Ấn Độ mà còn lan tỏa ra các nước trên thế giới, và cũng không chỉ có tác dụng ở thời cổ trung đại, mà còn sẽ là nguồn cảm hứng nghiên cứu và tu tập trong thời hiện đại cho cả những tín đồ Phật tử cũng như các nhà khoa học. Đức Phật là Người chủ trương và tôn trọng sự tự do, dân chủ, bình đẳng và nhân quyền, cho nên khi Đức Phật còn tại thế, đứng trước cuộc chiến tranh sắp xẩy ra giữa hai quốc gia Magadha (Ma Kiệt Đà) và Vajja, đứng giữa ranh giới hai làn gươm giáo của sự tàn sát, với tinh thần Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi của Đức Phật, Ngài không kêu gọi hay khuyên bảo mà Ngài chỉ gợi lên ở người lãnh đạo nước lớn một chút nghi ngờ về sự thành công của cuộc chiến tranh xâm lược nhằm vào một dân tộc đang sống trong sự hòa đồng và đoàn kết để bảo vệ những luật pháp và qui ước xã hội của mình. Ngài đã đặt vấn đề của sức mạnh tinh thần trước bạo lực, vị quốc sư của nước lớn đã hiểu được lời dạy của Đức Phật và tự động rút quân về. Đức Phật không chấp nhận chiến tranh, Ngài cho rằng không thể dùng chiến tranh để giải quyết một vấn đề chính trị, và không bao giờ có một cái gọi là chiến tranh chân chính, như trong kinh Pháp cú (Dhammapada) Đức Phật có dạy: “Kẻ thắng nuôi hận thù, kẻ bại nằm trong đau khổ”, hay: “hận thù không thể dập tắt bằng hận thù, mà chỉ có thể dập tắt bằng tình thương”.
Khi Đức Phật còn tại thế, theo các tài liệu lịch sử thì ít nhất có ba vị quốc vương đã tâm nguyện theo Đức Phật sau khi được nghe Ngài thuyết pháp như vua
38
Pasedani nước Koala, vua Bimbisara (Bình-Sa) nước Magadha và con vua Ajatasattu (A-Sà-Thế), và Ngài đã ngăn chặn được hai cuộc chiến tranh, làm giảm thiểu sự tàn sát lẫn nhau của hai cuộc chiến tranh khác. Đặc biệt Đức Phật đã cảm hóa và dẫn dắt vua Ajatasattu từ một ông vua hung bạo nhất, can tội giết cha nhưng sau đã trở thành một vị minh quân.
Tuy Đức Phật nhập Niết bàn đã hàng trăm năm, nhưng những giá trị tinh thần đạo đức của Ngài như vẫn còn nguyên giá trị, nó đã làm rung động trái tim của một vị vua được coi là hùng dũng nhất nơi chiến trường đó là vua A-Dục. Trong trận chiến cuối cùng với đầy sức mạnh và uy lực của quân đội đã đem lại chiến thắng vinh quang nhất cho ông, nhưng đã để lại hàng trăm ngàn xác chết trên chiến trường và hàng trăm ngàn người bị thương nằm rải rác khắp nơi, trước cảnh tượng đó nhà vua đã hồi tỉnh tâm thức của mình. A-Dục vương hiểu rằng, để có một chiến thắng ông đã phải trả giá đắt bằng hàng trăm ngàn sinh mạng, và ngay lúc đó ông đã cải theo đạo Phật. Nhà vua đã từ bỏ tất cả sự chiến thắng bằng gươm giáo và từ bỏ cả những chiến thắng khác bằng đạo pháp. Ông đã tìm ra sự chiến thắng vĩ đại nơi trái tim mình bằng lòng yêu thương và trí tuệ. A-Dục vương đã ra một đạo dụ vô cùng cảm động, ông viết:
“Ngay sau khi chinh phục dân Kalinga, Đức vua đã theo đạo từ bi, đã ẩn náu trong đạo, và đã thấm nhuần pháp. Do đó, Đức vua vô cùng hối hận với sự chinh phục nước Kalinga, vì sự chinh phục một nước bất khuất đã đem lại sự tàn sát và sự nô lệ cho dân tộc ấy, đây là một việc mà Đức vua rất lấy làm đau khổ”. A-Dục vương đã quay về vận dụng đúng tinh thần của Phật giáo để xây dựng đất nước, và lần đầu tiên Ấn Độ thống nhất được các tiểu vương quốc về làm một quốc gia, và cũng chính thời đại vua A-Dục là thời đại huy hoàng nhất của lịch sử Ấn Độ, những thành tựu do ông gây dựng lên đã làm cả thế giới ngưỡng mộ, như học giả H.G Wells viết trong cuốn Lịch sử Hoàn vũ: “ Trong số trăm ngàn các vị vua có tên trên các cột lịch sử, các hoàng thượng, các đấng, các đức vv…, tên của vua A-Sô-Ka sáng chói, và gần như chỉ có một tên của Ngài, như một vì sao. Từ sông Volga đến Nhật Bản, tên nhà vua vẫn được tôn kính, Trung Hoa, Tây Tạng, và cả Ấn Độ nữa
39
mặc dầu Ấn Độ đã bỏ mất đạo Phật, vẫn còn nói đến sự cao cả của nhà vua như một lời truyền tụng, ngày nay còn nhiều người tôn kính nhà vua hơn là từ xưa tới bây giờ người ta tôn kính vua Constantin và vua Charle Magne” [40, tr.84]. Vua A-Dục, ngoài những cống hiến cho dân tộc Ấn Độ, từ sự thấm nhuần lòng từ bi và trí tuệ của đạo Phật, với lòng mong muốn được ban trải và chia sẻ giáo lý giác ngộ cho khắp chúng sinh trên thế giới Sa-bà này, A-Dục vương đã ra một sắc lệnh quan trọng: Ông đã phái khiển các bậc Cao tăng thời bấy giờ đi hoằng dương Phật pháp cho các quốc gia, từ đây có những phái Cao tăng chính thức đầu tiên đi tới các quốc gia để hoằng dương chính pháp, có thể bằng phương tiện đường bộ hay đường thủy, ánh sáng từ bi và trí tuệ của Phật giáo dần dần lan tỏa sang các nước, trong đó có cả Việt Nam, các quốc gia sau khi được Phật giáo truyền vào đều đón nhận bằng một tấm lòng thành kính và ngưỡng mộ.
Sau khi Ấn Độ bị đội quân Thánh chiến của Hồi giáo xâm lược, Phật giáo tại Ấn Độ dần dần bị suy tàn, và Phật giáo lại được tiếp tục phát triển tại các quốc gia như; Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Srilanka, Myanmar, Thái lan, Lào, Cam Pu Chia, Tây Tạng, Nepal, Bhutan, Indonesia, Malaysia vv… hầu như khắp tất cả các nước Châu Á. Một số quốc gia đã lấy Phật giáo làm quốc đạo cho đến tận ngày nay như; Thái Lan, Cam Pu Chia, Lào, Myanmar, Srilanka, Bhutan. Đặc biệt, đến nay Phật giáo đã được truyền bá sang cả các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc, trong đó các nước được coi là có những ngành khoa học và công nghiệp đã đạt tới đỉnh cao, và kinh tế thuộc những nước phát triển như; Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, và ngay cả các nước Đông Âu như Nga, Ba Lan, Séc, Ukraina, Hunggary, Bungary vv… cho đến nay đã có hàng trăm nghìn tín đồ Phật tử chủ yếu do những tu sĩ hay Phật tử từ Việt Nam, Trung Quốc hay Tây Tạng truyền sang trong khoảng thời gian một vài trăm năm hay vài chục năm gần đây. Trong đó, hiện nay Anh, Pháp và Mỹ là những quốc gia có trung tâm nghiên cứu Phật giáo lớn nhất trên thế giới, trong đó Pháp là quốc gia hình thành trung tâm nghiên cứu sớm nhất từ những năm 1852, do E. Burnouf đề xướng lập hiệp hội Pháp-Á ở Pari. Ông đã dịch bộ kinh Đại thừa Diệu pháp Liên hoa kinh sang tiếng
40
Pháp, và rất nhiều tạp chí khác về tư tưởng, triết học, nghệ thuật Phật giáo. Nhất là ở Đức, việc nghiên cứu tư tưởng Phật giáo sôi động vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, với các nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới như H. Oldenberg, H. Kern, H. V Glasenapp vv… Những bản kinh và nghiên cứu của họ đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới. Còn ở Anh, việc nghiên cứu Phật giáo được tiến hành từ rất sớm năm 1788, nhưng phải đến 1906, khởi nguồn từ vị Tỳ kheo người Anh đầu tiên xuất gia là Bối nạp đặc, với pháp danh A Nan Da Di Lặc sau khi đi du học các nước về đã thành lập Hiệp hội Phật giáo Anh quốc. Ở Mỹ, sau Hội nghị tôn giáo thế giới được tổ chức tại Chicago năm 1883, các nhà học giả Mỹ đã nghiên cứu các kinh điển Phật giáo và chú thích bộ kinh Pháp Cú. Năm 1899 Hội Phật giáo Mỹ ra đời, từ Mỹ Phật giáo dần được lan tỏa sang các nước như Canada, Braxin, Achentina và ở Mỹ trường đại học danh tiếng Hawaii có cả một trung tâm nghiên cứu Phật học, các nhà khoa học đang nghiên cứu về những giá trị đích thực của Phật giáo dưới nhiều góc độ khác nhau, cả về văn hóa vật thể và phi vật thể.
Hệ thống tư tưởng của Phật giáo không chỉ bàn đến những vấn đề tâm linh, mà còn chỉ ra những phương pháp để cho nhân loại có thể kiến tạo một thế giới Đại đồng, mọi người đều được sống trong một xã hội ấm no, hạnh phúc và an lạc. Chính vì thế mà các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu để đáp ứng những vấn đề nan giải hiện nay của nhân loại, như vấn đề chiến tranh (sẽ xảy ra nếu con người không có một chuẩn mực sống, không có tấm lòng nhân ái bao dung), sự hủy hoại và ô nhiễm môi trường sinh thái, vấn đề bệnh tật và đói nghèo, sự suy giảm đạo đức… Những vấn đề như vậy Phật giáo có thể tham gia giải quyết.
Phật giáo xuất hiện đã hơn hai nghìn năm, nhưng vẫn trẻ trung đầy sức sống. Phật giáo không chỉ đáp ứng những nhu cầu tâm linh, mà còn là một hệ thống triết lý hoàn chỉnh, chứa đựng nhiều tư tưởng lớn, gắn với những nguyên lý căn bản của tâm lý học, phân tâm học, triết học, xã hội học, mỹ thuật học… Ngay cả đối với những lĩnh vực khoa học tự nhiên như sinh học, vật lý, toán học… đều có mối liên hệ với tư tưởng liên quan đến Phật giáo. Từ hàng nghìn năm trước, Phật giáo đã