Căn cứ vào Thiền uyển tập anh, Tỳ Ni Đa Lưu Chi người Nam Thiên Trúc (Nam Ấ) thuộc dòng dõi Bà La Môn, sau khi vân du sang Trung Quốc gặp tổ Tăng Xán và đã nhận được sở đắc từ tổ,

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với phật giáo (Trang 52 - 55)

dõi Bà La Môn, sau khi vân du sang Trung Quốc gặp tổ Tăng Xán và đã nhận được sở đắc từ tổ, sau nghe lời khuyên của tổ đã sang Việt Nam hoằng pháp, ở chùa Pháp Vân, tức chùa Diên Ứng hay chùa Dâu tại xã Khương Tự, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngài đã dịch bộ kinh “Tổng trì”. Còn tài liệu về Tỳ Ni Đa Lưu Chi cũng được ghi chép trong Thích thị thông giám, nhưng năm Ngài sang Việt Nam và dịch kinh đều không phù hợp, vì khi Ngài sang Việt Nam, ảnh hưởng của Mật giáo vẫn còn trong xã hội, do đó bộ kinh này phải được dịch ở Việt Nam theo như Thiền uyển tập anh là hợp lý. Có điều sai lầm trong Thiền uyển tập anh là ở chỗ xếp phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi sau phái Vô Ngôn Thông là không hợp lý theo tiến trình lịch sử, vì phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi được truyền sang Việt Nam trước phái Vô Ngôn Thông những hơn 2 thế kỷ. Như Lê Mạnh Thát nhận xét: có lẽ vì tác giả Thiền uyển tập anh thuộc phái Vô Ngôn Thông nên có ý xắp xếp như vậy.

53

chỉ chịu ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ mà ít chịu ảnh hưởng Trung Hoa. Đây là một thiền phái rất có tính cách dân tộc Việt Nam, vừa biểu lộ được sinh hoạt tâm linh siêu việt của Phật giáo vừa biểu lộ được đời sống thực tế và đơn giản của quần chúng nghèo khổ ” [28, tr.178].

Sau Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đến năm 820, người Việt tiếp tục đón nhận Thiền phái Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc du nhập sang. Đây là Thiền phái mang sắc thái của Thiền Nam tông Trung Quốc, chủ trương thuyết đốn ngộ, tức trong một giây lát có thể đạt được quả vị giác ngộ, khỏi cần phải đi qua nhiều giai đoạn. Vô Ngôn Thông tuy có nguồn gốc Trung Quốc nhưng với tinh thần bình đẳng bác ái, cũng như sự thâm sâu về giáo lý đạo Phật, khi được du nhập vào Việt Nam cũng đã phát triển rực rỡ, ít ra cũng được trên dưới 400 năm. Nhiều vị đệ tử là những bậc cao tăng Việt Nam đã có những cống hiến xứng đáng. Có những vị như Cảm Thành, Khuông Việt Đại sư, Đa Bảo, Thiền Lão, Viên Chiếu, Lý Thái Tôn, Quốc sư Thông Biện vv…từng là Quốc sư hoặc giữ những cương vị quan trọng trong triều đình. Có thể nói hai dòng phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình đấu tranh giành độc lập của dân tộc cũng như trong sự nghiệp xây dựng tổ quốc khi đất nước giành được chủ quyền, đồng thời hai dòng phái này đã hoàn thiện truyền thống văn hóa của dân tộc.

Những cuộc đấu tranh trong thời kỳ Bắc thuộc đã để lại những bài học và kinh nghiệm quí báu. Khi đất nước giành lại được chủ quyền, trong bối cảnh hòa bình những bài học này càng có giá trị trong việc duy trì được sức mạnh của tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

1.2.4. Phật giáo và tình hình chính trị dưới triều Ngô, Đinh và Tiền Lê

Dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền, quân dân ta đã giành được chiến thắng oanh liệt trước quân xâm lược Nam Hán vào năm 938, khẳng định quyền tự chủ sau hơn 1000 năm chịu ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Với chiến thắng này dân tộc ta đã hiên ngang bước vào một kỷ nguyên mới.

Ngô Quyền là người đủ hùng lực, đủ trí tuệ để mở vận chấn hưng cho dân tộc, nhưng thật đáng tiếc, lên ngôi mới được 6 năm, chính sách xây dựng đất nước

54

hầu như chưa được thực thi thì ông qua đời. Những người kế tục sự nghiệp của Ngô Quyền không đủ tài đức để trị quốc đã khiến cho đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, các hào trưởng địa phương thừa cơ xưng hùng xưng bá, cát cứ thành các sứ quân làm cho nhân dân lại phải một phen khốn đốn. Vào chính lúc ấy Đinh Tiên Hoàng đã xuất hiện với tư cách một người có đủ tài đức để thu phục nhân tâm, đứng ra dẹp loạn, thu giang sơn về một mối.

Năm 967 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng Đế, đặt Quốc hiệu là Đại Cồ Việt, xây dựng kinh đô ở Hoa Lư, bắt đầu sắp đặt triều nghi. Ngay từ buổi đầu xây dựng triều đình, cùng với việc bổ nhiệm các quan văn, võ như Nguyễn Bặc làm Định quốc công, Lưu Cơ làm Đô hộ phủ sĩ sư, Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân… Đinh Tiên Hoàng cũng rất chú ý đến các tăng đạo. Triều đình phong Ngô Chân Lưu làm Tăng thống và ban hiệu là Khuông Việt Đại sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục, đạo sĩ Đặng Huyền Quang được trao chức Sùng chân uy nghi.

Về mặt ngoại giao, trong thời gian này đất nước vẫn đang trong giai đoạn khẳng định vị thế với các nước lân bang, đặc biệt là với đế chế Tống ở phương Bắc. Đinh Tiên Hoàng thừa hiểu chưa bao giờ Trung Quốc từ bỏ dã tâm xâm lược và đồng hóa dân tộc ta, vì thế ngoại giao mềm dẻo với nhà Tống để bảo toàn một nhà nước non trẻ là một đối sách đúng đắn. Không khó nhận thấy Phật giáo đã có ảnh hưởng không nhỏ tới đường lối đối nội, đối ngoại của triều Đinh. Sách Thiền uyển tập anh cho biết, khi mới lên ngôi, dựng kinh đô ở Hoa Lư, biết đến danh tiếng của Ngô Chân Lưu, Đinh Tiên Hoàng đã cho mời ngay Thiền sư về kinh để hỏi chuyện. Sư đối đáp hợp ý, được vua phong chức Tăng thống. Vào năm thứ 2, niên hiệu Thái bình (971) Đinh Tiên Hoàng đã ban danh hiệu “Khuông Việt Đại sư” (Đại sư phù giúp cho nước Việt) cho Thiền sư Ngô Chân Lưu, đồng thời cho Trương Ma Ni giữ chức Tăng lục. Tại kinh đô Hoa Lư Đinh Tiên Hoàng còn cho khắc bài chú Thủ lăng nghiêm lên những cây cột đá. Dường như vua Đinh đã chọn Phật giáo làm bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền của mình, nhất là sau khi gặp được Ngô Chân Lưu. Mặt khác, việc phong chức danh chính thức cho hai người trong giới Phật giáo một

55

mặt thể hiện sự quan tâm đến Phật giáo, nhưng mặt khác cũng đã giúp Phật giáo được phát triển [59, tr.335]1.

Qua các tài liệu lịch sử có thể thấy Đinh Tiên Hoàng dựa vào sức mạnh quân đội để duy trì quốc gia thống nhất, nhưng trong ngoại giao lại tỏ ra rất mềm dẻo. Ông đã dựa vào quân đội để xây dựng một chính thể tập quyền, đáp ứng nhu cầu củng cố quốc gia thống nhất, có đủ sức mạnh đối phó với nguy cơ tiến công từ cả phía Nam và phía Bắc, đồng thời khống chế các thế lực cát cứ địa phương. Cùng với hệ thống tổ chức một chính quyền quân sự, chia cả nước thành 10 đạo quân, nhà Đinh còn thực thi các luật vô cùng hà khắc. Trong bối cảnh như vậy, nhà Đinh và sau đó là nhà Tiền Lê lại chủ trương lấy Phật giáo làm chỗ dựa tinh thần để khẳng định thái độ độc lập với Nho giáo. Các sư tăng trở thành rường cột của triều đình và Phật giáo đã có những điều kiện chính trị hết sức thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, mô hình tập quyền quân sự dựa trên sức mạnh trấn áp dường như mâu thuẫn với tư tưởng từ bi, khoan hòa của Phật giáo. Nghịch lý ấy đã dẫn tới tình hình rối ren vào những giai đoạn tiếp theo.

Sau khi vua Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn đều bị sát hại, Đinh Toàn còn quá nhỏ chưa thể gánh vác được giang sơn, khiến cho đất nước ta lại lâm vào tình trạng chính trị hết sức phức tạp, trong khi đó nhà Tống nhân cơ hội này đang chuẩn bị lực lượng để tiếp tục sang thôn tính nước ta một lần nữa. Lúc này Lê Hoàn là người giữ trọng trách nắm toàn bộ lực lượng quân đội.

Xét về tư tưởng có thể nói Lê Hoàn là người có nhân duyên với Phật giáo. Bên cạnh đó, ông còn được thừa hưởng những thành quả mà Đinh Tiên Hoàng đã tạo dựng. Đó là quan điểm của chính quyền đối với Phật giáo. Chính Đinh Tiên Hoàng là người đã phát hiện ra vai trò và giá trị của Phật giáo thì Lê Hoàn là người đã đưa những giá trị tư tưởng của Phật giáo và áp dụng khá triệt để những giá trị đó

Một phần của tài liệu Quan hệ giữa nhà nước quân chủ Lý, Trần với phật giáo (Trang 52 - 55)