Liên doanh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MARKETING CĂN BẢN Hệ đại học – Ngành QTKD (Trang 172)

CHƯƠNG 11: MARKETING QUỐC TẾ 11.1 B ẢN CHẤT CỦA MARKETING QUỐC TẾ

11.4.4. Liên doanh

Đây là một phương thức giúp cho doanh nghiệp xâm nhập thị trường nước ngoài qua liên kết với các đối tác nước ngoài để xây dựng cơ sở sản xuất tại nước sở tại. Có 4 kiểu liên

doanh sau đây:

11.4.1.a. Cấpgiấy phép sản xuất

Theo phương thức này, doanh nghiệp ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng quy

trình sản xuất, một bằng sáng chế, một thương hiệu, một bí quyết thương mại… cho đối tác nước ngoài. Với phương thức này doanh nghiệp không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không chịu

nhiều rủi ro để xâm nhập thị trường nước ngoài. Cònđối tác nước ngoài thì có ngay quy trình sản xuất với uy tín, tiếng tăm của sản phẩm đã nổi tiếng. Tuy nhiên, lợi nhuận cũng sẽ thấp,

và cũng có thể dẫn tới sự mất quyền kiểm soát và nảy sinh các đối thủ cạnh tranh khi chấm

dứt hợp đồng.

Hãng “Coca Cola” vươn ra thế giới bằng phương thức cấp phép sản xuất cho các đối tác nước ngoài, doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu đậm đặc cho quá trình sản xuất nước giải

khát Coca.

11.4.1.b. Giao thầusản xuất

Theo phương pháp này, doanh nghiệp ký hợp đồng với nhà sản xuất địa phương để họ

sản xuất các mặt hàng mà doanh nghiệp đang bán. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể triển khai nhanh được sản xuất ngay tại thị trường nước ngoài, vượt qua được hàng rào thuế quan

của nước sở tại, tận dụng được nguồn nhân công, nguyên liệu rẻ tại chỗ, giảm được các rủi ro đầu tư.

11.4.1.c. Quản lý theo hợp đồng

Theo phương thức này, doanh nghiệp cung cấp cho đối tác nước ngoài “Know-how”

về quản lý, phía đối tác đảm bảo nguồn vốn đầu tư cần thiết. Trong trường hợp này, doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ quản lý, chứ không phải xuất khẩu hàng hoá. Bằng cách này, Công ty khách sạn “Hilton” của Hoa Kỳ đã mở các chuỗi khách sạn mang thương hiệu “Hilton”

khắp thế giới.

Phương thức kinh doanh này có độ rủi ro thấp nhất. Tuy nhiên, nó mang lại lợi nhuận

thấp và đòi hỏi doanh nghiệp có một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi khắp nơi.

11.4.1.d. Xí nghiệp liên doanh

Đây là hình thức góp vốn chung với đối tác nước ngoài để xây dựng xí nghiệptại nước

sở tại mà hai bên cùng sở hữu và điều hành. Các nước đang phát triển thường thiếu vốn, công

nghệ và năng lực quản lý, cho nên đều có chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Liên doanh giúp cho doanh nghiệp thuận lợi khi thâm nhập các thị trường nước ngoài hấp dẫn. Tuy nhiên, liên doanh cũng có các nhược điểm. Đó là sự bất đồng ý kiến giữa hai bên về chiến lược kinh doanh, về phân chia lợi nhuận…

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MARKETING CĂN BẢN Hệ đại học – Ngành QTKD (Trang 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)