CHƯƠNG 7: CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ SẢN PHẨM 7.1 SẢN PHẨM THEO QUAN ĐIỂM MARKETING
7.2. CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM 1 Nhãn hiệu và các bộ phận cấu thành
Nhãn hiệu(Trademark) là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay một sự kết hợp
giữa các yếu tố này, được dùng để xác nhận sản phẩm của doanh nghiệp nào và phân biệt với
các sản phẩm cạnh tranh. Nhãn hiệu sản phẩm có tác dụng để giúp khách hàng phân biệt được
sản phẩm của doanh nghiệp với các sản phẩm cùng loại.
Nhãn hiệu có các bộ phận cơ bản là:
Tên nhãn hiệu
Tên nhãn hiệu là một bộ phận của nhãn hiệu có thể đọc lên được. Tên cần phải dễ đọc,
dễ nhớ, tạo hàm ý về chất lượng, lợi ích của sản phẩm và phân biệt với các sản phẩm khác. Ví
dụ: nhãn hiệu dụng cụ cầm tay Craftman (người khéo tay), nước khoáng “La vie” (cuộc
sống), kem đánh răng “Close-up” (gần nhau lại), xe máy “Dream” (giấc mơ)… Dấu hiệu của nhãn hiệu
Dấu hiệu của nhãn hiệu là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết nhưng không đọc lên được. Dấu hiệu bao gồm hình vẽ, biểu tượng, mầu sắc, kiểu chữ cách điệu…).
Nhãn hiệu được đăng ký
Nhãn hiệu được đăng ký là toàn bộ nhãn hiệu hay một phần của nhãn hiệu được đăng
ký bảo hộ tại cơ quan quản lý nhãn hiệu để được bảo vệ về pháp lý. Tên nhãn hiệu được đăng
ký thường có chữ R (registered) ở bên cạnh, ví dụ: NEM® (nhãn hiệu thời trang NEM đã
được đăng ký).
Quyền tác giả
Là quyền của tác giả đối với một tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học hay phần
mềm mà bất kỳ ai muốn sử dụng (sao chụp, in lại, trình diễn…) đều phải được phép của tác
giả. Dấu hiệu © cho biết quyền tác giả (tác giả đã đăng ký bản quyền cho sản phẩm của
mình).