Ước tính cầu tương la

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MARKETING CĂN BẢN Hệ đại học – Ngành QTKD (Trang 66)

B i= 0.5yi + 0.3 ri +0.2 p

5.1.3. Ước tính cầu tương la

Dự báo cầu tương lai giúp lập các kế hoạch dài hạn, tiên đoán lượng tiêu thụ, lựa chọn

thị trường mục tiêu, do đó nó trở thành yếu tố then chốt cho sự thành công của doanh nghiệp.

Khi dự báo thị trường, để giảm thiểu những sai sót người ta thường tiến hành thông

qua ba giai đoạn:

 Dự báo vĩ mô: thực hiện dựa trên những dự đoán về: tình trạng lạm phát, thất nghiệp,

lãi suất, chi tiêu của người tiêu dùng, đầu tư, GDP...

 Dự báo mức tiêu thụ ngành: Các số liệu vĩ mô gắn liền với các dữ kiện của môi trường ngành

 Dự báo mức tiêu thụ của doanh nghiệp: sau khi dự báo mức tiêu thụ ngành của các

doanh nghiệp sẽ suy ra mức tiêu thụ của mình dựa vào thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ theo đuổi.

Các phương pháp dự báo cầu:để dự báo cầu tương lai, người ta có thể sử dụng các phương pháp sau:

 Thăm dò ýđịnh người mua: thông qua điều tra, phỏng vấn khách hàng để xác định xác

suất mua, tình cảm và mức tín nhiệm của họ, từ đó xác định được mức tiêu thụ của họ trong tương lai. Phương pháp này đòi hỏi phải có người có chuyên môn nghiên cứu

Marketing.

 Tổng hợp ý kiến của lực lượng bán hàng: dựa trên dự báo của các đại diện bán hàng về

mức tiêu thụ của khách hàng hiện có và khách hàng tiềm năng. Trong nhiều trường

hợp dự báo của lực lượng bán hàng có độ chính xác cao. Tuy nhiên, số liệu lực lượng

bán hàng cung cấp chưa hẳn đã chính xác do : đại diện bán hàng không nắm được

thông tin về môi trường vĩ mô, hoặc do tính toán chủ quan của họ.

 Các phương pháp khác: thu thập thông tin từ các nguồn nhưu chuyên gia, hiệp hội thương mại, người cung ứng, số liệu các doanh nghiệp làm dịch vụ môi giới, tư vấn.

Chương 5: Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vịthị trường

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MARKETING CĂN BẢN Hệ đại học – Ngành QTKD (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)