NHỮNG QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TỪNG CÔNG CỤ XÚC TIẾN HỖN HỢP

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MARKETING CĂN BẢN Hệ đại học – Ngành QTKD (Trang 155)

CHƯƠNG 10: CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ XÚC TIẾN HỖN HỢP 10.1 KHÁI QUÁT V Ề XÚC TIẾN HỖN HỢP (TRUYỀN THÔNG MARKETING)

10.4. NHỮNG QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TỪNG CÔNG CỤ XÚC TIẾN HỖN HỢP

truyền thông được đềcập và mức chi phí giành cho nó.

Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này, người làm Marketing phải lưuý:

 Phải giữ mức độ hợp lý giữa ngân sách Marketing chung và ngân sách của hoạt động truyền thông.

 Khi quyết định mức ngân sách truyền thông phải chú ý tới tính chất của loại sản

phẩm và vị trí của nó trong chu lỳ sống của sản phẩm trên thị trường

Phương pháp theo khả năng

Theo phương pháp này, doanh nghiệp có khả năng đến đâu thì quyết định mức ngân

sách giành cho truyền thông đến đó.

Ưu điểm của phươngpháp này là doanh nghiệp chủ động trong việc xác định chi phí

giành cho truyền thông

Nhược điểm của phương pháp là doanh nghiệp không chú ý đến tác động của truyền thông đối với lượng hàng hóa tiêu thụ, doanh số bán. Ngân sách không ổn định hàng năm do đógây trở ngại cho các chiến lược dài hạn về thị trường.

10.4. NHỮNG QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TỪNG CÔNG CỤ XÚC TIẾN HỖNHỢP HỢP

10.4.1. Quảng cáo

Quảng cáo là công cụ có tính chất chiến lược để đạt được hoặc duy trì một lợi thế cạnh

tranh trên thị trường (đầu tư cho quảng cáo có thể coi là đầu tư dài hạn). Quảng cáo là một

công cụ truyền thông sử dụng khá phổ biến, nó giúp doanh nghiệp truyền tin về hàng hóa, dịch vụ, uy tín hìnhảnh của doanh nghiệp đến với khách hàng mục tiêu.

Các quyết định cơ bản trong hoạt động quảng cáo được nêu dưới đây:

10.4.1.a. Xác định mục tiêu quảng cáo

Mục tiêu của quảng cáo phải xuất phát từ quyết định thị trường mục tiêu, về định vị

sản phẩm và hoạt độngMarketing hỗn hợpcủa doanh nghiệp

Tùy từng điều kiện mà doanh nghiệp có cácmục tiêu quảng cáo khác nhau. Tuy nhiên, quảng cáo là một bộ phận trong hỗn hợp truyền thông do đó mục tiêu của nó còn tùy thuộc

vào yêu cầu của hỗn hợp truyền thông.

Các mục tiêu cụ thể mà quảng cáo thường hướng tới là:

 Tăng lượng bán trên thị trườngtruyền thống  Mở ra thị trường mới

 Giới thiệu sản phẩm mới

 Xây dựng và củng cố uy tín của nhãn hiệu hàng hóa và uy tín của doanh nghiệp. Căn cứ vào mong muốn của doanh nghiệp là thông tin, thuyết phục hay nhắc nhở, người ta có thể xác lập các mục tiêu quảng cáo khác nhau:

 Quảng cáo thông tin dùng nhiều trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống sản phẩm với

mục tiêu tạo nhu cầu ban đầu.

 Quảng cáo thuyết phục có vai trò quan trọng trong cạnh tranh khi mục tiêu của

doanh nghiệp là tăng nhu cầu

 Quảng cáo nhắc nhở có vai trò quan trọng trong giai đoạn trưởng thành của sản

phẩm (chín muồi) nhằm mục tiêu duy trì khách hàng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MARKETING CĂN BẢN Hệ đại học – Ngành QTKD (Trang 155)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)