Xây dựng tổng ngân sách dành cho xúc tiến

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến dịch vụ bổ sung của các khách sạn Sofitel thuộc tập đoàn Accor tại Hà Nội (Trang 26)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.2.5. Xây dựng tổng ngân sách dành cho xúc tiến

Tổng ngân sách dành cho xúc tiến dịch vụ bổ sung đƣợc xây dựng theo nhiều phƣơng pháp và căn cứ vào các kế hoạch cụ thể mà từng khách sạn hoặc tập đoàn khách sạn đƣa ra. Thông thƣờng ngân sách dành cho xúc tiến của các dịch vụ bổ sung trong khách sạn không đƣợc xác định rõ ràng bởi lẽ đây là các dịch vụ luôn phải đi sau các dịch vụ chính (do tâm lý của con ngƣời thƣờng phải thỏa mãn những nhu cầu chủ yếu mới tới nhu cầu thứ yếu).

Phƣơng pháp xây dựng tổng ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến căn cứ theo doanh thu đạt đƣợc hàng năm nhƣ sau: thông thƣờng các khách sạn sử dụng ngân sách cho hoạt động xúc tiến dịch vụ bổ sung không vƣợt quá 10%-20% tổng ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến các dịch vụ nói chung. Ngân sách mà các khách sạn đƣa ra để áp dụng cho hoạt động xúc tiến các dịch vụ trong khách sạn cũng không vƣợt quá 20% doanh thu của khách sạn. Đây vốn là vấn đề mà hầu hết các khách sạn vẫn hay áp dụng để giảm bớt chi phí dành cho quảng cáo và quan hệ công chúng khi áp dụng ngân sách cho hoạt động xúc tiến toàn bộ các dịch vụ thay vì tách riêng từng dịch vụ. Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của tác giả, khách sạn cần liệt kê rõ ràng tổng doanh thu của các dịch vụ bổ sung và dựa vào đó phân tích theo tỷ lệ phần trăm trên doanh số bán, áp dụng phƣơng pháp cân bằng cạnh tranh với phƣơng pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ phải hoàn thành để trích ra khoảng không vƣợt quá 10% dành cho vấn đề xúc tiến các dịch vụ bổ sung, nhƣng không phải tách rời xúc tiến các dịch vụ bổ sung với các dịch vụ chính mà cần phải nghiên cứu cho hợp lý để đƣa ra quyết định có nên kết hợp xúc tiến dịch vụ bổ sung và dịch vụ chính trong các trƣờng hợp cụ thể.

Ngân sách xúc tiến cho các khách sạn còn đƣợc xây dựng căn cứ vào các chƣơng trình xúc tiến mục tiêu theo thời điểm, theo sự kiện, theo tháng, quý hoặc năm. Những chƣơng trình xúc tiến mục tiêu này có thể sẽ chiếm nhiều ngân sách hơn so với

Nguyễn Thị Bích Phượng Cao học Du lịch 8

23

tổng ngân sách chung áp dụng cho toàn bộ các dịch vụ. Bởi vậy các khách sạn cần phải liệt kê rõ ràng những chƣơng trình mục sẽ thực hiện trong một giai đoạn nhất định để ƣớc lƣợng ngân sách xúc tiến cho các giai đoạn kế tiếp.

Ngoài ra phƣơng pháp xây dựng tổng ngân sách cho hoạt động xúc tiến còn đƣợc căn cứ theo kế hoạch của từng khách sạn. Ví dụ trong mùa thấp điểm khách sạn muốn dành nhiều ngân sách cho các hoạt động xúc tiến nhằm thu hút những đối tƣợng khách sử dụng dịch vụ lƣu trú không theo mùa du lịch nhƣ đối tƣợng khách hội nghị, hội thảo, tiệc cƣới,… Hoặc khách sạn muốn kéo thêm thị trƣờng khách vốn không phải điểm mạnh của khách sạn nhƣng khách sạn nhận thấy đây sẽ là đối tƣợng khách hàng tiềm năng sẽ sử dụng nhiều dịch vụ trong khách sạn.

Một phần của tài liệu Hoạt động xúc tiến dịch vụ bổ sung của các khách sạn Sofitel thuộc tập đoàn Accor tại Hà Nội (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)