100 94.3 97.0 Đuổi người có HIV/AIDS ra khỏi nhà 95.3 92
3.2.2.3. Hành vi của cộng đồng với người có HIV/AIDS theo thời gian 1 Hành vi của nhóm vị thành niên thanh niên
3.2.2.3.1. Hành vi của nhóm vị thành niên thanh niên
Như đã trình bày trong các phần trên, hai thôn tham gia khảo sát trong nghiên cứu của tác giả là hai thôn đã được triển khai dự án “Giới và phòng chống HIV/AIDS” do CGFED triển khai. Dự án mỗi năm đều có những khảo sát, đánh giá tiến độ, tình hình thực hiện cũng như hiệu quả mà dự án đã mang lại. Các khảo sát đều được tách ra thành 3 nhóm đối tượng đánh giá chính đó là vị thành niên – thanh niên, các bậc cha mẹ, người lớn tuổi và các cán bộ dự án tại địa phương cũng như cán bộ địa phương. Riêng với nhóm vị thành niên thanh niên, mẫu khảo sát là 164 đối tượng, trong đó xã Yên Hồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định là 42 đối tượng. So sánh với nghiên cứu của tác giả, quy mô mẫu của nghiên cứu trên nhỏ hơn rất nhiều, tuy nhiên, vẫn có thể đảm bảo tính đại diện tối thiểu trên 30 mẫu. Trước cùng một câu hỏi như nhau “Nếu một người có HIV/AIDS bán đồ ăn thức uống, bạn có mua những thứ họ bán không?” thì giữa 2 lần khảo sát, câu trả lời nhận được là tương đối khác nhau.
Biểu 3.3: So sánh hành vi của VTN-TN với người có HIV/AIDS bán đồ ăn từ 2010 - 2012
(Nguồn số liệu năm 2010: Dự án “Giới và phòng chống HIV/AIDS”)
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, có sự khác biệt rõ rệt về hành vi của nhóm vị thành niên – thanh niên với người có HIV/AIDS theo thời gian. Sự thay đổi ở đây
79
được đánh giá là sự thay đổi theo xu hướng tích cực mặc dù số người trả lời “không” và số người trả lời “có” đều tăng cao. Có một điều lý thú ở đây đó là, khi tiến hành khảo sát vào năm 2010 thì số lượng người chọn phương án “khó trả lời” là rất cao: 40.5%, chiếm gần một nửa số người được hỏi, trong khi đó, sang đến năm 2012 thì số lượng câu trả lời mang tính phân vân, lưỡng lự như thế này giảm xuống còn rất thấp, chỉ còn 5.5%. Như vậy, khoảng thời gian 2 năm đã khiến cho một số lượng lớn những người chưa biết xử lý thế nào trước một tình huống một người có HIV bán đồ ăn, thì nay họ đã xác định được một cách dứt khoát giữa “có” và “không”. Rất đáng mừng là con số chọn “có” tăng mạnh hơn con số chọn “không” rất nhiều. Nếu như năm 2010 chỉ có 52.4% số người trả lời “có” mua đồ ăn do người có HIV bán thì đến nay, con số này đã tăng lên thành 78.4%, tăng 26%. Tuy nhiên, số lượng người chọn phương án không mua cũng tăng đáng kể 7.1% năm 2010 so với 16.1% năm 2012, con số chênh lệch là 9%. Như vậy, qua thời gian, khi kiến thức được củng cố thêm nhiều, cũng tương đương với việc thái độ có thời gian, điều kiện để củng cố, lặp lại và duy trì thành hành vi thì số lượng người còn mơ hồ, lưỡng lự trước HIV cũng đã giảm đi rất nhiều, số người có hành vi tích cực cũng gia tăng theo đó, đây là một tín hiệu đáng mừng của công cuộc phòng chống HIV/AIDS ở địa phương. Mặc dù vậy, vẫn cần phải hết sức quan tâm, lưu ý và có những phong trào, chiến dịch, sinh hoạt địa phương nhằm khiến cho những người còn có cái nhìn thiếu thiện cảm về HIV/AIDS thay đổi hành vi của mình.