theo địa bàn
Cao Bồ và An Lộc Hạ là hai thôn có những trường hợp nhiễm HIV cụ thể. Tại An Lộc Hạ, ngay từ những năm 2004 đã có trường hợp là một giáo viên nhiễm HIV từ chồng, hiện nay chị vẫn còn sống nhưng đã chuyển tới địa phương khác sống và làm việc. Tại thôn Cao Bồ có hai vợ chồng mắc HIV, vợ nhiễm HIV từ chồng và chồng nhiễm HIV do nghiện chích ma túy. Liệu có sự khác nhau hay không giữa hai thôn trên trong việc nhận thức của người dân về vấn đề việc làm của người có HIV khi mà vị trí địa lý và điều kiện kinh tế xã hội cũng như điều kiện tự nhiên, đặc thù vùng miền là hoàn toàn tương đồng? Bảng số liệu dưới đây sẽ cho biết kết quả.
52
Bảng 2.5: Nhận thức của người dân thôn An Lộc Hạ và Cao Bồ về vấn đề việc làm của người có HIV/AIDS
Theo anh/chị, người có HIV/AIDS không nên
làm những nghề gì sau đây? Câu trả lời đúng An Lộc Hạ Cao Bồ Giáo viên 215 99.5% 192 98.5% Các dịch vụ y tế, phẫu thuật có tiếp xúc trực
tiếp với máu và dịch sinh học của người.
215 99.5% 99.5% 190 97.4% Bán hàng ăn uống 212 98.1% 181 92.8% Cán bộ nhà nước 195 90.3% 168 86.2% Bộ đội, công an, an ninh quốc phòng 199
92.1% 169 169 86.7% Thợ cắt tóc 151 69.9% 80 41.0%
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, nhận thức của người dân về vấn đề việc làm của người có HIV có sự khác biệt giữa hai thôn Cao Bồ và An Lộc Hạ, tuy nhiên sự khác biệt này không lớn. Ở hầu hết các phương án người dân ở thôn An Lộc Hạ có nhận thức tốt hơn một chút, tuy nhiên, nhận thức của người dân cả hai đều là tương đối tốt. 90.3% ý kiến của người dân ở thôn An Lộc Hạ cho rằng người có HIV thì vẫn có thể làm các công việc như cán bộ nhà nước, bộ đội, công an, an ninh quốc phòng (92.1%), trong khi đó ở Cao Bồ thì con số này thấp hơn, lần lượt là 86.2% và 86.7%. Những người dân ở An Lộc Hạ cũng tỏ ra tích cực và cởi mở hơn ở Cao Bồ trong việc ủng hộ người có HIV làm nghề bán hàng ăn uống với tỷ lệ gần như tuyệt đối: 98.1%, trong khi đó ở Cao Bồ. Đặc biệt, sự khác biệt thể hiện rõ nhất trong câu hỏi liên quan đến nghề cắt tóc. Ở cả hai thôn, số lượng người cho rằng người có HIV không nên làm nghề cắt tóc là rất cao và người dân ở Cao Bồ tỏ ra khó tính và có cái nhìn tiêu cực hơn trong vấn đề này. Chỉ có 41% số người được hỏi ở Cao Bồ cho rằng người có HIV thì vẫn nên làm nghề cắt tóc, tức là chưa đến một nửa số người được hỏi đồng ý, gần 60% còn lại cảm thấy không tin tưởng khi người có HIV cắt tóc. Ở An Lộc Hạ, số lượng người tỏ ra tích cực, cởi mở với
53
người có HIV làm cắt tóc cao hơn nhiều, cao hơn ở Cao Bồ gần 30%. Ở Cao Bồ và An Lộc Hạ đều có những trường hợp nhiễm HIV thực tế nhưng trường hợp ở An Lộc Hạ xuất hiện sớm hơn nhiều so với ở Cao Bồ. Ở An Lộc Hạ, người nhiễm HIV được phát hiện khi mà nhận thức của người dân ở đây còn rất thấp, kể cả nhận thức về đường lây nhiễm cũng như quyền của người có HIV/AIDS. Người có HIV lại đang là một giáo viên, phải đối mặt với sự kỳ thị không chỉ từ cộng đồng làng xóm mà ngay cả họ hàng, gia đình bên chồng, những người thân quen ruột thịt xa lánh, phân biệt đối xử mà ngay cả nơi làm việc cũng có thái độ kỳ thị, thậm chí yêu cầu nghỉ việc. Có lẽ chính vì có những tình huống thực tế của cuộc sống như thế mà người dân An Lộc Hạ có những hiểu biết thiết thực hơn hơn liên quan đến quyền được làm việc của người có HIV/AIDS.
Tóm lại, nhận thức của cộng đồng về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS là tương đối tốt. Trong đó, tốt nhất là nhận thức về các đường lây truyền và không lây truyền HIV/AIDS. Nhận thức về quyền và nghĩa vụ của người có HIV/AIDS chưa tốt, và không có nhiều sự khác biệt trong nhận thức giữa nam giới và nữ giới trong vấn đề này. Mặc dù cả cha mẹ và vị thành niên thanh niên đều có nhận thức tốt về các con đường lây nhiễm HIV/AIDS, nhưng nhóm cha mẹ là những người có các phương án trả lời tốt hơn so với vị thành niên thanh niên. Nhận thức về các vấn đề liên quan đến việc làm của người có HIV/AIDS chưa được người dân hiểu biết một cách toàn diện, tích cực. Còn tồn tại nhiều ý kiến mang tính tiêu cực, hiểu sai và thiếu kiến thức về quyền làm việc của người có HIV/AIDS. Nhận thức của người dân về vấn đề việc làm của người có HIV có sự khác biệt giữa hai thôn Cao Bồ và An Lộc Hạ, trong đó người dân An Lộc Hạ tỏ ra có nhận thức tốt hơn trong vấn đề này.
54
Chương 3. THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ HIV/AIDS 3.1. Thái độ của cộng đồng với người có HIV/AIDS