Hành vi của nhóm cha mẹ, người lớn tuổ

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 86 - 88)

100 94.3 97.0 Đuổi người có HIV/AIDS ra khỏi nhà 95.3 92

3.2.2.3.2. Hành vi của nhóm cha mẹ, người lớn tuổ

Với nhóm đối tượng là các bậc cha mẹ và người lớn tuổi, sự thay đổi này cũng diễn ra theo chiều hướng tương tự như của vị thành niên thanh niên nhưng có thể nhận thấy rằng, hành vi của các bậc cha mẹ và người lớn tuổi tích cực hơn so với vị thành niên thanh niên. Biểu đồ dưới đây so sánh về sự thay đổi hành vi giữa năm 2010 và 2012. Tuy nhiên, cũng cần phải giải thích rằng, đây là sự so sánh không mấy cân bằng bởi dung lượng mẫu của hai khảo sát là có sự chênh lệch lớn. Bảng dưới đây là kết quả của câu hỏi: “Nếu một người có HIV/AIDS bán đồ ăn thức uống, bạn có mua những thứ họ bán không?” dành cho đối tượng là các bậc cha mẹ, người lớn tuổi.

80

Biểu 3.4: So sánh hành vi của nhóm cha mẹ với người có HIV/AIDS bán đồ ăn từ 2010 - 2012

(Nguồn số liệu năm 2010: Dự án “Giới và phòng chống HIV/AIDS”)

Biểu đồ trên cho thấy hai điều cơ bản: Thứ nhất, nhận thức cũng như thái độ và hành vi của nhóm đối tượng là các bậc cha mẹ rất tốt. Trước câu hỏi tương tự như của nhóm vị thành niên thanh niên đã nói ở trên, năm 2010 đã có 80.6% số người trả lời “có” và tăng lên thành 94.8% vào năm 2012. Số lượng người phân vân khó trả lời cũng giảm đi hẳn, chỉ còn 1.9% so với năm 2010 là 9.7%, đặc biệt, khác với nhóm vị thành niên thanh niên ở trên, số lượng người trả lời “không” ở nhóm đối tượng cha mẹ, người lớn tuổi này cũng giảm đi rất nhiều, chỉ còn 3.3% so với con số năm 2010 là 9.7%. Như vậy, qua thời gian, hành vi của nhóm cha mẹ, người lớn tuổi có những chuyển biến tích cực rõ rệt, đây là một điều kiện thuận lợi cho phong trào chống kỳ thị và phân biệt với người có HIV ở địa phương này, bởi trẻ em sẽ được giáo dục và có những nhận thức đúng đắn không chỉ trên trường lớp, trên các phương tiện truyền thông, trong cộng đồng mà ngay ở gia đình.

“Hội thảo xây dựng kế hoạch hành động về phòng chống HIV/AIDS của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2020” diễn ra hôm 22/12/2011 xác định: Học sinh, sinh viên là lực lượng lớn cần được tuyên truyền giáo dục thay đổi nhận thức, thái độ, hiểu kiến thức về HIV/AIDS, đặc biệt là tránh thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV/AIDS. Đồng thời, hội thảo cũng đưa ra mục tiêu: Đến năm 2015, sẽ có khoảng 70% học sinh, sinh viên nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, được trang bị đầy đủ về phòng, chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, 70% cán bộ giáo

81

viên, cán bộ y tế trường học và cán bộ quản lý ở các cấp học nâng cao nhận thức, trang bị kỹ năng và phương pháp giảng dạy lồng ghép về giáo dục phòng, chống HIV/AIDS; phụ huynh học sinh nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, nhất là thay đổi hành vi kỳ thị với những người nhiễm HIV/AIDS. Tiến tới năm 2020, đạt 100% học sinh, sinh viên, giáo viên và bậc cha mẹ thay đổi nhận thức và hành vi phòng, chống HIV/AIDS [41]. Hội thảo cũng chỉ ra rằng nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa nhận thức đúng đắn về cách phòng chống HIV/AIDS, dẫn đến nhận thức của con em họ cũng sai lệch. Do đó, việc tuyên truyền cho các bậc cha mẹ hiểu và nhận thức đúng đắn về phòng chống HIV/AIDS là một trong những vấn đề quan trọng cần được các nhà trường phối hợp với các bộ ban ngành có phương pháp tuyên truyền đến đối tượng này.

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)