Thực trạng nhận thức của cộng đồng về vấn đề việc làm của người có HIV/AIDS

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 54 - 58)

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cộng đồng về vấn đề việc làm của người có HIV/AIDS HIV/AIDS

Bộ quy tắc thực hành của ILO đối với HIV/AIDS và thế giới lao động là sản phẩm của sự phối hợp giữa ILO với ba đối tác hợp thành tổ chức, cũng như sự hợp tác của các đối tác quốc tế của tổ chức. ILO đã đưa ra những hướng dẫn thực hành vô giá cho các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức của người sử dụng lao động và lao động, các đối tác xã hội khác, giúp họ đề ra và thực hiện các chính sách phù hợp đối với nơi làm việc, các chương trình phòng ngừa, chăm sóc, và xác lập các chiến lược hướng tới người lao động trong khu vực không chính thức. Đây là sự đóng góp quan trọng của ILO cho nỗ lực toàn cầu chống HIV/AIDS.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật Việt Nam được đề cập đến trong Mục 1, Thông tư liên tịch số 29/2000/TTLT-BLĐTBXH-BYT của Bộ lao động Thương binh và Xã hội – Bộ y tế ngày 28 tháng 12 năm 2000 quy định Danh mục nghề, công việc người bị nhiễm HIV-AIDS không được làm gồm có các việc sau: (1) Các dịch vụ y tế có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của cơ thể người; (2) Các dịch vụ phẫu thuật chỉnh hình, dịch vụ thẩm mỹ có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của cơ thể người. Trong đó, thông tư cũng quy định rõ về trách nhiệm của người sử dụng lao động là: người sử dụng lao động phải bố trí người lao động bị nhiễm HIV/AIDS sang làm công việc khác phù hợp hoặc đào tạo lại nghề khác cho người lao động bị nhiễm HIV/AIDS; Không được cho thôi việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, không được có hành vi phân biệt đối xử với người lao động bị nhiễm HIV/AIDS; Đồng thời phải đảm bảo các quyền lợi về tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ chính sách khác cho người bị nhiễm HIV/AIDS theo quy định của pháp luật; Và phải giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV/AIDS dương tính của người lao động[4].

Trong nghiên cứu, tác giả có đưa ra một câu hỏi đánh giá kiến thức liên quan đến những ngành nghề mà người có HIV “không nên làm”. Biểu đồ dưới đây thể hiện những kết quả đó.

48

Biểu 2.2: Nhận định của người dân về những nghề mà người có HIV/AIDS không nên làm

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, nhận thức của cộng đồng về vấn đề việc làm của người có HIV/AIDS chưa thực sự cao hoặc vẫn còn tồn tại sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người có HIV trong công việc. Như vậy trong danh mục nghề mà câu hỏi

“Người có HIV/AIDS không nên làm những nghề gì sau đây?” đặt ra trong phiếu khảo sát thì chỉ có nghề liên quan đến Các dịch vụ y tế, phẫu thuật có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của cơ thể người là người có HIV không được làm. Ngoài ra, các nghề khác như giáo viên, cán bộ nhà nước, bán hàng ăn uống, thợ cắt tóc hay bộ đội, công an, an ninh quốc phòng người có HIV hoàn toàn có thể đảm nhiệm như người không có HIV theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ trên ta thấy, tỷ lệ người thiếu kiến thức hoặc có kiến thức chưa đầy đủ về quyền của người có HIV trong lao động việc làm là tương đối cao. Mặc dù có tới 98.5% người được hỏi trả lời đúng về phương án người có HIV không nên làm các công việc liên quan đến các dịch vụ y tế, phẫu thuật có tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh học của cơ thể người nhưng cũng có tới 43.8% người trong cuộc khảo sát trả lời “Người có HIV/AIDS không nên làm thợ cắt tóc”. Đây là một con số rất đáng báo động về cả nhận thức và sự kỳ thị phân biệt đối xử với người có

49

HIV/AIDS. Một ý kiến trong phỏng vấn sâu là một dẫn chứng cụ thể cho vấn đề này:

Đặc biệt, các số liệu ở khảo sát còn cho thấy, có một số lượng cũng không nhỏ người trả lời chưa có nhận thức đúng về những nghề nghiệp dành cho người có HIV ở các lĩnh vực công việc khác. Có tới 11.7% (48 ý kiến) cho rằng người có

H: Theo chú thì một người có HIV có nên làm nghề cắt tóc không? Và liệu chú có sẵn sàng cắt tóc ở một hiệu tóc mà chú biết là người cắt tóc đó có HIV không?

Đ: Cái này thì cũng tùy trường hợp, nhưng tôi nghĩ đa phần là không. Mà cụ thể là tôi thì tôi không vào cắt. Cái này có hai nguyên nhân, thứ nhất là, nếu người ta đã xác định là người có HIV thì tự người ta cũng xác định không nên làm nghề cắt tóc, vì nếu mở ra thì liệu có khách hàng không? Đấy là cứ phải tính đến trường hợp đó, kể cả là có khách hàng đi, thì cũng không nhiều. Làm nghề mà không có khách thì làm làm gì? Đấy là xét đến yếu tố kinh tế, cũng là mình đặt vào địa vị người ta mà nghĩ cho người ta thôi. Thứ hai, là xét đến yếu tố rủi ro. Nghề cắt tóc thì liên quan nhiều đến dao kéo cô cũng biết rồi đấy. Mà HIV thì lây qua 3 con đường chính, trong đó có đường máu. Ngay cả một thợ cắt tóc bình thường cũng rất hay bị sơ sểnh, quá một tý thôi là lẹm vào tai con nhà người ta ngay. Đành rằng là mỗi người cắt tóc một con dao tem, nhưng cũng có lúc quên chứ, sơ sểnh ra đấy không may lại là vào mình thì sao? Đây là không phải do kỳ thị gì đâu, nhưng tóm lại là cứ an toàn là trên hết. Người có HIV làm nghề xe ôm, bán hàng ăn uống hay giáo viên vân vân, thoải mái. Nhưng cắt tóc thì tôi nghĩ là không nên làm.

50

HIV không nên làm cán bộ nhà nước; một tỷ lệ cũng gần tương đương (10.5%) cho rằng người có HIV không nên làm bộ đội, công an, an ninh quốc phòng; 4.4% có ý kiến tương tự về nghề bán hàng ăn uống và 1% trong nghề giáo viên. Nguyên nhân của kỳ thị có thể xuất phát từ thiếu hiểu biết, cũng có thể không. Như trường hợp phỏng vấn sâu ở trên, người được hỏi có tương đối đầy đủ kiến thức về HIV/AIDS, về đường lây, về quyền, trách nhiệm... của người có HIV nhưng vẫn tồn tại đâu đó thái độ phân biệt đối xử, vẫn cho rằng người có HIV thì không nên làm nghề này nghề kia. Tuy nhiên với các nghề như: Giáo viên, cán bộ nhà nước, bộ đội, công an, an ninh quốc phòng... thì có thể xuất phát từ sự thiếu hiểu biết pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ dành cho người có HIV, nhiều người vẫn lầm tưởng rằng, có quy định của nhà nước là người có HIV không được làm một số công việc tương đối là có địa vị như làm trong bộ máy nhà nước.

Nghiên cứu định tính về sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS do Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) và Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Phụ nữ (ICRW) hợp tác tiến hành với kinh phí do USAID và Chương trình Hành động Tiến bộ GlaxoSmithKline được tiến hành trong thời gian từ tháng 8/2002 đến tháng 1/2004 tại các thành phố Cần Thơ và Hải Phòng ở Việt Nam, bao gồm các cuộc phỏng vấn sâu 250 người tham gia. Nghiên cứu chỉ ra rằng: (i) Sự kỳ thị và phân biệt đối xử có liên quan đến HIV/AIDS là khá phổ biến trong xã hội và

H: Theo cô thì người có HIV có được làm những công việc như là cán bộ nhà nước, giáo viên, bộ đội, công an, an ninh quốc phòng không?

Đ: Chắc là không chứ hở? Bởi vì là tôi nghĩ thế này, khi mà xin việc vào nhà nước thì anh bao giờ cũng phải có một bộ hồ sơ rất là đầy đủ, trong đó có giấy khám sức khỏe. Có nhiều anh đi khám sức khỏe thì mới biết mình có HIV đấy, chắc là không được đâu. Người bình thường còn khó mà xin vào làm được nữa là người có HIV.

51

tại nơi làm việc; (ii) Việc xoá bỏ chúng cần phải được giải quyết ở ngay chỗ làm việc và bên ngoài chỗ làm việc [11]. Mặc dù mọi người trong cộng đồng đều có các hiểu biết chung về các con đường lây nhiễm HIV, nhưng do còn có điểm chưa rõ nên vẫn sợ bị lây nhiễm HIV qua tiếp xúc hàng ngày với những người bị nhiễm bệnh. Chính điều này đã khiến mọi người có các hành động không cần thiết và thông thường mang tính kỳ thị mà họ cho rằng là để ngăn ngừa sự lây nhiễm của căn bệnh này. Sự kỳ thị liên quan đến HIV có xuất phát từ một thực tế là trong tâm trí của tất cả mọi người trong cộng đồng, kể cả các cán bộ lãnh đạo và cán bộ y tế, HIV và AIDS luôn gắn liền với ma tuý và mại dâm, là các tệ nạn xã hội. Đối với những người tiêm chích ma tuý, sự kỳ thị còn mang tính phức tạp riêng, do họ luôn bị coi là những kẻ chỉ “ăn chơi sa đoạ” chứ không đóng góp gì cho xã hội. Do vậy luôn có sự xét đoán đối với những người đã bị nhiễm HIV, cho rằng họ nhiễm căn bệnh này do lối sống không lành mạnh và gây thiệt hại cho cả gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu Sự kỳ thị của cộng đồng với người có HIV AIDS ở khu vực nông thôn Việt Nam (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)